Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học
(SKMT) - Nm trong chuỗi các Hội thảo Khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 4, ngày 29/9 đã diễn ra Hội thảo chuyên đề “Vai trò của khoa học công nghệ trong công tác bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học”. Hội thảo do GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, TS. Hoàng Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học chủ trì và có sự tham gia đông đảo của đại diện các Bộ/ngành, địa phương, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi trường..
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu. Đến nay, tại Việt Nam đã xác định được khoảng 49.200 loài sinh vật và là một trong 10 trung tâm ĐDSH phong phú nhất thế giới và cũng được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật/tài nguyên di truyền, là nơi có nguồn gen cây trồng và vật nuôi địa phương đa dạng của thế giới.
Tuy nhiên sự đa dạng tài nguyên thực vật nói trên đang bị đe dọa nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh, của việc khai thác bừa bãi và thiếu ý thức, do thiên tai, do thói quen canh tác lạc hậu, do sự gia tăng dân số kèm theo quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại khắp các vùng trong cả nước, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng mà Việt Nam là 1 trong số 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu cũng đặt ra những thách thức và những cơ hội mới. Mức độ biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn và ngày càng tác động tiêu cực đến tài nguyên di truyền. Mặt khác, cộng đồng quốc tế cũng hơn bao giờ hết quan tâm chủ quyền quốc gia và trao đổi nguồn gen quốc tế. Vì thế vấn đề quản lý bảo tồn và khai thác sử dụng bền vững nguồn gen càng trở nên cấp thiết hơn.
Đoàn chủ trì Hội thảo
Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên di truyền, trong vòng 10 năm qua, Nhà nước đã ban hành khung pháp lý tương đối đầy đủ liên quan đến bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gen thực vật, động vật và VSV. Nhiều bộ luật quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên đã ra đời và được hoàn thiện, như: Luật Thủy sản (năm 2003); Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004); Luật Bảo vệ môi trường (2005); Luật Tài nguyên nước (2012). Đặc biệt, Luật Đa dạng sinh học (2008) đã tạo cơ sở pháp lý để các cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn tài nguyên di truyền thông qua các cơ chế mới về đồng quản lý và chia sẻ lợi ích.
Bên cạnh đó, công tác điều tra, thu thập và nhập nội nguồn gen thực vật, động vật và VSV đã và đang được các cơ quan trong hệ thống bảo tồn quỹ gen quốc gia tiến hành trong cả nước. Công tác bảo tồn, lưu giữ và đánh giá nguồn gen cũng được thực hiện nghiêm ngặt. Việc sử dụng và khai thác phát triển nguồn gen tạo giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, cây thuốc… ngày càng được tăng cường. Đồng thời, tổ chức mạng lưới quỹ gen trên toàn quốc cũng được thiết lập nhm nâng cao hiệu quả công tác quỹ gen. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin nguồn gen sinh vật cũng được triển khai đồng bộ đối với tất cả các loại gen.
Trong thời gian tới, cần củng cố, phát triển mạng lưới tổ chức bảo tồn; có chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các tổ chức bảo tồn; lồng ghép chính sách bào tồn với các chính sách về phát triển nông nghiệp – nông thôn – nông dân; lồng ghép KH&CN về bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen, đánh giá di truyền nguồn gen với các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ phục vục phát triển kinh tế vùng và địa phương. Đào tạo nhân lực ngay từ giai đoạn đầu triển khai xây dựng, đảm bảo cho các tổ chức tham gia mạng lưới đủ nhân lực thực thi nhiệm vụ. Xã hội hoá nguồn lực tài chính cho việc xây dựng và duy trì hoạt động các trung tâm theo mô hình công tư kết hợp, bao gồm nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, địa phương, các doanh nghiệp, các quỹ về môi trường và đa dạng sinh học, nhà tài trợ trong nước và quốc tế. Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen; Ứng dụng các phương pháp tiến tiến trong công tác bảo tồn, khai thác phát triển và quản lý nguồn gen.
Toàn cảnh Hội thảo
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các bài tham luận về hiện trạng và kinh nghiệm phòng ngừa sinh vật ngoại lại ở Việt Nam; vấn đề bồi hoàn đa dạng sinh học, việc đánh giá các loài động, thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng; vấn đề đa dạng sinh học trong quy hoạch sử dụng đất; việc lồng ghép đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường; việc chống chịu trước biến đổi khí hậu của hệ sinh thái; việc đánh đổi giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển…
Trao đổi tại Hội thảo, các đại biểu cho rng các bài tham luận của các diễn giả đã đánh giá đúng được thực trạng tình hình đa dạng sinh học tại Việt Nam. Việt Nam có sự đa dạng sinh học rất phong phú, vì thế cần có những nghiên cứu các tác động của con người đối với đa dạng sinh học, các tác động này có vai trò quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu. Đồng thời, các đại biểu cũng cho rng việc xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung đa dạng sinh học rất quan trọng, là điều kiện cho quá trình phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học.
Kết luận Hội thảo, TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng các bài tham luận đã đạt được kết quả tốt và có sự thống nhất quan điểm cao. Với nhận thức nguồn gen là tài sản vô giá của quốc gia, là lợi thế quan trọng tạo sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế dựa vào sinh học trong tương lai, hy vọng rng cùng với khoa học và công nghệ sẽ phát huy những thành tựu bảo tồn nguồn gen đã đạt được trong giai đoạn trước, để có bước phát triển mới trong giai đoạn tiếp theo.
T.Vân
Các tin khác

Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Trà Vinh công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở đê bao ở huyện Càng Long

Thanh Hóa: Hơn 2.100 hộ được hỗ trợ đấu nối nước sạch

Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc

Cải thiện không khí – những bài học kinh nghiệm từ quốc tế với Việt Nam

Thấp thỏm, lo âu trước sạt lở ở vùng ĐBSCL

Bệnh viện Bạch Mai lên tiếng về quản lý chất thải y tế

Dự báo thời tiết dịp 30/4-1/5: TP Hồ Chí Minh chiều tối có thể có mưa

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Sạt lở ở Cần Thơ khiến 1 nhà dân bị sụp xuống sông

Sạt lở ở An Giang làm 10 căn nhà của người dân bị sụp xuống sông

Trà Vinh công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở đê bao ở huyện Càng Long

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Thanh Hóa: Chưa xem xét khai thác khoáng sản tại nhà máy chế biến gỗ Lee & Carol

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Bắc Giang: Hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
