Singapore và cái giá phải trả để giữ sạch thành phố
Hồi 50 năm trước, đó là lần đầu tiên chính phủ Singapore áp dụng phạt tiền như một biện pháp kiểm soát xã hội. Và sự phát triển kinh tế của Singapore dường như đã giúp đưa nhanh đến thành công ban đầu. Ngày nay, dù xét trên bình diện nào, Singapore cũng đã sạch.
Nếu bạn đã từng đi cùng hướng với xe tải gom rác khi nó đang đi chầm chậm trên đường trong buổi thu gom rác hàng ngày ở Singapore này, bạn sẽ hiểu ngay lập tức tại sao thành phố này được quét dọn không ngừng nghỉ như thế.
Ở những thành phố có khí hậu mát mẻ thì có lẽ cũng không sao nếu thời gian đi gom rác giữa các hộ gia đình lâu hơn một chút. Nhưng ở những vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, đó là một nhiệm vụ khẩn cấp.
"Nếu bạn có rác thải như bạn thấy ở những nước khác, nó có thể sinh ra chuột, ruồi và gián. Tất cả chúng đều là vật mang vi khuẩn và mầm bệnh. Muỗi thậm chí còn là một nỗi lo lớn hơn. Ở đây thì không có bệnh sốt rét, nhưng vào một năm không may thì có thể có đến hàng chục ngàn ca sốt xuất huyết”, ông Edward D'Silva, Chủ tịch Hội đồng Vệ sinh Công cộng Singapore, nói.
IMAKhi đưa ra chính sách Xanh và Sạch, Ông Lý Quang Diệu có mục tiêu cao hơn. Nó nằm trong một chiến dịch rộng lớn hơn bao gồm sửa đổi các đạo luật y tế công cộng, gom những người bán hàng rong vào những nhà bán thức ăn thức uống, xây dựng hệ thống cống thoát đàng hoàng và đưa ra các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Đồng thời, người dân chuyển từ Kampongs (làng kiểu Malay với những túp lều gỗ) vào những khu nhà ở với cơ sở hạ tầng tốt hơn.
"Chúng ta đã xây dựng, chúng ta đã phát triển. Nhưng không có chứng nhận thành công nào đặc thù cho bằng đạt được vị thế của chúng ta như là thành phố xanh và sạch nhất ở Đông Nam Á," ông Lý phát biểu vào năm 1968.
Bên cạnh các quảng cáo còn có các hoạt động giáo dục công chúng, các bài thuyết trình của quan chức y tế và chính quyền kiểm tra cơ sở thường xuyên. Còn có sự ganh đua để tìm ra văn phòng, cửa hàng, công xưởng, công sở, trường học và xe cộ công cộng nào sạch nhất và bẩn nhất.
Sau những chiến dịch đó là hằng ha sa số các chiến dịch khác. Trong suốt những năm 1970 và 1980, đã có những chiến dịch kêu gọi người dân Singapore giữ cho nhà vệ sinh, nhà máy và trạm xe buýt sạch sẽ.
Trong chiến dịch 'Dùng Đôi tay của Bạn' hồi năm 1976, học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo, hiệu trưởng và công chức quét dọn trường học vào cuối tuần. Còn có rất nhiều ý tưởng trồng cây.
Mục tiêu không chỉ là làm cho thành phố trở nên đáng sống hơn. “Một thành phố sạch sẽ hơncũng sẽ tạo ra một nền kinh tế mạnh hơn”, ông Lý Quang Diệu lập luận. "Những chuẩn mực này sẽ giữ cho người dân có tinh thần cao, tỷ lệ bệnh tật thấp và do đó cũng tạo ra những điều kiện xã hội cần thiết cho tăng trưởng kinh tế cao hơn trong ngành công nghiệp và du lịch. Điều này sẽ góp phần tạo ra lợi ích chung và cuối cùng đem đến lợi ích riêng cho mọi người" ông nói.
Trên tất cả những tiêu chí này, Singapore đều làm tốt. Tuổi thọ bình quân đã tăng từ 66 đến 83 (tuổi thọ cao thứ ba thế giới). Vào năm 1967, lượng du khách đến thăm chỉ cao hơn 200.000 một chút, nhưng trong quý ba của năm 2018 thì con số này đã đạt gần 10 triệu lượt. Đầu tư nước ngoài đã bùng nổ, tăng từ chỉ 93 triệu đô la vào năm 1970 lên đến 39 tỷ USD vào năm 2010. Hiện giờ Singapore là nước đón nhận đầu tư nước ngoài nhiều thứ năm trên thế giới, với 66 tỷ USD năm 2017.
IMAGKhông ai cho rằng tất cả những thành công này đều chỉ do chiến dịch chống xả rác mà ra, nhưng những lợi ích sức khỏe thì có.
Sẽ là điều dễ hiểu nếu như du khách sẽ thích quay trở lại một nơi sạch sẽ. Và những đường phố sạch sẽ là chỉ dấu đối với các nhà quản lý nước ngoài rằng thành phố này có khả năng và tuân thủ pháp trị.
Có một quy tắc là các chiến dịch vận động này không chiếm một ngân khoản lớn trong ngân sách địa phương hay chính phủ. Chẳng hạn như trong giai đoạn từ năm 2010 cho đến 2014, Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore chi ra trung bình 3 triệu USD mỗi năm cho các chiến dịch chống xả rác và các hoạt động tiếp cận.
Các cửa hàng giảm giá và cửa hàng bán đồ lưu niệm ở Singapore thường có bán áo phông có in dòng chữ: “Singapore - Thành phố phạt” và ở dưới là rất nhiều thứ mà bạn có thể bị phạt.
Chiến dịch 'Giữ cho Singapore Sạch' vào năm 1968 cũng là lúc lần đầu tiên chính phủ Singapore cố gắng điều chỉnh hành vi của người dân thông qua tiền phạt. Kể từ đó, Singapore đã rất hăng hái áp dụng chính sách phạt tiền.
Điển hình, giới chức ở đây ra hàng chục ngàn giấy phạt mỗi năm về tội xả rác. Mức phạt tối thiểu là 300 đô la Singapore, tương đương 217 USD.
Nỗ lực làm cho Singapore đã bắt đầu từ thời của Thủ tướng Lý Quang Diệu. Chính ông sẽ can thiệp bằng cách gửi lời nhắn đến các Bộ trưởng và các quan chức khi ông thấy cái gì đó đặt sai chỗ. Ông tin rằng mỗi điều nhỏ nhặt đều quan trọng và lo ngại rằng người dân sẽ 'lợi dụng sự lơi lỏng của chính quyền' nếu những vi phạm nhỏ được bỏ qua.
IMAGCó những luật thành văn mà luôn có vẻ nghiêm khắc một cách lạ đời đối với người ngoại quốc. Singapore nổi tiếng là cấm nhập khẩu kẹo cao su (sở hữu không phải là bất hợp pháp). Việc phạt tiền cũng áp dụng đối với những ai đem sầu riêng lên xe điện hay không dội nước bồn cầu công cộng (điều cấm này hầu như không còn ý nghĩa nữa do các toilet giờ đây đều dội nước tự động). Ngoài ra còn có phạt tiền cho hành vi khạc nhổ hay dùng ké wifi của ai đó mà không được phép. Hút thuốc điện tử cũng đã bị cấm.
Có lẽ việc phạt tiền như vậy không có gì bất thường cho lắm. Đúng là ở nhiều nước khác chắc chắn có khác biệt khi nói về quyền dân sự và chính trị, và các hình phạt ở Singapore có thể là hết sức khắc nghiệt, trong đó có án tử hình dành cho các tội phạm ma túy.
Nhưng Singapore không phải là quốc gia duy nhất hăng hái áp dụng phạt tiền để làm giảm các tội vặt. Bang New South Wales ở Australia đã thu được 121 triệu USD tiền phạt đậu xe sai chỗ trong năm tài chính vừa rồi, trong khi các Hội đồng tương tự ở Anh thu được 820 triệu bảng trong cùng giai đoạn (đậu xe thật sự là một thách thức hành chính ở Singapore bởi vì chính quyền muốn giảm tỷ lệ sở hữu xe).
Theo ông Liak Teng Lit, Chủ tịch Cơ quan Môi trường Quốc gia, sự kết hợp của chiến dịch nâng cao nhận thức và các biện pháp trừng phạt đã tạo nên sự khác biệt. Nhiều người hơn đã biết nhặt rác của mình. Thành phố đã trở nên sạch hơn.
"Singapore không phải là một thành phố sạch, đó là thành phố được làm sạch," ông Liak nói.
Vào năm 1961, Singapore có 'lữ đoàn quét chổi' bao gồm 7.000 công nhân làm việc vào ban ngày, do Bộ Y tế tuyển dụng trực tiếp. Cho đến năm 1989, 'lữ đoàn quét chổi' chỉ còn 2.100 người.
Ngày nay, ông Liak nói, Singapore không phải sạch là vì người dân sợ bị phạt, mà nó sạch là vì có một đội công nhân lau chùi đông đảo. Hơn bất cứ ai khác, họ giữ gìn cho Singapore sạch sẽ.
Có 56.000 công nhân tự nguyện quét dọn đăng ký với Cơ quan Môi trường Quốc gia. Ngoài ra có thể có đến hàng ngàn công nhân hợp đồng độc lập không đăng ký với chính quyền. Với lượng công nhân quét dọn đông đảo như thế, Singapore đã bắt đầu xem việc quét dọn là công việc của người khác. Ngày nay, dân Singapore thường xuyên để khay thức ăn lại trên bàn tại các trung tâm ăn uống sau khi ăn xong, bởi vì họ không xem đó là xả rác, hoặc họ cho rằng công việc dọn dẹp bàn ăn là việc của người phục vụ.
Ở Nhật, Australia hay Anh, không có sẵn lao động giá rẻ như vậy để làm công việc quét dọn. Còn ở Singapore, công nhân vệ sinh chủ yếu xuất phát từ trong số gần một triệu lao động nước ngoài cũng như những người lớn tuổi tại chỗ.
Edward D'Silva, Chủ tịch Hội đồng Vệ sinh Công cộng, cho biết ngày nay Singapore bỏ ra ít nhất 87 triệu USD một năm để quét dọn nơi công cộng. "Nếu bạn có thể xây dựng thói quen không vứt rác bừa bãi thì số tiền tiết kiệm được do không phải trả cho người quét dọn, hàng triệu USD có thể được chi cho y tế và giáo dục," ông nói.
Linh Đức
Các tin khác

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên Bế mạc Hội nghị lần thứ 12

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thỏa thuận hợp tác bị hủy vẫn được tòa sơ thẩm công nhận có giá trị liệu có đúng luật?

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Công an tỉnh Bắc Ninh: Tăng cường công tác phòng chống đua xe trái phép

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
