Nóng lên toàn cầu và “tiếng kêu cứu” từ Bắc Cực
Không có “vaccine” nào cho khí hậu
Người đứng đầu IFRC, Jagan Chapagain, nhận định dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng mà thế giới đang phải đối mặt. Tuy nhiên, IFRC dự báo, tình trạng biến đổi khí hậu sẽ gây ra tác động đáng kể hơn đối với nhân loại và Trái Đất trong cả trung và dài hạn. Kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố Covid-19 là đại dịch y tế toàn cầu vào tháng 3/2020, thế giới đã hứng chịu hơn 100 thảm họa, trong đó có nhiều thảm họa liên quan đến khí hậu. Ông Chapagain cũng lưu ý rằng, thế giới đang tiến gần hơn đến việc cho ra đời vaccine phòng Covid-19, trong khi “rất tiếc không có một vaccine nào cho khí hậu”.
Lượng băng bao quanh Bắc Cực đã tan chảy xuống mức thấp kỷ lục.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) vừa cảnh báo, nhiệt độ toàn cầu do biến đổi khí hậu sẽ cao hơn bình thường. Mặc dù La Ni-na thường gây hiệu ứng giảm bớt nhiệt độ toàn cầu, song sức nóng của lượng nhiệt tích tụ trong khí quyển do hiệu ứng nhà kính lại đảo ngược xu hướng này. Do đó, năm 2020 trở thành một trong những năm nóng kỷ lục và giai đoạn 2016 - 2020 là giai đoạn 5 năm nóng kỷ lục của thế giới.
Trong khi đó, lượng băng trên Bắc Băng Dương bao quanh Bắc Cực đã tan chảy xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 10 vừa qua, phản ánh sự phục hồi chậm chạp trong bối cảnh mùa đông đang đến gần. Sự thu hẹp lượng băng đồng nghĩa đại dương hấp thụ nhiệt nhiều hơn, khiến con người có nguy cơ phải hứng chịu nhiều tác động tàn phá của biến đổi khí hậu.
Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Có thể thấy, nhiều năm trở lại đây, lũ lụt, hạn hán, bão tố ở nước ta đã xảy ra thường xuyên hơn với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn; triều cường ở TP Hồ Chí Minh cũng nhiều hơn và cao hơn. Dự kiến, vào cuối thế kỷ 21, mà cũng có thể sớm hơn, mực nước biển có thể dâng cao 1 mét, Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai, nơi cư trú của 23% số dân. Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng nền nông nghiệp và nguồn nước.
Nhiệm vụ “xanh”
Thực trạng trên cũng chính là "hồi chuông cảnh báo" về nguy cơ của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống, hối thúc loài người cần hành động khẩn cấp nhằm chống biến đổi khí hậu.
Hầu hết báo cáo về giải pháp khắc phục và ngăn chặn nóng lên toàn cầu đều đòi hỏi những nỗ lực chưa từng có tiền lệ trong việc cắt giảm lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch xuống còn một nửa so với hiện tại trong vòng chưa đến 15 năm tới, và trong vòng 30 năm, phải dừng gần như toàn bộ việc sử dụng nhiên liệu loại này.
Ảnh minh họa.
Việc này đồng nghĩa với việc tất cả các hộ gia đình, doanh nghiệp và các ngành công nghiệp không sử dụng khí gas và dầu làm năng lượng đốt nóng; không sử dụng xăng hoặc dầu làm nhiên liệu động cơ cho mọi phương tiện giao thông; đóng cửa tất cả các nhà máy năng lượng sử dụng than và khí gas; ngành công nghiệp hoá dầu chuyển đổi hoàn toàn sang ngành hoá học “công nghệ xanh”; và các ngành công nghiệp nặng như sản xuất thép và nhôm bắt buộc phải sử dụng các nguồn năng lượng “không carbon” hoặc áp dụng các công nghệ thu hồi và lưu giữ khí CO2 trong vận hành sản xuất.
Theo các chuyên gia, rừng có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc cắt giảm lượng khí phát thải. Việc trồng lại rừng và nâng cao khả năng quản lý rừng có thể “triệt tiêu” lượng lớn khí CO2 ra khỏi bầu khí quyển, ước tính vào khoảng 18% lượng CO2 cần thiết phải triệt tiêu khỏi bầu khí quyển tính đến năm 2030.
Bên cạnh đó, việc bảo vệ và tăng thêm diện tích các khu rừng nhiệt đới cũng đặc biệt quan trọng, vì các khu rừng nhiệt đới có tác dụng làm mát không khí, đồng thời là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra các cơn mưa vùng cho mục đích trồng trọt lương thực. Mọi nỗ lực cần sự vào cuộc của tất cả mọi người, là hành trình dài để cứu lấy sự sống cho Trái đất.
NGUYÊN AN
Các tin khác

Phát huy trí tuệ và tâm huyết trí thức khoa học công nghệ trong thực hiện Nghị quyết 57

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài

Quản trị tài sản trí tuệ

Khai thác, sử dụng thông tin sáng chế phục vụ hoạt động nghiên cứu

Tập huấn nâng cao nhận thức cho nữ doanh nhân về sở hữu trí tuệ

Tập huấn nâng cao nhận thức cho các nhà khoa học nữ về sở hữu trí tuệ

Hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam sau khi tham gia WTO

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Cô gái Khmer tiên phong đưa đường thốt nốt An Giang xuất ngoại

Đổi mới sáng tạo khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam

Nghệ nhân Lê Nguyễn Hoàng Anh Duy - người sáng lập thương hiệu đồng hồ MarkLE

Bất thường nhiễm sắc thể và những bệnh lý liên quan

Tra cứu địa giới sau sáp nhập qua bản đồ điện tử

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng về môi trường, khí hậu và y tế tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy ngành Y tế sau sáp nhập

Lâm Đồng bứt phá kinh tế từ công nghệ cao

Bay khắp thế giới với ưu đãi “Ngày Hạng Thương Gia” cùng Vietjet vào ngày 2 và 20 hàng tháng

Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga

Nốt “thăng” trong dòng chảy lịch sử vương triều

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Bác sĩ Trần Nguyên Giáp: Chuyện “dính phốt” của một người quá mát tay trong ngành thẩm mỹ

Hành trình 13 năm xây dựng thương hiệu Thẩm mỹ Vũ Quang

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

ENTECH HANOI 2025 hứa hẹn các giải pháp xanh và thông minh

Thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số: Tăng tốc 'Make in Vietnam', vươn ra toàn cầu

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Bước chuyển lớn cho hành trình nghiên cứu khoa học

Cô gái Khmer tiên phong đưa đường thốt nốt An Giang xuất ngoại
Nổi bật

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Tra cứu địa giới sau sáp nhập qua bản đồ điện tử

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Ghép thận thành công cho bệnh nhi đặc biệt

Bệnh viện bắt buộc phải kê đơn thuốc điện tử từ ngày 1/10

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
