Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội BĐS Hải Phòng Phạm Hồng Điệp: Cơ hội cho BĐS vùng Duyên hải Bắc Bộ và tín hiệu khởi sắc từ phân khúc công nghiệp xa
Trước những rủi ro tiềm ẩn từ các kênh đầu tư như chứng khoán, ngoại tệ, vàng thì thị trường BĐS được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng. Vùng Duyên hải Bắc Bộ, đặc biệt là Quảng Ninh và Hải Phòng là vùng có tiềm năng đầu tư lớn nhất. Đây là nguồn cung dồi dào cho thị trường BĐS.
Ông Phạm Hồng Điệp, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec – Chủ đầu tư khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã có những nhận định tổng quan, phân tích thị trường BĐS nói chung và BĐS công nghiệp xanh – công nghiệp sinh thái nói riêng. Đồng thời có những lưu ý khi đầu tư vào lĩnh vực này.
Ông Phạm Hồng Điệp, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec – Chủ đầu tư khu công nghiệp Nam Cầu Kiền
Nhiều tín hiệu lạc quan cho thị trường BĐS công nghiệp đón “sóng” đầu tư
- Đánh giá khái quát của ông về thị trường BĐS miền Bắc những tháng đầu năm 2022 như thế nào?
Năm 2021, trong khi FDI đăng ký toàn ngành giảm 12% so với cùng kỳ thì vốn FDI đổ vào BĐS tăng 213%. Tôi nhận thấy, trong quý I/2022, thị trường BĐS miền Bắc có sự phục hồi tích cực. Số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới tăng 47% so với cùng kỳ năm 2021.
Tỷ lệ lấp đầy cao, giá đất cho thuê rẻ tại các khu công nghiệp phía Bắc kéo theo nhu cầu BĐS gia tăng mạnh. Một số tỉnh thành có tỉ lệ lấp đầy cao như Bắc Ninh lên đến 95%, Hà Nội đạt 90%, Hưng Yên 89%, Hải Phòng 73%.
Dự đoán quý II/2022, thị trường vẫn phát triển ổn định, các gói đầu tư công vào hạ tầng cơ sở sẽ là điểm nhấn giúp “bức tranh” thị trường BĐS miền Bắc trở nên tươi sáng. Các tỉnh có khu công nghiệp quy mô, trong đó có Hải Phòng, Hải Dương... vẫn giữ sức hút trong quý II nhờ nguồn cầu BĐS vùng ven khu công nghiệp. BĐS công nghiệp và BĐS nghỉ dưỡng được kì vọng là 2 phân khúc tăng trưởng mạnh trong năm 2022.
Tuy nhiên, thị trường còn tồn tại một vài thách thức như: Siết chặt tín dụng BĐS có thể gây tâm lý e ngại đối với nhà đầu tư khi quyết định “xuống tiền”; sự phát triển nóng và “sốt” giá tại nhiều địa phương qua các cuộc đấu giá làm thị trường BĐS gia tăng tâm lý lo lắng chu kỳ "đóng băng" BĐS xảy ra.
- Đánh giá khái quát của ông về thị trường BĐS miền Bắc những tháng đầu năm 2022 như thế nào?
Năm 2021, BĐS công nghiệp miền Bắc với tỷ lệ lấp đầy đạt mức cao và thu hút lượng FDI khủng. Bất động sản công nghiệp ven biển nổi lên như một xu hướng mới được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Đây là năm đánh dấu sự bùng nổ của thị trường BĐS công nghiệp.
Điển hình là Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Chỉ tính riêng năm 2020, Hải Phòng và Quảng Ninh đã chiếm 26% thị phần phân bổ BĐS công nghiệp phía Bắc.
KCN Đông Mai- Quảng Ninh- Viglacera IP
Trong số 5 “ngôi sao” của khu vực duyên hải Bắc Bộ, tôi đánh giá cao Quảng Ninh. Đây là tỉnh có lợi thế tuyệt đối cho việc phát triển KCN cũng như bất động sản công nghiệp. Quảng Ninh có nhiều tài nguyên khoáng sản như than đá, đá vôi... cùng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ ở mọi loại hình.
Với chính sách ưu đãi thu hút dòng vốn FDI, hàng loạt nhà phát triển hạ tầng KCN lớn trên thế giới “điểm danh” tại đây như: Tập đoàn Amata; Tập đoàn Marubeni; Tập đoàn GS E&C; Tập đoàn GS E&C...
Ngoài ra, Thái Bình cũng là tỉnh đáng chú ý khi tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm, hạ tầng các khu/cụm công nghiệp, hạ tầng nông thôn mới, hạ tầng giao thông kết nối…Với lợi thế ven biển, quỹ đất rộng, tiệm cận vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cơ chế chính sách thông thoáng, Thái Bình đang là điểm đến của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Dự kiến trong thời gian tới, BĐS công nghiệp Duyên hải phía Bắc sẽ trở nên sôi động với giá thuê đất thấp hơn 20-30% so với các nước lân cận Indonesia, Thái Lan…
“Thỏi nam châm” thu hút đầu tư tại Duyên hải Bắc Bộ
- Theo phân tích của ông, các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ đều có thế mạnh, chiến lược phát triển riêng, đồng thời có những tín hiệu lạc quan. Vậy, cơ hội nào để Hải Phòng vươn lên tỏa sáng?
Hải phòng là địa phương thu hút FDI thuộc top đầu cả nước, chủ yếu tập trung vào các khu công nghiệp và là “thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư với đầy đủ 5 loại hình giao thông, vị trí dịa lý thuận lợi, cửa ngõ xuất nhập khẩu của khu vực phía Bắc.
Với mục tiêu đến năm 2050 trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia, Hải Phòng đang xúc tiến đầu tư xây dựng thêm 15 khu công nghiệp, tổng diện tích hơn 6.400 ha trong vòng 5 năm tới.
Địa phương này hiện có 2 khu công nghiệp sinh thái, chiếm tới 16,5% tổng diện tích các KCN, tiên phong trong tốc độ thu hút và tỉ lệ lấp đầy là Nam Cầu Kiền và DeepC.
- Theo ông, cần những gì để KCN nói chung và mô hình KCN sinh thái nói riêng có thể thu hút các nhà đầu tư?
Việc cần làm lúc này là đẩy nhanh quá trình phát triển quỹ đất làm hạ tầng cơ sở, rút ngắn thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư. Hải Phòng nói riêng, các địa phương khác nói chung cần có chính sách tập trung thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; tăng cường giao lưu quốc tế, quảng bá về thành phố… góp phần đem lại hiệu quả tỷ suất đầu tư lớn. Đây cũng là cơ hội để lựa chọn các nhà đầu tư tốt, dự án có giá trị, góp phần thay đổi diện mạo thành phố.
KCN sinh thái Nam Cầu Kiền Hải Phòng
Việt Nam hiện tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, các sản phẩm vào thị trường chúng ta đang kí kết đều là sản phẩm xanh, sản phẩm tái chế.
Các khu công nghiệp sinh thái là một trong những đặc tính thu hút nhà đầu tư nước ngoài rất tốt. Xây dựng mô hình công nghiệp sinh thái nên là một trong những nội dung quan trọng cần cân nhắc nếu không sẽ phá vỡ hệ sinh thái của chính địa phương đó, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, xung đột về mặt thị trường bất động sản. Chính vì vậy, các tỉnh thành đang phát triển công nghiệp nên nghiên cứu mô hình này.
- Xin cảm ơn ông!
HUYỀN ANH