Nghệ an: Làng sen nuôi chí lớn - Cầu truyền hình hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh
Với mong muốn tái hiện lại một giai đoạn gắn liền với sự ra đời của một nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa, lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Được sự đồng ý về mặt chủ trương của thường trực tỉnh Ủy, UBND hai tỉnh Nghệ An - Huế, Đài PTTH Nghệ An và Đài PTTH Thừa Thiên Huế đã quyết định tổ chức thực hiện cầu truyền hình Nghệ An – Huế với tựa đề “Làng Sen nuôi chí lớn” nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình được lên sóng vào 20h10’ tối ngày 8/5/2024 và được truyền hình trực tiếp trên sóng NTV, TRT, các nền tảng số của Đài PT-TH Nghệ An, Đài PT-TH Thừa Thiên Huế và nhiều Đài PT-TH trong cả nước.
Trong 79 mùa xuân, Bác Hồ có 10 năm sống tại quê nhà và 10 năm trên mảnh đất cố đô Huế, có hai lần Bác theo cha đến sống tại đây: Lần đầu từ năm 1895 - 1901 với cái tên Nguyễn Sinh Cung, lần hai từ năm 1906 - 1909, khi đã ở tuổi thanh niên và mang tên Nguyễn Tất Thành. Để tái hiện một cách chân thực, phù hợp với phong cách giản dị, những năm tháng thiếu thời lặng thầm của Bác tại Nam Đàn và cố đô Huế, sân khấu sẽ là thực cảnh được chọn tại hai điểm cầu là ngôi nhà tranh đơn sơ tại làng Hoàng Trù và trường chuyên Quốc học Huế.
Ngôi nhà tranh Hoàng Trù nới được chọn làm đầu cầu tại Nghệ An |
Là một chương trình truyền hình chính luận nghệ thuật, câu chuyện được kể bằng âm nhạc, những dữ liệu lịch sử, những hoạt cảnh nghệ thuật sinh động về Bác, về người mẹ Làng Sen, giao lưu trò chuyện với các nhà nghiên cứu tại những nơi Bác cất tiếng chào đời, sinh sống và học tập tại hai đầu cầu.
Với ba phân đoạn chính từ “Nếp nhà”, đến “Nỗi đau nước mất nhà tan” và cuối cùng là “Khởi đầu chí lớn”, mạch chuyện được liên kết chặt chẽ bằng hình ảnh, những luận cứ, nhận định lịch sử sẽ tái hiện khoảng thời gian từ cậu bé Nguyễn Sinh Cung đến người thanh niên yêu nước Nguyến Tất Thành. Đây là khoảng thời gian quan trọng trong ngọn nguồn tư tưởng cách mạng, những yếu tố tác động hình thành nên hoài bão để ngày 05-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Người bắt đầu một hành trình vạn dặm đầy gian khổ để quyết định vận mệnh của cả dân tộc.
“Dạ thưa cha! Con sắp lên đường đây ạ. Dù chưa hình dung được phía trước rồi sẽ thế nào, là vạn dặm, muôn muôn dặm, nhưng con nhất định phải đi và sẽ tìm được điều cần tìm”. – lời của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong đêm đầu tiên trên con tàu rời xa tổ Quốc.
Trường Quốc học Huế, nay là trường chuyên Quốc học Huế, nơi được chọn là đầu cầu ở Huế |
Thủa thiếu thời đầy gian khó
Trong suốt 40 năm, từ làng Sen đến quảng trường Ba Đình lịch sử, quãng thời gian 20 năm đầu đời từ quê hương Làng Sen đến với cố đô Huế là quãng thời gian bi thường nhất và cũng quan trọng nhất trong cuộc đời của lãnh tụ Hồ Chí Minh, mặc dù sau này, trên hành trình làm cánh mạng, dấu ấn của Người để lại khắp mọi miền nơi Bác từng đi qua. “Làng Sen nuôi chí lớn” chọn khai thác và tái hiện thủa ấu thơ và thời niên thiếu của Người ở Nghệ An và Huế.
Ngôi nhà số 112 (nay là 158 Mai Thúc Loan – Huế |
Chúng ta sẽ đến với những hình ảnh chân thực, giản dị, những nét văn hóa đặc trưng của người miền Trung mà Bác vẫn luôn gìn giữ: Nét văn hóa được hình thành dưới mái nhà tranh trong lời ru của người mẹ Hoàng Trù; Nếp sinh hoạt gia đình với những vật dụng đơn sơ ở làng Dương Nỗ và ngôi nhà số 112 (nay là 158 Mai Thúc Loan – Huế. Ở đây chúng ta sẽ được nghe những phân tích, lý giải của PGS.TS Chu Đức Tính – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, TS Nguyễn Thế Phúc – Trưởng khoa Lí luân Chính trị, đại học Khoa học Huế, về mối tường quan giữa mạch nguồn truyền thống và sự hình thành nhân cách một con người điển hình những năm đầu thế kỷ XX, về hành trình gian khổ, lận đận 2 lần theo cha vào Huế, về sự tảo tần của mẹ, những cơ cực của cha. Trong tận cùng gian khố là nỗi đau mất mẹ trong tiếng khóc khát sữa của em, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã thấm thía thân phân cùng khổ của người dân mất nước. “Nếp nhà” – Nơi Bác được nuôi dưỡng bằng truyền thống của gia đình, của dòng họ, bằng những đêm trăng nghe hát phường vải, những trưa hè cùng bạn bè trang lứa, sự yêu thương đùm bọc của xóm làng, đặc biệt lời “Nỗi đau nước mất nhà tan” đã kết tinh thành gốc rễ văn hóa bền chắc, nuôi dưỡng ý chí, tạo nên nhân cách Hồ Chí Minh vĩ đại.
Nhà lưu niệm bác hồ ở làng Dương Nỗ |
“Khởi nguồn chí lớn”
Nỗi đau mất mẹ hòa cùng nỗi đau mất nước, nỗi tủi nhục lầm than của người dân nô lệ, được khích lệ bởi gia đạo, truyền thống cách mạng của quê hương. “Khởi nguồn chí lớn” của người thanh niên Nguyễn Tất Thành được hình thành từ quãng thời gian trở về quê hường và lần thứ 2 quay trở lại học tại trường Quốc học Huế. Phần thứ 3 của chương trình có tựa đề: “Khởi nguồn chí lớn”, tái hiện giai đoạn Bác được tiếp xúc với các nhân sỹ yêu nước đó là các cụ Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thái Thân qua các cuộc đàm đạo của cha ở Làng Sen trong những năm từ 1901 – 1906. Đây là thời gian hình thành nên tư tưởng cánh mạng của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, lúc đó mới 11 tuổi.
Hình ảnh hoạt cảnh về nỗi đau mất mẹ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung trong đêm tổng duyệt. |
Trong phần này chúng ta sẽ gặp lại TS Nguyễn Thế Phúc, PGS.TS Hoàng Chí Hiếu - Phụ trách Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế. Đồng thời chúng ta đến với trường Quốc Học Huế, nới người thành niên Nguyến Tất Thành sơ khai được tiếp nhận hệ tư tưởng tiến bộ cách mạng đầu tiên, tiếp xúc và tích lũy kiến thức, văn hóa phương Tây. Các phong trào tại trường học ở Huế đã biến tư tưởng cách mạng trong người thanh niên Nguyến Tất Thành trở thành hành động cách mạng thể hiện trong hành động tiêu biểu chính là tham gia biểu tình chống thuế Trung kỳ. Dù không dài những đây là quãng thời gian quan trọng mang đến nhãn quan chính trị sâu sắc, tư duy khoa học đồng thời khắc sâu nôi căm hờn của chàng thanh niên Nguyến Tất Thành về thời ký dân lành sống trong cảnh lầm than, để từ đó nhận thức được bối cảnh lịch sử, độc lập trong suy nghĩ, tiếp thu được văn hóa tại quê hương, gia đình và nhà trường. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định: “Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học, những năm tháng đó là thời gian cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh”.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có gần 20 di tích và cụm di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh; trong đó có 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt và 5 di tích cấp tỉnh. Hệ thống di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế đã được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt gồm: Trường Quốc Học Huế; Nhà lưu niệm Bác Hồ ở đường Mai Thúc Loan (TP Huế); Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nổ; và đình làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, TP Huế).
Gắn bó sâu đậm với mảnh đất cố đô là vậy, nhiều ký ức đau buồn là vậy và từ đây Bác đã bắt đầu một cuộc hành trình kéo dài 30 năm mới trở về quê hương. Năm 1909, rời cố đô Huế, vùng đất gắn bó với Người suốt 10 năm tuổi ấu thơ, cho đến lúc ra đi, Người vẫn chưa một lần được trở về thăm, để lại muôn vàn nỗi nhớ thương trong người dân sông Hương núi Ngự. Cầu Truyền hình Nghệ An – Huế “Làng Sen nuôi chí lớn” là lời tri ân sâu sắc từ trái tim của những thế hệ người con đất Việt thể hiện niềm yêu mến sâu sắc và tấm lòng thành kính đối với Người.