Sự kiện lịch sử trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
(SK&MT) - Việc Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam và tại Hà Nội, ông tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam đã có từ hơn nửa thế kỷ qua, là dòng tin nóng của các cơ quan truyền thông quốc tế những ngày này. Các bình luận của truyền thông quốc tế đều coi đây là sự kiện lịch sử trong quan hệ giữa hai nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đón Tổng thống Obama tại phủ chủ tịch
Trong khi đó, hãng tin AFP (Pháp) dẫn lời Tổng thống Obama nhấn mạnh việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí chứng tỏ quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được bình thường hóa hoàn toàn. Theo AFP, động thái mới này là biểu tượng cho sự dịch chuyển trong quan hệ song phương vốn đã và đang chứng kiến nhiều bước tiến tích cực trong thương mại và văn hóa thời gian gần đây.
Hãng tin Reuters (Anh) cho rằng mặc dù lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã được dỡ bỏ một phần từ cuối năm 2014, nhưng quyết định dỡ bỏ hoàn toàn mang một ý nghĩa quan trọng hơn. Theo Reuters, phần lớn giới chức Hoa Kỳ ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí và Việt Nam trước đó cũng đã nhiều lần đề nghị Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận này, cho rằng việc mua vũ khí phục vụ công tác quốc phòng từ các đối tác thương mại là hoạt động hoàn toàn bình thường.
Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc dẫn phát biểu tại cuộc họp báo ngày 23/5 tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Trung Quốc vui mừng trước việc Việt Nam phát triển “các mối quan hệ hợp tác bình thường” với tất cả các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ. Trung Quốc hy vọng quan hệ cải thiện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ “sẽ có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển”. Người phát ngôn cũng cho rằng lệnh cấm vận vũ khí là “sản phẩm của Chiến tranh Lạnh” và “không nên tiếp tục tồn tại”.
Trong khi đó, đài BBC (Anh) cho biết trong cuộc họp báo với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Obama nói rằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí chứng tỏ quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã hoàn toàn bình thường hóa. "Rõ ràng từ chuyến thăm này, người dân hai nước đều háo hức cho một mối quan hệ gần gũi hơn", BBC dẫn lời ông Obama, khẳng định
Cùng ngày, kênh truyền hình CNN cho rằng việc Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là một bước đi làm sâu sắc hơn quan hệ quốc phòng song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Khi tin về việc dỡ bỏ vũ khí được công bố, CNN đã cho hiển thị dòng chữ thông báo Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam trên đầu mỗi bài viết.
Báo New York Times trong bài viết với tiêu đề "Obama đến Việt Nam, hướng tới tương lai hơn là nhìn về quá khứ" cho rằng chuyến thăm lần này sẽ trở thành tâm điểm của báo giới. Bài báo của cây bút Gardiner Harris viết: Chuyến công du Việt Nam không chỉ giúp tổng thống Mỹ củng cố chính sách xoay trục sang châu Á mà mặt khác, đây còn là cơ hội để ông thắt chặt mối quan hệ về an ninh, kinh tế với một đối tác đang ngày càng có vai trò quan trọng trong khu vực. Ngoài ra, chuyến công du sẽ làm "trào dâng cảm xúc" trong lòng các cựu binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam và tiếp tục kéo dài tranh cãi dường như chưa bao giờ dứt về hậu quả của cuộc chiến năm xưa.
Báo Washington Post, tờ báo hàng đầu của Mỹ gọi đây là động thái mang tính lịch sử.
Tờ The Wall Street Journal thì cho biết: “Hiếm khi một Tổng thống Hoa Kỳ dành tới 3 ngày để thăm một quốc gia. Điều này chứng tỏ Washington rất quan tâm đến việc mở rộng các mối quan hệ với Hà Nội”. Theo bài viết, trong thời gian ở Việt Nam, ông Obama sẽ được chứng kiến một quốc gia đã gần như vượt qua được những đau thương của chiến tranh và hướng tới làm sâu sắc quan hệ với Hoa Kỳ.
Tờ Los Angeles Times thì dẫn các ý kiến phân tích cho rằng: “Mối quan hệ giữa 2 bên chưa bao giờ tốt hơn lúc này. Dưới thời Tổng thống Barack Obama, mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam thực sự sâu sắc hơn và Việt Nam được xem là một trong những nhân tố chủ chốt trong nỗ lực lâu dài của ông Barack Obama nhằm tái cân bằng chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á”.
Báo Stars and Stripes của quân đội Mỹ thì cho rằng khi lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ, Mỹ sẽ có thể cung cấp cho Việt Nam các công nghệ, phương tiện giám sát trên biển quan trọng, ví dụ như máy bay trinh sát chống ngầm P-3 Orion.
Nhật báo hàng đầu của Pháp, tờ Le Monde cho rằng chuyến thăm của ông Obama là thêm một bằng chứng cho thấy sự xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tờ báo viết: Thông qua chuyến thăm đặc biệt này, Tổng thống Mỹ muốn "tái cân bằng" chính sách sang khu vực châu Á, vì những mục đích kinh tế cũng như mục đích chiến lược.
Bài viết trên báo Libération (Pháp) ngày 23/5 đã nhắc lại việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế vào năm 1994 và bình thường hóa quan hệ một năm sau đó -là một quyết định có tính biểu tượng cao.
Trong khi đó tờ nhật báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh vào mục đích thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước. Bài báo viết: "Tổng thống Mỹ Obama không đến Việt Nam với hai tay không. Ông đến để nói chuyện về thương mại với người đồng cấp. Trong vòng chưa đầy 10 năm, trao đổi thương mại song phương đã tăng gấp 10 lần, đạt 46 tỷ USD vào năm 2015. Với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,5% trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể so với các nước trong khu vực".
Báo Spiegel của Đức số ra ngày 23/5 viết rằng Tổng thống Obama đã có một bước đi quan trọng là thông báo chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Bài báo cũng dẫn lời Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng quyết định này nằm trong tiến trình bình thường hoá quan hệ song phương.
Báo Süddeutsche Zeitung cùng ngày cũng viết rằng ngay khi bắt đầu chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Obama đã thông báo dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí áp đặt từ hàng chục năm qua với Việt Nam. Theo bài báo, với động thái này, Hoa Kỳ muốn bình thường hoá hoàn toàn quan hệ với Việt Nam cũng như xoá bỏ "tàn dư còn lại từ Chiến tranh Lạnh". Tổng thống Obama đã nhấn mạnh về sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên, bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ và Việt Nam có thể tăng cường hợp tác cả trong lĩnh vực quân sự.
Hãng tin chính thống ANSA của Italy đánh giá việc Tổng thống Obama tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là một sự kiện "mang tính lịch sử". Theo ANSA, việc dỡ bỏ cấm vận với Cuba, chuyến thăm Việt Nam và sau đó là chuyến đi đến Hiroshima (Nhật Bản) là một nỗ lực đáng ca ngợi của ông Obama nhằm khép lại quá khứ Chiến tranh Lạnh.
Dưới đầu đề "Good morning Vietnam" bài viết trên nhật báo La Repubblica của Italy cũng có bài viết điểm lại những bước cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau 21 năm kết thúc chiến tranh, trong đó nêu rõ "con đường mà hai nước đã đi rất dài”. Bài báo nhắc lại lời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phòng bầu dục của Nhà Trắng trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi tháng 7 năm ngoái: "Quá khứ không thể thay đổi nhưng tương lai thuộc về trách nhiệm của chúng ta” và kết luận “quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tốt hơn nhiều trong một thế giới có quá nhiều xung đột”.
Hãng thông tấn quốc gia Telam của Argentina bình luận việc Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là một quyết định có ý nghĩa lịch sử.
Trang tin điện tử IBTimes miêu tả Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Chuyến thăm của ông Obama là dấu hiệu rõ ràng cho thấy mối quan hệ an ninh, kinh tế Việt - Mỹ đang ngày một khăng khít. Chuyến công du càng có ý nghĩa hơn khi mà nó diễn ra chỉ vài tháng sau khi Mỹ, Việt Nam cùng 10 quốc gia khác ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là cánh cửa rộng để Mỹ tiếp cận gần hơn với Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực về mặt thương mại.
Tờ Strait Times của Singapore dẫn lời ông Daniel Kritenbrink, giám đốc cấp cao Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng về Vấn đề châu Á, cho hay những bước tiến triển trong quan hệ Việt - Mỹ là rất đáng chú ý. "Tôi thấy rất ấn tượng, nếu không muốn nói là ngoạn mục, mỗi khi nghĩ đến việc chúng ta đã đi xa đến đâu cũng như những tiến bộ mà người dân, chính phủ hai nước đạt được. Thực tế, chúng ta hiện hợp tác trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đối với tất cả mọi vấn đề, từ kinh tế và quan hệ thương mại đến quân sự", ông Kritenbrink nói.
Động thái dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ cho phép Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang trong bối cảnh căng thẳng khu vực không ngừng gia tăng trước những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông, báo Sydney Morning Herald của Australia nhận định.
Nhật báo Economic Times của Ấn Độ đánh giá lần đến Việt Nam của ông Obama không chỉ mở ra một chương mới cho quan hệ song phương mà đây còn là sự kiện mang tính cột mốc. Bài báo điểm qua lịch trình làm việc của tổng thống Mỹ trong thời gian ở Việt Nam và kết luận mối quan hệ Việt - Mỹ đang dần trở nên "sâu sắc" và "đa dạng" hơn theo thời gian…
Linh Đức
Các tin khác

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Tổng Bí thư: Người có công là tài sản quý, là biểu tượng của ý chí Việt Nam

Hải Phòng: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025

Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
