Nên coi AMR như đại dịch Covid -19
Nghiên cứu trên gần 49.000 bệnh nhân, được công bố trên tạp chí The Lancet Microbe, cho thấy phần lớn bệnh nhân được cho dùng kháng sinh mặc dù không bị nhiễm vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu cho biết chứng ho khan liên quan đến virus SAR-CoV-2 khiến việc lấy mẫu đờm trở nên khó khăn và các nhân viên y tế không muốn lấy gạc sâu ở phổi vì sợ bị nhiễm trùng. Vì vậy, các bác sĩ đã chuyển sang dùng thuốc kháng sinh khi đối mặt với các lựa chọn điều trị hạn chế.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp kháng thuốc là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. Bà Dame Sally Davies, cựu giám đốc y tế của Anh và đặc phái viên của Anh về kháng kháng sinh, cho biết sự bùng nổ sử dụng kháng sinh là hệ quả của COVID-19 "có nguy cơ làm trầm trọng hơn và làm gia tăng. . . đại dịch AMR một cách âm thầm và từ từ".
Việc sử dụng rộng rãi các thuốc kháng vi khuẩn khi đại dịch khởi phát là kết quả của việc các bác sĩ tuân theo hướng dẫn dành cho bệnh nhân cúm khi họ phải vật lộn để điều trị bệnh với một loại virus mới. Virus cúm thông thường gây ra các bệnh nhiễm khuẩn thứ phát, có thể đe dọa đến tính mạng, và là một bệnh đường hô hấp có những điểm tương tự như virus SARS-CoV-2.
Nghiên cứu cho thấy trong số 8.649 bệnh nhân được xét nghiệm nhiễm trùng do vi khuẩn, khoảng 1/10 là dương tính. Tuy nhiên, 37% trong số 36.145 bệnh nhân COVID-19 được khám bởi bác sĩ đa khoa và 85% trong số 46.061 bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện đã được sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh.
Clark Russell, nhà lâm sàng vi sinh học tại Đại học Edinburgh và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, nếu xét đến số lượng người được điều trị trên khắp thế giới vì dịch COVID-19 thì điều đó là "thực sự quan trọng để có được cách sử dụng kháng sinh đúng cách, làm tất cả những gì chúng ta có thể làm để giảm các tác động tiềm ẩn lâu dài hơn đến việc kháng thuốc".
Nghiên cứu xem xét các bệnh nhân nhập viện trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 năm ngoái, vì vậy dữ liệu không bao gồm làn sóng thứ hai ở Anh, bắt đầu vào nửa cuối năm 2020 và có nhiều bệnh nhân nhập viện hơn so với đợt đầu tiên.
Nhưng nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng kháng sinh cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 năm ngoái trước khi nó bắt đầu giảm dần vào tháng 5.
Bác sĩ Antonia Ho, chuyên về truyền nhiễm tại Đại học Glasgow cho biết, một số yếu tố có thể đã "hạn chế" việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong đợt thứ hai, bao gồm các phương pháp điều trị COVID-19 mới và ít bệnh nhân bị bệnh nặng hơn phải đợi đến "phút cuối cùng mới đi đến bệnh viện".
Bà Davies nói rằng nếu các bác sĩ "lắng nghe dữ liệu khoa học", thì "việc tăng đột biến kinh hoàng" về kháng kháng sinh do làn sóng thứ hai tại Anh có thể tránh được. Nhưng bà đã lên tiếng báo động về tình hình ở các nước đang phát triển: "Ấn Độ thậm chí còn đáng sợ hơn những gì chúng ta đang phải đối mặt".
Vào tháng 5 vừa qua, Ấn Độ đã báo cáo một làn sóng các trường hợp "nấm đen" ở bệnh nhân COVID-19 do sử dụng quá nhiều thuốc steroid. Bà Davies cho biết: "Họ Không chỉ nhiễm loại nấm đen này, mà các bác sĩ Ấn Độ còn tiêm nhiều thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch và đường uống". Bà kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới "coi trọng AMR như dịch COVID-19", đồng thời nói thêm rằng họ nên "làm nhiều hơn nữa” để cải thiện việc giám sát kháng sinh và cung cấp các động lực cho các công ty dược phẩm để tạo ra kháng sinh mới, giá cả phải chăng.
Theo Cơ quan Y tế công England, tiêu thụ kháng sinh đã giảm trước đại dịch, từ 19,4 liều trên 1.000 dân mỗi ngày vào năm 2015 xuống còn 17,9 vào năm 2019. Tuy nhiên, số ca nhiễm trùng máu kháng kháng sinh ước tính do các loài vi khuẩn chính đã tăng 32% so với cùng kỳ.
Liên hợp quốc coi tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất ở quy mô toàn cầu và dự báo đến năm 2050, tình trạng này có thể dẫn tới 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Một số nghiên cứu thực hiện trong những năm gần đây đã cảnh báo về các nguy cơ từ việc kê quá liều kháng sinh và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính hơn 30% số đơn thuốc có kê kháng sinh dù không cần thiết. Trước đây từng có nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng kháng sinh với các liều lượng cao hơn có thể làm chậm tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại chưa đánh giá tác động của việc sử dụng kháng sinh với những liều lượng cao hơn tới sức khỏe tổng thể của vi sinh vật.
Để có câu trả lời cho vấn đề này, một đội ngũ các nhà nghiên cứu Anh và châu Âu đã tiến hành đánh giá phản ứng của một nhóm vi khuẩn E. coli với 3 dòng kháng sinh phổ biến, sử dụng ở các liều lượng khác nhau. Kết quả cho thấy việc dùng kháng sinh với liều lượng cao hơn làm giảm tốc độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn bản gốc. Tuy nhiên, mặt khác, việc làm này cũng khiến tốc độ sao chép của vi khuẩn gia tăng hay nói cách khác là đẩy nhanh tốc độ ra đời một chủng vi khuẩn mới có khả năng thích ứng cao hơn.
Theo các tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Royal Society Biology Letters, kết quả trên cho thấy việc tăng liều lượng kháng sinh có thể là "con dao 2 lưỡi" vì cuối cùng lại sinh ra một chủng vi khuẩn mới có khả năng kháng thuốc cao hơn. Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng cần đánh giá cả nguy cơ vi khuẩn biến đổi để thích nghi khi xem xét vấn đề kê liều lượng kháng sinh phù hợp.
Tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia Mato Lagator, từ Trường Khoa học vi sinh thuộc Đại học Manchester (Anh), cho rằng khi phát triển các loại thuốc mới, các hãng dược thường tập trung vào mục đích chủ yếu là hiệu quả đẩy lui tình trạng nhiễm khuẩn nhưng lại rất ít khi để ý tới khả năng loại vi khuẩn đó sẽ biến đổi để kháng thuốc và khả năng kháng thuốc của chủng vi khuẩn mới.
Chuyên gia này dẫn dự báo rằng đến năm 2050, các loại vi khuẩn kháng thuốc sẽ gây ra nhiều ca tử vong trên toàn cầu hơn cả bệnh ung thư, qua đó kêu gọi tiến hành thêm các nghiên cứu về tác động dài hạn của việc kê kháng sinh liều cao, đặc biệt là đối với việc tạo ra các thế hệ vi khuẩn mới.
Từ quan điểm cá nhân, chuyên gia Lagator khẳng định việc tăng liều lượng kháng sinh để nhanh khỏi bệnh mà không nghĩ tới hậu quả lâu dài sẽ dẫn tới rất nhiều hệ lụy.
Linh Đức
Các tin khác

Thảm họa mưa lớn và lở đất ở Brazil

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Từ sau 10/9, Đan Mạch không coi Covid-19 là mối nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội

Cảnh báo những biến thể mới của SARS-CoV-2

Vũ Hán dậy sóng vì Covid-19 trở lại

Hàng loạt đồ điện gia dụng nhà dân bị chập, cháy do Công ty Điện lực Nam Từ Liêm đấu nhầm pha

Hiệu quả của tiêm vaccine tại Mỹ

EU chính thức áp dụng thông hành điện tử Covid-19

Campuchia phát hiện số ca nhiễm mới cao chưa từng có
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Toàn văn diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư: Báo chí cách mạng Việt Nam phải tiếp tục vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vai trò tiên phong

Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tạp chí Sức khoẻ và Môi trường kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Vĩnh Phúc: Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và biểu dương người làm báo tiêu biểu

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
