Pháp: Khu vực quanh nhà thờ Đức Bà bị cháy nhiễm độc chì nặng
Thực ra, không phải cho tới bây giờ, vài tháng sau vụ hỏa hoạn, thì nguy cơ ngộ độc chì mới được nhắc tới. Trên thực tế, ngay từ ngày 19/04/2019, chỉ 4 ngày sau thảm họa, tổ chức phi chính phủ Robin des bois, chuyên nghiên cứu về ô nhiễm đất, nhất là ô nhiễm chì và hidrocarbure, đã đánh giá là khoảng 400 tấn chì từ chóp nhọn hình mũi tên cao 93m và phần mái nhà thờ bị đổ sụp đã biến kiệt tác kiến trúc gothique thời Trung Cổ thành nơi bị nhiễm độc nặng, mức độ độc hại nghiêm trọng không kém gì tại một khu công nghiệp hoang phế.
Bà Annie Thébaud-Mony, chuyên gia về y tế cộng đồng, giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu về Sức khỏe và Y khoa Quốc gia (INSERM) của Pháp, là người đã gióng hồi chuông báo động về công tác kiểm soát tình trạng ô nhiễm chì của chính quyền thành phố Paris và vùng Ile de France (Paris và vùng phụ cận), cho biết: “Mức độ ô nhiễm chì quanh Nhà Thờ Đức Bà là vô cùng cao, bởi vì chỉ trong có vài giờ, do vụ hỏa hoạn, lượng chì trên phần mái và mũi tên nhà thờ đã biến thành bụi mịn bám vào mặt đất hoặc cuộn lên theo cột khói rồi bị gió cuốn đi. Trên thực tế, nếu chúng ta so sánh với lượng bụi chì tại Pháp hàng năm, thì khối lượng khoảng 400 tấn bụi chì phát ra từ đám cháy nhà thờ cao gấp 4 lần lượng bụi chì trên cả nước Pháp trong vòng 1 năm”.
Chuyên gia Annie Thébaud-Mony phát biểu tóm tắt: “Về nguy cơ nhiễm độc chì, trên thực tế, trước tiên chì là một chất có thể gây ngộ độc thần kinh cực mạnh, tức là đó là một chất độc hại đối với hệ tế bào thần kinh. Cũng chính vì thế mà nó đặc biệt nguy hiểm cho hệ thần kinh của trẻ em vốn còn đang phát triển. Nhiễm độc chì cũng vô cùng nguy hiểm cho hệ thần kinh của người trưởng thành, tùy theo mức độ tiếp xúc ít hay nhiều, thậm chí có thể khiến một người bị nhũn não hay các chứng bệnh tương tự. Người ta còn gọi chì là một chất độc cho cơ quan sinh sản, tức là chì cũng có thể tác động tới cơ quan sinh sản, cho dù chỉ với một lượng rất nhỏ. Chì cũng độc hại cho hệ tim mạch, thận, vì chì được đào thải qua thận. Và cuối cùng, chì đã được chứng minh là chất có thể gây bệnh ung thư”.
Theo Viện nghiên cứu về Sức khỏe và Y khoa Quốc gia của Pháp, nhiễm độc chì sẽ làm suy giảm khả năng tăng trưởng, thính lực, chỉ số thông minh, nếu nghiêm trọng hơn, sẽ gây thiếu máu, cao huyết áp, suy thận … Còn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nhấn mạnh nhiễm độc chì sẽ dẫn đến những hậu quả không thể khắc phục về hệ miễn dịch và làm nạn nhân rối loạn hành vi.
Theo tổ chức Robin des bois, nguy cơ nhiễm độc chì không chỉ xảy ra tại chính nhà thờ Đức Bà Paris, mà còn đè nặng lên cả đảo Ile de la Cité, nơi nhà thờ tọa lạc và cả sông Seine, vốn chảy sát cạnh Notre Dame de Paris. Nguy hiểm hơn nữa là dân cư trong khu vực có nguy cơ hít không khí nhiễm độc chì liên tục trong nhiều tháng, thậm chí là trong suốt nhiều năm.
Lời cảnh báo của tổ chức Robin des bois không phải là thừa. Nhiều cơ quan nghiên cứu, phòng thí nghiệm, trong đó có cả của Sở cảnh sát Paris, đã tiến hành đo lường nồng độ chì trong đất, ở bên trong và xung quanh Notre Dame de Paris. Hôm 11/06/2019, Airparif, Cơ quan giám sát chất lượng không khí của Paris và vùng phụ cận thông báo đã đo được nồng độ chì cao bất thường trong khí, từ trạm khí tượng thủy văn Limay, vùng Yveslines, ngoại ô phía tây Paris, cách nhà thờ 40 km. Limay nằm ở hướng gió thổi tới từ nhà thờ hôm xảy ra đám cháy.
Trang thông tin Pháp Médiapart, hồi đầu tháng 07/2019, cho biết nồng độ chì ở Nhà thờ cao hơn từ 10 đến 740 lần so với mức cho phép, nồng độ chì ở khu vực sân trước Notre Dame cao gấp 500 lần còn tại các phố lân cận cao hơn từ 2 đến 800 lần mức cho phép. Cơ quan y tế của vùng Paris (ARS) hồi giữa tháng 07/2019 cũng công bố một bản đồ về những nơi đã được đo lường nồng độ chì, với nồng độ chì rất cao.
Để đề phòng nguy cơ ngộ độc chì, bác sĩ Mady Denantes, phụ trách chương trình của tổ chức phi chính phủ Médecins Du Monde về khử độc chì, sau vụ hỏa hoạn Notre Dame, kêu gọi nhà chức trách cho các em nhỏ và thanh thiếu niên học tại các trường trong khu vực gần Nhà thờ Đức Bà Paris xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bị nhiễm độc chì hay không.
Mặc dù có những động thái tích cực hơn, chẳng hạn cho đóng cửa và khử độc chì một số trường học gần Notre Dame, nhưng chính quyền thành phố Paris vẫn bị chỉ trích nặng nề vì đã không quan tâm đúng mức đến việc đánh giá nguy cơ nhiễm độc chì và quá chậm chễ trong việc khử độc. Trước đó, bất chấp những cảnh báo của giới chuyên gia và bảo vệ môi trường, nhà chức trách Pháp thậm chí còn cho rằng tình hình không có gì nguy hiểm.
Trước sức ép từ dư luận, cơ quan Y tế vùng Paris đã kết hợp với chính quyền thành phố thử nghiệm và chính thức cho áp dụng vào nửa cuối tháng 08 hai phương pháp khử chì đã ngấm vào đất trên diện tích 10. 200 m² quanh Nhà thờ.
Quá trình tu sửa, phục dựng Notre Dame de Paris sẽ còn mất nhiều năm, tốn kém nhiều tiền của, và vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn, nhưng điều khẩn cấp nhất đối với nhiều người hiện giờ là đảm bảo công tác khử độc chì đạt hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân trong khu vực lân cận, cũng như cho người lao động trên công trường còn đang ngổn ngang.
Linh Đức
Các tin khác

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Cần giám sát, quản lý chặt chẽ việc chăm sóc cây xanh ở Cần Thơ

Dự án NMNĐ Long Phú 1: Chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới đích phát điện 2027

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 Khóa XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư: Xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
