Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị phòng, chống tham nhũng

(SK&MT) - Ngày 19/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo Trung ương) đã tổ chức Hội nghị sơ kết một năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo cấp tỉnh).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu kết luận Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

“Thưa các vị đại biểu,

Thưa toàn thể các đồng chí,

Hôm nay, tôi rất vui mừng được tham dự Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, với sự có mặt đông đủ của tất cả các đồng chí thành viên trong Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, với hơn 2.500 đại biểu, được kết nối trực tuyến từ Trung ương đến địa phương.

Đây là một Hội nghị lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự đoàn kết, nhất trí và quyết tâm cao của chúng ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ Trung ương đến địa phương.

Thay mặt các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và với tình cảm cá nhân, tôi xin nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các đồng chí đã tham dự Hội nghị rất đầy đủ và đóng góp nhiều ý kiến rất tâm huyết, trách nhiệm; xin gửi đến toàn thể các đồng chí lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thưa các đồng chí,

Ban Nội chính Trung ương, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã chuẩn bị rất công phu, chu đáo, đầy đủ các nội dung, tài liệu cho Hội nghị.

Ý kiến phát biểu của các đại biểu đều bày tỏ sự thống nhất cao với nội dung Báo cáo, đồng thời bổ sung, làm rõ nhiều vấn đề; nêu thêm một số kinh nghiệm quý, cách làm hay và đề xuất, kiến nghị, nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ, giải pháp, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở trong thời gian tới.

Để kết thúc Hội nghị, tôi xin có một số ý kiến có tính chất khái quát lại và phân tích, làm rõ thêm một số vấn đề để chúng ta cùng thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, làm tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Để cho dễ hiểu, dễ theo dõi, tôi xin tập trung vào trả lời 3 câu hỏi như sau: (1) Vì sao chúng ta lại phải tổ chức Hội nghị này?; (2) Nhìn lại 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, kết quả nổi bật đạt được là gì; còn những hạn chế, khó khăn gì; đâu là nguyên nhân và những kinh nghiệm được rút ra?; (3) Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới đối với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở là gì và chúng ta phải làm như thế nào để thực hiện được yêu cầu đó?

I. Vì sao chúng ta lại tổ chức Hội nghị này?

Để trả lời, tôi xin nêu 3 lý do như sau:

(1) Như chúng ta đều biết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.

Tôi còn nhớ khi họp bàn về chủ trương này, cũng có ý kiến băn khoăn về hiệu quả hoạt động, bởi trước đây chúng ta cũng đã từng tổ chức Ban Chỉ đạo cấp tỉnh rồi, chỉ khác về cơ chế lãnh đạo; hơn nữa ở phạm vi địa phương thường bị chi phối bởi các mối quan hệ thân quen, gia đình, họ hàng, làng xóm, cho nên khó khăn hơn ở Trung ương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Vậy, sau 1 năm được thành lập, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã hoạt động như thế nào, kết quả mang lại ra sao?

Thông qua Hội nghị hôm nay để chúng ta nhìn nhận, đánh giá những việc đã làm được, những gì chưa làm được; qua đó khẳng định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có cần thiết, đúng đắn, phù hợp không? Đây là lý do thứ nhất, vì sao lại tổ chức Hội nghị này.

(2) Mặc dù thời gian thành lập và đi vào hoạt động chưa nhiều, mới được 1 năm, nhưng rõ ràng vừa qua, nhiều Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực lớn, quyết tâm cao, có những kinh nghiệm quý, cách làm hay cần phát huy, nhân rộng; nhưng cũng có một số nơi hoạt động còn có những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.

Do vậy, Hội nghị lần này của chúng ta là dịp để chúng ta cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và cùng trao đổi, thảo luận để tìm ra các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở. Đây là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực vào lúc này, và cũng là lý do thứ hai, vì sao lại tổ chức Hội nghị hôm nay.

(3) Vừa qua, có dư luận băn khoăn, vì sao chúng ta chống tham nhũng, tiêu cực quyết liệt, xử lý nghiêm nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm như thế, nhưng vẫn xảy ra một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều cán bộ ở cả Trung ương và địa phương?

Dư luận cũng bức xúc, lo lắng trước tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, sợ sai không dám làm?

Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp ("tham nhũng vặt") vẫn còn diễn ra, chưa được ngăn chặn, xử lý hiệu quả? Tôi đã từng nói, có một bộ phận cán bộ, công chức, nhân viên trực tiếp có quan hệ với dân thì cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây đủ thứ phiền hà, khó khăn cho dân; một số người có chức, có quyền giữ tác phong quan cách, gia trưởng, phụ trách địa phương nào, đơn vị nào thì như một "ông vua con" ở đấy.

Đây là những vấn đề bức xúc và cũng là yêu cầu, đòi hỏi của người dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta, tuy đã làm tốt rồi, nhưng cần phải làm tốt hơn nữa trong thời gian tới. Đó cũng là mục đích, yêu cầu và cũng là lý do thứ ba, vì sao lại tổ chức Hội nghị này.

II- Nhìn lại hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh sau 1 năm thành lập: Kết quả là gì? Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm?

Thưa các đồng chí,

Qua nghe Báo cáo và các ý kiến phát biểu của nhiều đồng chí tại Hội nghị hôm nay, chúng ta vui mừng thấy rằng, chỉ sau 1 năm thành lập, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã triển khai tương đối toàn diện các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao, và đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, góp phần tạo chuyển biến ngày càng rõ nét hơn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.

Kết quả cụ thể trong Báo cáo đã nêu đầy đủ, tôi chỉ xin tóm tắt và khái quát lại một số kết quả nổi bật sau đây:

Một là, các đồng chí đã khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo, sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, sớm đi vào hoạt động nền nếp, bài bản và hiệu quả.

Chỉ trong một thời gian ngắn, trong vòng 2 tháng, tất cả 63/63 địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, với thành phần nhân sự tham gia Ban Chỉ đạo cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn, cơ cấu, theo đúng quy định của Trung ương.

Điều này cho thấy các đồng chí đã triển khai, thực hiện rất nghiêm túc chủ trương của Trung ương, thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm cao trong việc đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.

Điều rất mừng là, nhiều Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm của Ban Chỉ đạo Trung ương, khẩn trương xây dựng Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo, hoàn thiện các quy trình, quy định nội bộ, hoạt động rất nền nếp, bài bản, tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu và tập thể Thường trực Ban Chỉ đạo; bản thân các đồng chí ngồi vào đây đã phải rất gương mẫu, quyết liệt, mạnh mẽ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, tạo chuyển biến rất tốt, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Đây là kết quả tích cực bước đầu, thể hiện đúng tinh thần "Tiền hô hậu ủng, Trên dưới đồng lòng, Dọc ngang thông suốt."

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Hai là, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện ngay nhiệm vụ được giao, nhất là đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; tạo chuyển biến mới trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở; bước đầu khắc phục được hạn chế mà lâu nay ta vẫn nói là "trên nóng, dưới lạnh."

Các đồng chí đã tập trung chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực dễ tham nhũng, tiêu cực hoặc có nhiều dư luận, đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tham nhũng, tiêu cực; kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương.

Các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã trực tiếp tiến hành gần 150 cuộc kiểm tra, giám sát về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện nhiều sai phạm; kiến nghị xử lý nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Một số Ban Chỉ đạo tiến hành được nhiều cuộc kiểm tra, giám sát, như: Lâm Đồng, Hải Phòng, Nghệ An, Cần Thơ, Lạng Sơn,...

Tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm được nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực tồn đọng kéo dài, liên quan đến cán bộ lãnh đạo địa phương, dư luận bức xúc, mà trước đây không xử lý được, nay có Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã xử lý được rồi có đúng không?

Chỉ trong một năm, sau khi được thành lập, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã rà soát, đưa 600 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo xử lý.

Nhiều địa phương đã phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý nhiều vụ án lớn, nhiều cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý, trong đó có cả nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở, Bí thư và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Lào Cai, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Nam, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, An Giang...

Có thể thấy kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét từ sau khi các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động; số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực được phát hiện, khởi tố mới tăng cao (Tính từ khi thành lập đến nay, các địa phương trong cả nước đã khởi tố 530 vụ án, 1.858 bị can về tội tham nhũng, tăng gấp 1,5 lần về số vụ án và tăng hơn 800 bị can so với năm 2021); số vụ, việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp và số cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, cả đương chức và đã nghỉ hưu vi phạm bị phát hiện, xử lý cũng nhiều hơn, không còn tình trạng "nhẹ trên, nặng dưới,", "hạ cánh an toàn" như trước đây; góp phần quan trọng từng bước khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh," giờ đây "trên nóng" dưới cũng ngày càng nóng lên.

Đây cũng là câu trả lời thuyết phục nhất đối với những băn khoăn, lo lắng của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân về hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Ba là, cùng với việc tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cũng đã quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục; phát huy vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, báo chí và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhiều Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã quan tâm chỉ đạo thông tin kịp thời về kết quả kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tăng cường giám sát các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, gây nhiều bức xúc trong nhân dân; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của cán bộ, đảng viên; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các thông tin do báo chí nêu về tham nhũng, tiêu cực; tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Bốn là, các đồng chí đã quan tâm chỉ đạo tăng cường sự phối hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị chức năng trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhất là chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tăng cường phối hợp, thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ chế phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương.

Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đến nay, các cơ quan chức năng qua kiểm tra, thanh tra đã phát hiện, chuyển cho cơ quan điều tra hơn 280 vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tăng gần gấp 3 lần so với 1 năm trước khi thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng của địa phương trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, bảo đảm sự nghiêm minh, đồng bộ, kịp thời giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính, đoàn thể và xử lý hình sự đối với cán bộ, đảng viên vi phạm.

Dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, các cơ quan chức năng cũng đã phối hợp ngày càng chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả hơn, không để xẩy ra tình trạng mà trước đây ta vẫn hay nói là "quyền anh, quyền tôi," "cua cậy càng, cá cậy vây," không anh nào chịu anh nào; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực sự đã trở thành một phong trào, một xu thế không làm không được, được dư luận, nhân dân rất hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, vì đã có nhân tố mới là Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.

Năm là, mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của Thường trực Ban Chỉ đạo và các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo, tạo ra sức mạnh tổng hợp, như tôi đã nói là không ai có thể đứng ngoài cuộc được.

Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã phát huy tốt vai trò là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, chủ động, sâu sát và có nhiều đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là công tác tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch công tác; phối hợp tham mưu đưa nhiều vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Nhân dịp này, tôi xin được thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng thành tích và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng, những đóng góp thiết thực của các đồng chí.

Thưa các đồng chí,

Những kết quả bước đầu đạt được sau một năm thành lập là cơ sở thực tiễn, khẳng định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là đúng đắn, cần thiết, kịp thời, được dư luận, cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Vậy nguyên nhân và kinh nghiệm rút ra là gì để chúng ta tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong thời gian tới?

Trên cơ sở báo cáo và ý kiến phát biểu của các đồng chí, tôi xin khái quát lại và nhấn mạnh thêm một số nguyên nhân và kinh nghiệm sau đây:

Một, trước hết là sự kế thừa, tiếp nối kinh nghiệm sau 10 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phải có quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch sát hợp; lề lối, cách thức làm việc khoa học, chặt chẽ, bài bản, nền nếp; phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và như tôi vẫn thường nói là "đúng vai, thuộc bài."

Tập thể Ban Chỉ đạo phải là một tập thể mạnh, đoàn kết, thống nhất cao; từng thành viên Ban Chỉ đạo, nhất là đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo, phải thực sự gương mẫu, liêm chính, có bản lĩnh, quyết tâm cao, nói đi đôi với làm, và đã làm là phải có hiệu quả.

Hai, phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ, quyết liệt của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; phát hiện và chỉ đạo xử lý kịp thời, dứt điểm những khâu yếu, việc khó, có nhiều vướng mắc; chọn lĩnh vực trọng tâm, nhiệm vụ trọng yếu để tập trung chỉ đạo, tạo bước đột phá; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc; kịp thời điều chuyển, thay thế cán bộ nào không hoàn thành nhiệm vụ và bố trí cán bộ phù hợp.

Ba, phải thực sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo; kịp thời chấn chỉnh những khâu, mắt xích yếu; khi có quan điểm khác nhau thì phải cùng nhau trao đổi và khi đã thống nhất thì quyết tâm thực hiện; dù ý kiến cá nhân khác nhau, nhưng tập thể đã bàn, đã thống nhất, quyết định, là phải làm; đồng lòng làm, làm quyết liệt.

Bốn, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội; cơ quan truyền thông và báo chí; doanh nghiệp, doanh nhân; sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phải dựa vào dân, lắng nghe dân, phải tập trung giải quyết những phản ánh, kiến nghị, những khiếu nại, tố cáo, bức xúc của nhân dân về tham nhũng, tiêu cực.

Năm, phát huy vai trò và trách nhiệm Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong tham mưu triển khai, phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Thực tế cho thấy Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có cơ cấu thành phần, cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, hoạt động như nhau, nhưng có địa phương làm tốt, có địa phương làm chưa tốt, một trong những yếu tố quan trọng là hiệu quả hoạt động của Cơ quan Thường trực.

Do vậy, Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy phải chủ động, sáng tạo, bản lĩnh, quyết liệt, dám đương đầu, mạnh dạn tham mưu, đổi mới phương thức, cách làm, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng; vừa tham mưu thực hiện các công việc cụ thể, thường xuyên, hằng ngày của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, đồng thời vừa chú trọng nghiên cứu, tham mưu những vấn đề lớn, dài hạn để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.

III. Về yêu cầu và nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở trong thời gian tới.

Thưa các đồng chí,

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua, hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chúng ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như Báo cáo đã nêu.

Rất mong các đồng chí nghiêm túc, thẳng thắn nhìn lại những việc đã làm tốt, những việc làm chưa tốt, phân tích kỹ nguyên nhân để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình và tìm ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục những tồn tại, hạn chế; tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng Đảng, Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Hội nghị của chúng ta đã thống nhất, đồng tình cao với các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới mà Báo cáo đã nêu. Tôi xin nhấn mạnh lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

Một là, cần quán triệt, nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; phải hoạt động nền nếp, bài bản, thực chất, theo đúng chức năng, nhiệm vụ; hiệu quả công tác ngày càng cao.

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy thành lập, chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy và Ban Chỉ đạo Trung ương trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Có thể nói, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là "cánh tay nối dài" của Ban Chỉ đạo Trung ương, với chức năng là chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.

Do vậy, các đồng chí phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ, tổ chức công việc, hoạt động của Ban Chỉ đạo phải hết sức khoa học, chặt chẽ, bài bản, nền nếp, bảo đảm thực chất, có kết quả cụ thể, rõ ràng, tránh phô trương, hình thức, "thành lập cho có," "được chăng hay chớ"; nhất là tránh tình trạng "đầu voi, đuôi chuột," lúc ra mắt thì rầm rộ, nhưng sau cứ thưa thớt, nguội lạnh dần.

Muốn thế, phải có chương trình, kế hoạch, quy chế làm việc một cách bài bản, chặt chẽ; kiểm tra, đôn đốc thường xuyên; phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo rõ ràng; đồng thời khẩn trương xây dựng, ban hành đầy đủ các quy định, quy trình công tác nội bộ, tuân thủ nghiêm chế độ làm việc; sau mỗi phiên họp, cuộc họp phải có thông báo kết luận và chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện mang lại kết quả cụ thể, để cán bộ, đảng viên, và nhân dân thấy được sự chuyển biến rõ rệt qua từng phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Hôm họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương mới đây, tôi đã nói, ngay việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cũng đã là răn đe rồi; yêu cầu các đồng chí phải nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; không trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.

Trung ương không làm thay các đồng chí, Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chứ không làm thay công việc của các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, trừ những vụ việc lớn, khó, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương, hoặc có liên quan đến cả Trung ương và địa phương, thì Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo phối hợp xử lý.

Tất nhiên là Ban Chỉ đạo Trung ương, mà trực tiếp, cụ thể ở đây là Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương, phải tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc; nếu nơi nào không làm, hoặc làm không đến nơi, đến chốn, thì phải đề xuất xử lý trách nhiệm, trước hết là trách nhiệm người đứng đầu Ban Chỉ đạo cấp tỉnh nơi đó.

Hai là, phải tiếp tục chỉ đạo nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cấp ủy đảng, tính tiền phong, gương mẫu, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính của cán bộ, đảng viên; chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục tư tưởng sợ sai, đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Tiếp tục chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa;" đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, "lợi ích nhóm."

Các cấp ủy, tổ chức đảng phải có tính chiến đấu cao; chủ động phòng ngừa, tự phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương phải luôn luôn gương mẫu, quyết liệt; tự soi, tự sửa; nói đi đôi với làm; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Tránh tình trạng "chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người!"

Từng thành viên Ban Chỉ đạo, cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định lĩnh vực, địa bàn trọng tâm, trọng điểm, những nơi có nhiều dư luận, phản ánh, đơn, thư về tham nhũng, tiêu cực để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ; xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân né tránh, dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

Cơ quan, đơn vị, địa phương nào nếu tự kiểm tra, giám sát không phát hiện tham nhũng, tiêu cực, mà sau đó các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán của Trung ương lại phát hiện có tham nhũng, tiêu cực, thì người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm và phải có hình thức xử lý nghiêm khắc.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.

Trước hết, phải xây dựng ý thức tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động xử lý khi có xung đột lợi ích; xây dựng, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; phê phán, lên án, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; trọng liêm sỉ, danh dự; biết xấu hổ khi bản thân và người thân mắc vào tham nhũng, tiêu cực.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao trách nhiệm nêu gương, ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về nêu gương, về những điều đảng viên không được làm; cán bộ giữ cương vị càng cao càng phải tiền phong, gương mẫu.

Đồng thời, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, cho rằng nếu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quá mạnh sẽ làm cản trở sự phát triển, làm nhụt chí sự sáng tạo; những biểu hiện làm "cầm chừng," "phòng thủ," "che chắn," giữ an toàn, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng này; xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương để làm gương, tạo sự cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, phòng ngừa chung. Tôi đã nói nhiều lần rồi, nay vẫn xin nhắc lại: "Nếu ai có tư tưởng ấy thì hãy sớm đứng sang một bên, để người khác làm."

Ba là, tập trung chỉ đạo phát hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm những khâu yếu, việc khó, điểm nghẽn; những vấn đề cấp bách, bức xúc, dư luận xã hội quan tâm; tạo chuyển biến tích cực hơn nữa trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.

Trước hết, các đồng chí cần tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về tham nhũng, tiêu cực để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm từ sớm, từ xa, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn.

Kết hợp việc kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp với việc tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng; chú ý tập trung vào các lĩnh vực dễ tham nhũng, tiêu cực hoặc có dư luận về tham nhũng, tiêu cực, về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.

Khi phát hiện thấy sai phạm thì phải xử lý kiên quyết, nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, và không chịu sự tác động không trong sáng của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

Chỉ đạo kiên quyết, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, nhân viên nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; khắc phục bằng được tệ "tham nhũng vặt," gây bức xúc trong xã hội, làm tổn thương tình cảm và niềm tin của nhân dân.

Chống tham nhũng, tiêu cực trước hết phải giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân; vừa kiên quyết xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn, nghiêm trọng, phức tạp, vừa phải kiên trì xử lý dứt điểm những vụ việc tiêu cực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Thực sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một chủ trương chiến lược, một vấn đề cơ bản trong đường lối của Đảng ta.

Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm; việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta, như Bác Hồ đã dạy.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện sớm, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; nhất là chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo. Trong đó, tập trung chỉ đạo, phối hợp xử lý dứt điểm các vụ, việc liên quan đến công ty Việt Á, AIC, FLC, Vạn Thịnh Phát, đăng kiểm và các vụ án, vụ việc liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, góp phần chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới; kiên quyết không để nhân sự có sai phạm, tham nhũng, tiêu cực lọt vào cấp ủy các cấp.

Bốn là, lãnh đạo, chỉ đạo phát huy mạnh hơn nữa vai trò của các cơ quan, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội.

Tăng cường các phiên chất vấn, giải trình về việc phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực; chú trọng giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý và đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân trực tiếp phản ánh, tố giác tham nhũng, tiêu cực, góp ý với cấp ủy đảng về công tác cán bộ.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải tăng cường trách nhiệm giải trình, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước về tiếp, đối thoại với công dân; tiếp nhận và kịp thời chỉ đạo giải quyết các vấn đề nhân dân phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, nhất là những vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cần lập đường dây nóng hoặc phương thức phù hợp để tiếp nhận những thông tin về công tác chống tham nhũng, tiêu cực của nhân dân.

Năm là, tiếp tục tham mưu, chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực và các cơ quan chức năng làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Xin lưu ý các đồng chí, thành viên Ban Chỉ đạo trước hết phải là những người thực sự gương mẫu, trong sạch, liêm-dũng-chính-trực, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào và cũng không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào, dám nói, dám làm, kiên quyết làm vì lợi ích chung.

Nếu các đồng chí không gương mẫu, giữ mình, vướng vào tham nhũng, tiêu cực, thì còn nói được ai? xử lý được ai? Do vậy, phải thường xuyên quan tâm kiện toàn Ban Chỉ đạo, kịp thời điều chỉnh, thay thế những thành viên yếu, không đáp ứng yêu cầu.

Các Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo phải nỗ lực, cố gắng vươn lên khẳng định vị thế, vai trò là trung tâm khâu nối, phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương; chủ động, tích cực, sáng tạo tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo; sâu sát, cụ thể, kiên trì, quyết liệt trong tham mưu chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực ở địa phương; thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng thực hiện các kết luận chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Nội chính Trung ương để chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án,...

Chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định để ngăn ngừa có hiệu quả sự tác động tiêu cực, không lành mạnh vào hoạt động của các cơ quan này.

Phải quan tâm chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thật sự có bản lĩnh, thật sự liêm chính, trong sạch; không chịu bất cứ sức ép không trong sáng của tổ chức, cá nhân nào; bất cứ sự cám dỗ, mua chuộc nào của những kẻ phạm tội.

Tôi đã nói nhiều rồi, nay xin nhắc lại: Phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành liêm chính ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, có chính sách đãi ngộ hợp lý; tạo điều kiện thuận lợi và động lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nỗ lực phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc.

Thưa các đồng chí,

Hơn ai hết, các đồng chí đang ngồi ở đây và đang dự Hội nghị tại các điểm cầu trong cả nước là lực lượng nòng cốt, xung kích, đi đầu trong cuộc chiến chống "giặc nội xâm."

Tôi mong rằng sau Hội nghị này, các đồng chí sẽ nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là ở địa phương, cơ sở mình, đáp ứng mong muốn và kỳ vọng của nhân dân về thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc chiến hết sức khó khăn, phức tạp, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân, nhất định tham nhũng, tiêu cực sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi, bởi "Non cao vẫn có đường trèo. Đường dẫu hiểm nghèo vẫn có lối đi"([1]). Tinh thần là thế và chúng ta phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa.

Một lần nữa tôi xin chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố trong cả nước thời gian tới có thêm ý chí mới, quyết tâm mới, kinh nghiệm mới và đặc biệt là những kết quả mới.

Xin cảm ơn các đồng chí./.

([1]) Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB. Giáo dục, 1999 (tái bản lần thứ 5).

Theo TTXVN

Các tin khác

Thanh Hóa: Hơn 500 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU

Thanh Hóa: Hơn 500 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU

(SK&MT) - Tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU và đưa 55 tàu cá ra khỏi danh sách có nguy cơ vi phạm.
Tổng Bí thư: Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân

Tổng Bí thư: Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân

Tổng Bí thư biểu dương những kết quả nổi bật mà Ban Dân vận Trung ương đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đồng thời nêu rõ, căn cơ nhất của công tác dân vận tạo ra thế trận lòng dân vững chắc.
Thành lập BCĐ tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW tại các cơ quan Quốc hội

Thành lập BCĐ tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn tại các cơ quan của Quốc hội.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Phát biểu của TBT Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11

Phát biểu của TBT Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11

(SK&MT) - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Sức khỏe và Môi trường trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Cán bộ, học viên và chiến sĩ của Trường Sĩ quan Không quân tham gia ngày Hội hiến máu tình nguyện

Cán bộ, học viên và chiến sĩ của Trường Sĩ quan Không quân tham gia ngày Hội hiến máu tình nguyện

(SK&MT) - Ngày 16/11/2024, Ban Chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh Khánh Hoà phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Trung tâm Huyết học - Truyền máu tỉnh và Trường Sĩ quan Không quân (SQKQ) tổ chức ngày Hội HMTN năm 2024. Ngày hội thu hút hơn 500 cán bộ, học viên, chiến sĩ của trường SQKQ tham gia.
Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

(SK&MT) - Tạp chí Sức khỏe và Môi trường trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31

Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31

Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31.
Bắc Ninh tổ chức Gặp mặt doanh nhân, thúc đẩy phát triển chợ hiện đại, văn minh

Bắc Ninh tổ chức Gặp mặt doanh nhân, thúc đẩy phát triển chợ hiện đại, văn minh

(SK&MT) - Sáng 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức chương trình Gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024 với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển” nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống chợ hiện đại, văn minh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Phát hiện bãi chất thải khủng giữa trung tâm thành phố

Phát hiện bãi chất thải khủng giữa trung tâm thành phố

(SK&MT) - Nằm ngay khu vực trung tâm của dự án Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc, bên trong hàng rào được che chắn cẩn thận ở mặt tiền đường Liên Phường (phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) là bãi tập kết, chôn lấp chất thải bốc m
TP. Thủ Đức - TP. HCM: Hãi hùng chất thải “bủa vây” sân golf An Phú Lotus

TP. Thủ Đức - TP. HCM: Hãi hùng chất thải “bủa vây” sân golf An Phú Lotus

(SK&MT) - Đủ các loại rác, từ rác thải sinh hoạt đến bùn thải xây dựng đang bủa vây sân tập golf An Phú Lotus vừa mới được đầu tư trên đường Liên Phường (phường An Phú - TP. Thủ Đức) không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởn
Đắk Nông: Trạm trộn bê tông Công ty LBM hoạt động gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

Đắk Nông: Trạm trộn bê tông Công ty LBM hoạt động gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

(SK&MT) - Trạm trộn bê tông của Công ty LBM Đắk Nông tại thôn Thuận Nam, xã Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông trong quá trình hoạt động gây tác động tiêu cực đến môi trường khu vực xung quanh khiến nhiều người dân bức xúc.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024
Trạm bơm tiêu Kim Xá - “Tan hoang” sau mùa bơm tiêu đầu tiên

Trạm bơm tiêu Kim Xá - “Tan hoang” sau mùa bơm tiêu đầu tiên

(SK&MT) - Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư hơn 4.815 tỷ đồng (khoảng 220 triệu USD) dù mới hoàn thành và đang vận hành thử nghiệm, nhưng nhiều vị trí thuộc "siêu dự án" đã sạt lở, nứt vỡ… khiến người dân nghi ngờ về chất
giai phap giam thieu dot ngoai troi su dung thuoc bao ve thuc vat trong nong nghiep co hoi tu gahp
nganh thep huong toi tieu hao nguyen lieu thap
chinh thuc thong cau phao tam thay the cau phong chau phu tho
cach xu ly ve sinh moi truong sau mua bao lut
ta p chi suc khoe moi truong chia se kho khan voi dong bao chiu thiet hai do con bao yagi
thai nguyen gong minh vuot qua trong con lu lich su
thuc trang o nhiem moi truong tu du an xay dung tro thanh noi lo hien huu cua nguoi dan tai hung yen
bo y te ra khuyen cao phong chong dich dau mua khi
hung yen thuc tien chat luong cong trinh du an chua dam bao anh huong den moi truong doi song nhan dan
ban tin tong hop suc khoe moi truong so 7 thang 8
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Ngày 6/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng đã được hoàn thiện, chỉnh sửa một bước sau Hội nghị Tr
Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

(SK&MT) - Sau gần 20 năm triển khai thi hành và sửa đổi, bổ sung một số điều, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp
Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

(SK&MT) - Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu nhưng không có công thức chung cho tất cả các cơ quan báo chí. Bởi vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông cần có phương án để chỉ đạo xây dựng phù hợp trong việc chuyển đổi số, thúc đẩy nhan
Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Với nguồn lực hiện có, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế và giữ vai trò trụ cột trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) có đủ năng lực và điều kiện để phát triển trở thành tập đoàn công nghiệp n
Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, tron
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh
Sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

Sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

(SK&MT) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Cao Bằng phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Cao Bằng phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

(SK&MT) - Từ năm 2018 đến nay, tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh bảo tồn, phát huy các giá trị di sản trong vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững bằng cách quan tâm bảo tồn và khai thác bền vững các n
Giảm nhẹ rủi ro, tổn thất và thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu

Giảm nhẹ rủi ro, tổn thất và thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu

(SK&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu quan trọng là giảm nhẹ rủi ro thiên
Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, tron
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hòa Bình tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp cuối năm

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hòa Bình tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp cuối năm

(SK&MT) - Thực hiện Kế hoạch số 3261/KH-SGTVT ngày 03/10/2024 và Kế hoạch số 3528/KH-SGTVT ngày 22/10/2024 của Sở Giao thông Vận tải về việc kiểm tra, xử lý các vi phạm về hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, điều kiện, tiêu chuẩn và các b
Vướng mắc trong quản lý thực phẩm chức năng

Vướng mắc trong quản lý thực phẩm chức năng

(SK&MT) - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên internet.
Thông qua Luật Dược (sửa đổi): Quy định rõ các biện pháp quản lý giá thuốc

Thông qua Luật Dược (sửa đổi): Quy định rõ các biện pháp quản lý giá thuốc

Chiều 21/11, theo kết quả biểu quyết, có 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Xử lý lãnh đạo địa phương nếu để xảy ra khai thác cát trái phép

Xử lý lãnh đạo địa phương nếu để xảy ra khai thác cát trái phép

(SK&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy chế phối hợp trong quản lý, cát, sỏi; cương quyết xử lý người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra vi phạm...
An Giang: Hội thảo khoa học “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”

An Giang: Hội thảo khoa học “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”

An Giang: Hội thảo khoa học “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”
Vĩnh Phúc: Tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc năm 2024

Vĩnh Phúc: Tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc năm 2024

(SK&MT) - Sáng 11/11, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Vĩnh Phúc tổ chức lễ tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 - 2024.
Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần Vet by Ehl

Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần Vet by Ehl

(SK&MT) - Ngày 28/10/2024, Học viện Hotel Academy Việt Nam đã tổ chức lễ khai giảng khóa học Quản trị Khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Cần Thơ: Trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 13

Cần Thơ: Trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 13

Cần Thơ: Trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 13

Nổi bật

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035

(SK&MT) - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6004/QĐ-UBND về việc phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành p
Phát triển công trình xanh – cần hoàn thiện hành lang pháp lý

Phát triển công trình xanh – cần hoàn thiện hành lang pháp lý

(SK&MT) - Phát triển công trình xanh đang trở thành xu thế trong lĩnh vực xây dựng nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc phát triển công
Cao Bằng phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Cao Bằng phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

(SK&MT) - Từ năm 2018 đến nay, tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh bảo tồn, phát huy các giá trị di sản trong vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững bằng cách quan tâm bảo tồn và khai thác bền vững các n
Dự phòng Zona ở người lớn bằng vaccine

Dự phòng Zona ở người lớn bằng vaccine

(SK&MT) - Tại Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại nước ta mới đây, các chuyên gia khẳng định, lão hoá làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng theo các biến chứng phức tạp.
Giảm nhẹ rủi ro, tổn thất và thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu

Giảm nhẹ rủi ro, tổn thất và thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu

(SK&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu quan trọng là giảm nhẹ rủi ro thiên
Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Dự kiến sẽ có khoảng 60 bệnh nhân được thăm khám trong Chương trình phẫu thuật từ thiện, các bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe sẽ được phẫu thuật trong đợt 1 này.
TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

(SK&MT) - Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung trọng tâm trong cải cách hành chính, vừa có ý nghĩa trong tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước, vừa tạo cơ hội cho hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế – xã hội.
Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

(SK&MT) - Bệnh viện C Thái Nguyên là một trong những bệnh viện uy tín cung cấp các dịch vụ Đa khoa khu vực Thái Nguyên. Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua 32 năm phát triển và trưởng thành, Bệnh viện không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô cũng như làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

(SKMT) - Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (tiền thân là Viện Điều dưỡng Khu tự trị Việt Bắc) được thành lập ngày 12/10/1955. Qua hơn sáu thập kỷ xây dựng và phát triển, với sự đổi mới về cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nay đã trở thành một bệnh viện lớn của tỉnh.
Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

(SK&MT) - Là bệnh viện công lập Hạng 3 tại tỉnh Thái Nguyên, TTYT thị xã Phổ Yên luôn đảm bảo chuyên môn và hạ tầng để đảm nhận chức năng thăm khám tại địa phương. Đồng thời, liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đạt các tiêu chí Trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã, để người dân luôn an tâm khi tới đây khám và điều trị.
Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Ngay từ ngày đầu thành lập (31/12/1965), Bệnh viện A Thái Nguyên luôn định hướng rõ sứ mệnh là chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn và phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày đó. Trong chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy thuốc của bệnh viện đã luôn nỗ lực rèn luyện, cống hiến hết mình cho sứ mệnh cao cả ấy, làm nên thành tích chung của ngành Y tế Thái Nguyên, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ (TTYT huyện Đồng Hỷ) là bệnh viện công lập hạng III trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, TTYT huyện Đồng Hỷ đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt vai trò phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng và thực hiện tốt tiêu chí cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

(SK&MT) - Nằm ở một huyện vùng núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, thế nhưng trong những năm qua, tập thể cán bộ, thầy thuốc, y bác sĩ tại Trung tâm Y tế Chợ Đồn luôn phát huy tinh thần vượt khó, đoàn kết một lòng, từng bước xây dựng đơn vị ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác khám chữa bệnh của người dân đồng bào dân tộc miền núi tại địa phương.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

(SK&MT) - Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến để triển khai nhiều kỹ thuật mới trong công tác chuyên môn, điều này đã giúp người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương mà không phải di chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.
Giao diện di động