Thế giới có gần 300.000 người nhiễm Covid-19
Italy tiếp tục là nước có số bệnh nhân tử vong cao nhất trong 24 giờ qua, khi ghi nhận tới 627 người qua đời, tiếp đến là Tây Ban Nha (235 người) và Iran (149 người).
Tổng số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại Italy kể từ khi ghi nhận trường hợp đầu tiên vào tháng Hai vừa qua hiện là 4.032, cao hơn cả Trung Quốc đại lục, và tổng số người nhiễm bệnh là 47.021 người. Số người được điều trị khỏi bệnh và xuất viện là 5.129 người.
Là nước đứng thứ ba thế giới về số ca tử vong do bệnh COVID-19, Iran ghi nhận 1.433 trường hợp tử vong và 19.644 người nhiễm.
Tổng số người tử vong tại Tây Ban Nha là 1.002 người và 19.980 người nhiễm. Pháp cũng xác nhận 450 người đã qua đời do virus SARS-CoV-2 và 12.612 ca nhiễm. Mỹ thông báo 205 ca tử vong và 14.250 bệnh nhân COVID-19.
*Mỹ tạm dừng cấp visa phổ thông toàn cầu
Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 20/3 thông cáo ngừng cấp visa phổ thông vào Mỹ, trừ các loại visa khẩn cấp.
"Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ ngừng các dịch vụ cấp visa thông thường tại toàn bộ đại sứ quán và lãnh sự quán. Các loại visa khẩn cấp vẫn được xem xét nếu các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ có đủ nhân viên", thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đăng ngày 20/3 nêu rõ. Việc ngừng cấp visa không ảnh hưởng tới các trường hợp được miền thị thực khi nhập cảnh vào Mỹ. Tuy nhiên, Washington đang áp lệnh cấm đi lại trong 30 ngày với 26 quốc gia châu Âu.
Hiện Mỹ cũng nâng cảnh báo đi lại lên mức 4 - mức cao nhất, kêu gọi công dân dừng toàn bộ các chuyến đi nước ngoài. Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân về nước sớm hoặc chuẩn bị ở lại nước ngoài trong một thời gian chưa xác định.
*Đức phong tỏa bang đầu tiên
Trong bối cảnh Đức đang tăng mạnh số ca mắc Covid-19, giới chức nước này áp dụng biện pháp mạnh để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Bavaria trở thành bang đầu tiên của Đức ra lệnh phong toả toàn bộ dân cư. Theo đó, từ 0h ngày 21/3, toàn bộ người dân Bavaria phải ở lại trong nhà và chỉ được ra khỏi nhà để mua nhu yếu phẩm, tiếp cận chăm sóc y tế hoặc đi làm với các công việc không thể làm việc tại nhà.
Bavaria là một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19 ở Đức. Số người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 tại bang này là 15 người, chiếm 1/3 tổng số người chết vì dịch viêm phổi cấp ở Đức.
Đức hiện ghi nhận hơn 15.000 ca nhiễm và là ổ dịch lớn thứ 5 trên thế giới.
Ngoài Bavaria, 2 thành phố Đức là Leverkusen và Freiburg cũng áp dụng lệnh phong tỏa trong ngày 20/3.
*Ba Lan dung rượu bị tịch thu để sát khuẩn
Ba Lan quyết định sử dụng gần nửa triệu lít rượu trái phép bị tịch thu để khử trùng phương tiện công cộng và các công trình, chống virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Thông báo của văn phòng công tố Ba Lan ngày 20/3 nêu rõ: “Do nhu cầu ngày càng tăng đối với việc khử trùng, chúng tôi quyết định sử dụng rượu thu được trong công tác hình sự”. Như vậy, số rượu trái phép vốn nằm trong nhóm sẽ bị tiêu hủy nay lại được trưng dụng để khử trùng các phương tiện công cộng và tòa nhà.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tối 20/1 tuyên bố nước này đang đi tới “giai đoạn bệnh dịch”, tạo điều kiện để chính phủ có thêm sức mạnh đối phó như điều động nhân sự y tế, hạn chế phương tiện... Trước đó, từ ngày 13/3, Ba Lan được coi đang ở trong giai đoạn “rủi ro bệnh dịch”.
Chính phủ Ba Lan đã tăng hình phạt đối với người vi phạm quy định cách ly kiểm dịch là 1.100-6.600 euro. Các trường học ở Ba Lan tiếp tục đóng cửa cho tới Lễ Phục sinh 12/4. Ba Lan cũng ra lệnh không nhập cảnh với người nước ngoài và đóng cửa các nhà hàng.
Đến ngày 20/3, Ba Lan ghi nhận 411 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2. Thay vì bị tiêu hủy, rượu tịch thu sẽ được dùng để khử trùng tại Ba Lan.
*Brazil tuyên bố dịch COVID-19 là “tình trạng lây lan công đồng”
Ngày 20/3, Bộ Y tế Brazil đã tuyên bố tình trạng virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan cộng đồng ở phạm vi toàn quốc, sau khi nước này ghi nhận thêm 283 ca dương tính (nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 904 người) và 4 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua.
Thông báo chính thức của Bộ Y tế Brazil cho biết Tới nay đã có 25 trên 27 bang của Brazil ghi nhận trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, do đoa Bộ này quyết định tuyên bố “tình trạng lây lan cộng đồng” trên phạm vi cả nước nhằm tạo thuận lợi cho công tác đối phó với dịch COVID-19. Điều này sẽ cho phép cơ quan chức năng trên toàn quốc ra lệnh cách ly ít nhất 14 ngày đối với tất cả những người có triệu chứng mắc bệnh, cách ly đối với những người trên 60 tuổi, nhóm tuổi có nguy cơ nhất khi nhiễm bệnh.
Một lý do khác khiến giới chức y tế Brazil phải đưa ra tuyên bố trên là vì trong số 283 trường hợp dương tính mới, nhiều ca không xác định được nguồn gốc lây bệnh. Tới nay đã có 25 trên 27 bang của Brazil ghi nhận trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
* Thế giới chung tay phát triển vaccine và máy thở
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang hợp tác với các nhà khoa học trên toàn cầu phát triển ít nhất 20 loại vaciine phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19).
Bà Maria Van Kerkhove, một quan chức WHO, cho hay trong cuộc họp báo tại Geneva-Thụy Sĩ hôm 20-3 rằng một số loại vaccine đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng với thời gian kỷ lục chỉ với 60 ngày sau khi giải trình tự bộ gien.
"Sự tăng tốc của quá trình này thực sự rất ấn tượng trên phương diện những gì chúng ta có thể làm, chúng được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu đối với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), Hội chứng viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS) và nay được sử dụng với Covid-19". Tuy nhiên, các quan chức WHO cảnh báo vẫn còn một thời gian rất dài nữa trước khi các loại vắc-xin này có thể đưa vào sử dụng rộng rãi.
Đợt thử nghiệm lâm sàng đầu tiên với loại vaccine Covid-19 đã bắt đầu tuần này ở Mỹ và đó là tiến độ nhanh chưa từng có tiền lệ.
Đại dịch COVID-19 càn quét toàn cầu đã phơi bày sự thiếu hụt máy thở, khi các bệnh viện không trang bị đủ những thiết bị đắt tiền cần thiết để cứu sống bệnh nhân nặng này.
Các cơ sở y tế, bệnh viện đang lùng sục các nhà cung cấp thiết bị hỗ trợ hô hấp, vì số ca tử vong COVID-19 trên toàn thế giới lên tới trên 11.000 và số người nhiễm bệnh lên tới trên 275.000. Do virus SARS-CoV 2 tấn công phổi người bệnh, làm họ mất khả năng hô hấp, máy thở trở thành một công cụ quan trọng trong cuộc chiến cứu mạng người bệnh.
Tờ The Economist ước tính rằng nếu COVID-19 tiếp tục lan truyền với tốc độ hiện tại, Mỹ sẽ hết thiết bị dự phòng trong một tháng.
Theo tờ Wall Street Journal, hiện tại các nhà sản xuất lớn nhất thế giới - Medtronic, Philips, Getinge, Draegerwerk - đang đẩy mạnh sản xuất. Các công ty khởi nghiệp và các nhà phát minh công nghệ đang cố gắng đưa các thiết bị mới vào thị trường, nhưng họ có thể không kịp giúp khi cuộc khủng hoảng y tế diễn biến quá nhanh.
Chi phí đắt đỏ của các máy thở là lý do tại sao chúng được trang bị sẵn với số lượng ít. Tờ Times cho biết, mỗi chiếc máy có thể có giá tới 50.000 USD.
Các nhà sản xuất máy thở cho biết họ đang tăng cường sản xuất nhưng có thể không đáp ứng kịp nhu cầu. Hamilton Medical, một trong những nhà sản xuất thiết bị lớn nhất thế giới, cho hay, Italy muốn đặt hàng 4.000 thiết bị từ công ty Thụy Sĩ, Andreas Wieland, nhưng nhà sản xuất này chỉ có thể cung cấp “số lượng khoảng 400”.
* Ngành du lịch Đông Nam Á lao đao vì dịch Covid-19
Nhu cầu đi lại trong thời gian bùng phát dịch Covid-19 đang khiến các nền kinh tế Đông Nam Á lao đao. Du lịch xuyên biên giới đã chậm lại sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Theo ước tính của Nikkei (Nhật Bản), 8 trong số 10 thành viên của ASEAN sẽ bị thâm hụt ngân sách nếu số lượng khách du lịch nước ngoài giảm một nửa so với năm ngoái.
Khu vực ASEAN đang phải vật lộn với những đồng tiền yếu và việc ít khách du lịch có thể làm trầm trọng hơn vấn đề nợ nước ngoài, phơi bày những nguy cơ của việc quá phụ thuộc vào du lịch để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các nền kinh tế Đông Nam Á đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào khách du lịch trong và ngoài nước, những người đã đóng góp tới 13% tổng doanh thu GDP vào năm 2018, cao thứ hai thế giới chỉ sau vùng Caribbean. Dịch vụ cho khách du lịch nước ngoài đã tạo ra 220 tỷ USD doanh thu cho khu vực trong năm 2018, hơn 50 tỷ USD so với sản xuất ô tô và 160 tỷ USD từ than đá.
Cũng theo Nikkei, ước tính 10 thành viên ASEAN phải đối mặt với thâm hụt tổng ngân sách tới 40 tỷ USD nếu lượng khách du lịch giảm 50% vào năm 2020 so với năm 2018 và có thể vọt lên tới 150 tỷ USD nếu con số khách giảm xuống con số 0.
Thâm hụt ngân sách buộc các nước phải dựa vào vốn vay nước ngoài. Nhưng nếu một số loại tiền tệ quá suy yếu, nó sẽ phải đối mặt với áp lực từ các nhà đầu cơ.
Hiện tại, các quốc gia đang phải nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của kinh tế. Thái Lan đã giới thiệu các gói vay lãi suất thấp và hoãn trả thuế thu nhập cho ngành du lịch. Singapore đã chi hơn 500 triệu USD trong ngân sách dự thảo cho năm tài khoá này để chống dịch, nó cũng sẽ tài trợ tài chính cho du lịch, bán lẻ và một số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch.
Linh Đức
Các tin khác

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO): Khí hậu toàn cầu đang tệ hơn từng ngày

Nạn phá rừng ở Amazon - Hợp tác toàn cầu để bảo vệ rừng

Năng lượng tái tạo giúp châu Âu tiết kiệm hàng chục tỷ USD

Indonesia với tham vọng sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Đề xuất áp thuế toàn cầu liên quan đến khí hậu

Các nước Đông Nam Á cần đầu tư 210 tỷ USD mỗi năm vào năng lượng tái tạo

Các nước đang phát triển “tổn thương” nhiều nhất do biến đổi khí hậu

Tăng tốc chuyển đổi xanh ở châu Phi

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Từ sau 10/9, Đan Mạch không coi Covid-19 là mối nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội

Cảnh báo những biến thể mới của SARS-CoV-2

Vũ Hán dậy sóng vì Covid-19 trở lại

Tóc có thể tái chế một cách ngạc nhiên!

Biến đổi khí hậu đang “ngoài tầm kiểm soát” sau tuần nóng nhất được ghi nhận

Cần tăng tốc ứng phó với biến đổi khí hậu

New Mexico (Mỹ): Cháy rừng khiến hàng nghìn người di tán

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26
Nổi bật

Ngọc Hồi - Kon Tum: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư TP Cần Thơ

Đưa công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực trạng và giải pháp

Huyện Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
