Sống trong môi trường trong lành là một quyền con người quan trọng
Theo nghĩa rộng, "môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”.
Dưới góc độ pháp lý, môi trường tự nhiên được hiểu bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. (khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020).
Còn theo chúng tôi, môi trường trong lành là môi trường sạch đẹp, thuần khiết, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường, không có ô nhiễm, suy thoái môi trường, trong môi trường đó con người và sinh vật sống thoải mái, sống khỏe mạnh, sống hữu ích và sống hài hòa với thiên nhiên.
Ngày nay, sống trong môi trường trong lành là một quyền con người quan trọng. Có thể nói, quyền con người chứa đựng các giá trị chung được cả thế giới ghi nhận và bảo vệ, nó là quyền tự nhiên và mang tính lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội các giá trị của quyền con người ngày càng được mở rộng và bảo vệ, ban đầu quyền con người gồm những quyền cơ bản như quyền được sống, quyền được tự do,… sau đó nhiều quyền quan trọng khác cũng được coi là giá trị chung của nhân loại (quyền con người), trong đó có quyền được sống trong môi trường trong lành.
![]() |
Ảnh minh họa |
Dưới góc độ ngữ nghĩa, "quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”. Theo Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc thì"quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”.
Từ những dẫn giải trên, chúng tôi cho rằng quyền được sống trong môi trường trong lành là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được sống trong môi trường sạch đẹp, thuần khiết, chất lượng với hệ sinh thái cân bằng, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường; không có ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và hoạt động bình thường của con người được pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ.
Quyền được sống trong môi trường trong lành được đặt ra khi sự đe dọa về quyền được sống cơ bản đã được bảo vệ bởi các thể chế dân chủ pháp quyền, nhưng sự tồn tại của con người lại bị đe dọa, hủy hoại do tác động tiêu cực từ môi trường tự nhiên mà nguyên nhân chủ yếu do chính con người gây ra . Sự tác động thái quá của con người vào tự nhiên đã phá vỡ tính thống nhất của môi trường, của hệ sinh thái làm cạn kiệt tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra những thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, đời sống của con người cũng như sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của các quốc gia.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là cơ chế bảo vệ quyền. Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành bao gồm thể chế và thiết chế nhằm đảm bảo thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.
Thể chế pháp lý về bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành là tổng hợp những quan điểm, những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật được ghi nhận trong các điều ước quốc tế cũng như pháp luật quốc gia nhằm bảo đảm, bảo vệ những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được sống trong môi trường sạch đẹp, thuần khiết, chất lượng với hệ sinh thái cân bằng, không có ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và hoạt động bình thường của con người. Có thể phân thể chế bảo vệ quyền con người nói chung, quyền được sống trong môi trường nói riêng thành 3 cấp độ: thể chế pháp lý quốc tế, thể chế pháp lý khu vực và thể chế pháp lý quốc gia. |
Ở bình diện quốc tế, quyền được sống trong môi trường trong lành đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện, công ước quốc tế, như: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ năm 1962 về Sự phát triển kinh tế và bảo vệ thiên nhiên, Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội năm 1966, Tuyên bố Xtốc khôm về môi trường con người năm 1972, Tuyên bố Rio d’Janeiro về môi trường và phát triển (1992), Tuyên bố Johannesburg năm 2002 về phát triển bền vững và Hội nghị về Chống Biến đổi khí hậu (2009) tại Copenhagen, Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu 2015, Hiệp ước khí hậu Glasgow tại Anh năm 2021…
Trong đó, Tuyên bố Liên Hợp quốc về môi trường con người năm 1972 lần đầu tiên chỉ rõ: "con người có quyền cơ bản được sống trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm long trọng bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau” .
Để bảo vệ môi trường Công ước quy định các quốc gia: cần phải giao nhiệm vụ quy hoạch, quản lý hay kiểm soát các nguồn tài nguyên môi trường của các nước cho các cơ quan quốc gia thích hợp nhằm làm cho chất lượng môi trường tốt đẹp hơn.
Tuyên bố Rio de Janeiro cũng tiếp tục khẳng định:"Con người là trung tâm của các mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hoà với thiên nhiên ”. Qua đó chúng ta thấy sống trong môi trường trong lành được coi là quyền con người chính thức được ghi nhận trong Tuyên bố Xtốckhom về môi trường con người năm 1972 và được củng cố, phát triển trong các văn kiện quốc tế sau này và tiếp tục củng cố phát triển đến nay.
Ở nước ta trước khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế còn phát triển chậm tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ… Thậm chí thời kỳ này sự phát thải từ các nhà máy, xí nghiệp còn đi vào tác phẩm văn, thơ, báo chí như một biểu tượng mạnh mẽ cho sự phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước.
Sau khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, mở cửa tháng 12 năm 1986, Việt Nam đẩy mạnh phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (tức là sản xuất nhiều hàng loạt, trước đây mỗi gia đình chỉ nuôi vài con gà, con lợn thì nay mở rộng nuôi đến hàng nghìn, hàng vạn con trong các trang trại, hay trước kia chỉ có nhà máy, xí nghiệp của nhà nước thì nay các nhà máy xí nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế được thành lập và phát triển).
Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch đã dẫn tới môi trường nước, đất đai, không khí nhiều khu vực ở nước ta bị ô nhiễm nặng nề. Điều này cũng dễ hiểu bởi việc bảo đảm tăng trưởng liên tục ở mức cao mà không tàn phá môi trường là một bài toán không dễ. Hơn nữa, sức ép phải tăng trưởng có thể buộc chúng ta phải đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cắt giảm hoặc trì hoãn những khoản đầu tư không thể thiếu cho môi trường. Xu thế này tác động xấu đến quyền được sống trong môi trường trong lành của nhân dân.
Vậy, pháp luật về bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Bối cảnh mới tác động đến hiệu quả bảo vệ môi trường, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam thời gian tới ra sao? Mời bạn đọc theo dõi ở những bài viết tiếp theo.
Các tin khác

Tăng cường Bảo vệ môi trường đất trước nguy cơ ô nhiễm

Hà Nội tăng cường vệ sinh môi trường nhân dịp Ngày Giải phòng Thủ Đô

TP. Cần Thơ và Tổng lãnh sự Hà Lan phát động trồng 1.000 cây bần chống sạt lở bờ sông

Người dân hào hứng với Tuần lễ không túi nylon tại thành phố Huế

Bộ Tài nguyên Môi trường làm việc với các tỉnh Bắc Trung Bộ về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

Lễ phát động Quốc gia Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và toàn Xã Hội

Thanh Hóa: Đưa hoạt động khai thác khoáng sản vào nề nếp

Cà phê Thuận An: Đưa máy bay không người lái áp dụng trong canh tác cà phê và cây hoa màu
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Bắc Giang: Cần xử lý triệt để trạm trộn bê tông Việt Nhật gây ô nhiễm môi trường

Quảng Bình: Dự án môi trường trọng điểm với mức đầu tư 58 triệu USD

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân

Cảnh báo sức khỏe bị ảnh hưởng khi không khí ô nhiễm

Cảnh báo nhựa tái chế có thể độc hại hơn và không thể khắc phục ô nhiễm

Phát triển Dự án điện mặt trời áp mái thí điểm tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Khu CN Nam Cầu Kiền - Biến "nguy" thành "cơ", vững vàng giữa đại dịch

Nam Cầu Kiền thực hiện mục tiêu kép, nêu cao tinh thần chống dịch Covid-19

Xuân Quan – Văn Giang: Nên chuyển đổi mô hình trang trại để khai thác hiệu quả đất đai

Chung tay đẩy lùi ô nhiễm rác thải nhựa tại huyện Nga Sơn, Thanh Hóa

Triển khai thí điểm mô hình "Trường học xanh giảm thiểu rác thải"

Đẩy mạnh tiêu dùng xanh nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường

Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng

Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

Phúc Thọ (Hà Nội): Dân “khóc ròng” vì quanh năm ngửi mùi hôi thối từ những trại lợn

Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh hoạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống

Vĩnh Phúc: Xử phạt 640 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Môi trường công nghệ Việt vi phạm quy định xử lý chất thải

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng: Cơ hội lớn giúp nền kinh tế phát triển bền vững

Giải pháp vận hành an toàn, hiệu quả và linh hoạt các hồ chứa

Đánh giá thực tiễn và nghiên cứu khoa học cho tiềm năng điện gió ngoài khơi

Thủ tướng: Dứt khoát không để khủng hoảng năng lượng
Nổi bật

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa được “Vinh danh bệnh viện hoàn thành chương trình PRIME”

"Thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun

Hanoi Half Marathon 2023 - Chạy vì rùa

Công ty cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc: Sản xuất kinh doanh gắn với trách nhiệm vì cộng đồng

Diễn đàn logistics chuyển đổi số đồng bằng sông Cửu Long

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
