Những loại Vaccine ngừa Covid có hiệu quả cao
Vaccine Sputnik-V ngừa COVID-19 được giới thiệu tại Moskva, Nga
Người đứng đầu RDIF, ông Kiril Dmitriev nói :"Chúng tôi đang chứng minh dựa trên số liệu rằng chúng tôi có một loại vaccine rất hiệu quả". RDIP khẳng định không có tác dụng phụ nghiêm trọng được ghi nhận trong thử nghiệm giai đoạn III vaccine Sputnik V.
Kết quả thử nghiệm trên dựa trên số liệu từ 16.000 người tham gia thử nghiệm đầu tiên nhận được cả 2 mũi tiêm vaccine Sputnik V cách nhau 21 ngày.
Ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Viện Gamaleya - đơn vị bào chế vaccine Sputnik V, khẳng định: "Việc công bố các kết quả thử nghiệm lâm sàng sau đăng ký chứng tỏ tính thuyết phục và hiệu quả của vaccine mở đường cho chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn tại Nga trong những tuần tới".
Theo Kirill Dmitriev, kết quả 92% dựa trên dữ liệu từ 16.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm đầu tiên. Họ được tiêm liều gồm hai mũi vaccine hoặc giả dược và trở về cộng đồng nơi dịch bệnh lây lan. Sau khi 20 người nhiễm nCoV, các chuyên gia tiến hành so sánh và đánh giá. Con số này thấp hơn đáng kể so với 94 ca nhiễm trong quá trình thử nghiệm của Pfizer và BioNTech.
Thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vaccine Sputnik V đang diễn ra tại 29 phòng khám khắp thành phố Moskva với 40.000 người tham gia. Các nhà khoa học chia họ thành hai nhóm: tiêm vaccine và dùng giả dược.
Alexander Gintsburg, Giám đốc Viện Gamaleya, nơi phát triển sản phẩm, cho biết Nga sẽ tiến hành tiêm chủng đại trà trong tuần tới. Ít nhất 1,5 triệu người sẽ được tiêm chủng vào cuối năm 2020. Đến nay, khoảng 40.000 đến 45.000 người Nga đã sử dụng vaccine.
RDIF cho biết sẽ công bố dữ liệu nghiên cứu trên một tạp chí y tế hàng đầu sau khi bình duyệt. Kết quả các thử nghiệm giai đoạn đầu đã xuất bản trên Lancet hồi tháng 9.
Các chuyên gia Nga nhận định đây là tin tức đáng khích lệ, củng cố ý tưởng nhân loại có thể ngăn chặn đại dịch bằng vaccine.
Nga đăng ký vaccine Sputnik V để sử dụng cho công chúng hồi tháng 8 và bắt đầu thử nghiệm quy mô lớn vào tháng 9. Thử nghiệm giai đoạn III loại vaccine này diễn ra tại 29 bệnh viện tại thủ đô Mosvka và có 40.000 người tình nguyện tham gia, với 1/4 số người này được tiêm giả dược. Kết quả cho thấy khả năng nhiễm COVID-19 ở những người được tiêm vaccine Sputnik V giảm 92% so với những người được tiêm giả dược. Con số này cao hơn mức hiệu quả 50% đối với vaccine phòng COVID-19 do Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đặt ra.
Thông báo của Nga đưa ra ngay sau hai hãng dược phẩm là Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) công bố loại vaccine phòng COVID-19 do 2 công ty này phối hợp phát triển có mức độ hiệu quả lên tới hơn 90% trong giai đoạn III thử nghiệm trên người, cũng là giai đoạn thử nghiệm cuối. Theo những kết quả sơ bộ, vaccine phát huy hiệu quả bảo vệ 7 ngày sau khi các tình nguyện viên được cho dùng liều thứ 2 và 28 ngày sau khi dùng liều thứ nhất.
Pfizer khiến cả thế giới hân hoan khi khẳng định mẫu vaccine do hãng này phối hợp với BioNTech (Đức) có khả năng ngăn chặn được khoảng 90% nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Giới khoa học cho rằng, điều này có thể đưa đến chiến thắng trong cuộc chiến chống COVID-19, nhưng họ cũng cảnh báo không nên lạc quan quá sớm, cần có thêm thông tin trước khi ra kết luận cuối cùng. Dưới đây là 5 điểm cần biết về bước tiến này.
Đến nay, ghi nhận 94 trong số gần 44.000 tình nguyện viên đã mắc Covid-19, thuộc hai nhóm tiêm vaccine và dùng giả dược. Hội đồng chuyên gia độc lập tiến hành xem xét có bao nhiêu người trong số đó tiêm vaccine, bao nhiêu người dùng giả dược. Phân tích ban đầu cho thấy BNT162b2 có tác dụng 90%.
Kết quả Pfizer và BioNTech công bố vượt xa kỳ vọng của công chúng và cả ngưỡng an toàn 50% mà Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đặt ra đối với một vaccine mới. Nếu dữ liệu sơ bộ phản ánh chính xác tác dụng sản phẩm, mức độ bảo vệ của nó đối với mầm bệnh còn cao hơn. Thông thường, vaccine cúm hiệu quả khoảng 40-60%, bởi virus tiếp tục biến chủng theo từng năm. Hai liều vaccine sởi mang lại hiệu quả phòng bệnh khoảng 97%.
Linh Đức