Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh

Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo những nội dung chủ yếu của Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm khu trưng bày tại hội nghị. Ảnh: VGP
Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm khu trưng bày tại hội nghị. Ảnh: VGP

Nội dung cụ thể của Chương trình hành động đã được ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 9/1/2025 của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tập trung trình bày 4 nội dung chủ yếu: (1) Bối cảnh tình hình; (2) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; (3) Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình hành động; (4) Tổ chức thực hiện.

Là xu thế của thời đại, là con đường duy nhất để bứt phá

Về bối cảnh tình hình, người đứng đầu Chính phủ cho biết, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi rất tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, tính chung cả năm đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực, được nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Theo Thủ tướng, trong kỷ nguyên mới, KHCN, ĐMST gắn chặt với CĐS, đây là sự gắn bó khách quan, yêu cầu tất yếu. Trong đó, KHCN là nền tảng, ĐMST là động lực, CĐS là kết nối, con người là trung tâm, là chủ thể. Những tư tưởng này thể hiện rất rõ Nghị quyết 57. Để thực hiện Nghị quyết 57, thì có 3 việc rất quan trọng phải thực hiện nhanh, hiệu quả: Thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, con người thông minh; cùng các điều kiện khác và bảo đảm an ninh, an toàn mạng.

Thủ tướng khẳng định Nghị quyết số 57-NQ/TW là văn kiện có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của đất nước trong lĩnh vực KHCN, ĐMST và CĐS. Nghị quyết số 57 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là kim chỉ nam cho sự phát triển trong kỷ nguyên mới phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng và là lời hiệu triệu mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cùng nỗ lực đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển, thu nhập cao, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Thủ tướng nhấn mạnh KHCN, ĐMST và CĐS đóng vai trò then chốt, là động lực mạnh mẽ để Việt Nam phát triển tăng tốc, bứt phá, bền vững: (1) Giúp Việt Nam bắt kịp, tiến cùng các nước phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu kinh tế, từng bước vượt lên, sánh vai cùng các cường quốc về công nghệ; (2) Là chìa khóa để nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; (3) Tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý Nhà nước; thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, phù hợp với xu thế chung của thế giới; (4) Góp phần bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người dân, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng."Khát vọng về một Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hiện đại, sớm gia nhập nhóm nước phát triển có thu nhập cao đã và đang cháy bỏng hơn bao giờ hết. Khát vọng này là có cơ sở, trên nền tảng những thành tựu, to lớn có ý nghĩa lịch sử đã đạt được. Phát triển KHCN, ĐMST và CĐS không chỉ là xu thế tất yếu của thời đại mà còn là con đường duy nhất để bứt phá, vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, xã hội văn minh, hiện đại, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới", Thủ tướng nói.

  Thủ tướng khẳng định Nghị quyết số 57-NQ/TW là văn kiện có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của đất nước trong lĩnh vực KHCN, ĐMST và CĐS - Ảnh: VGP
Thủ tướng khẳng định Nghị quyết số 57-NQ/TW là văn kiện có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của đất nước trong lĩnh vực KHCN, ĐMST và CĐS - Ảnh: VGP

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng cho biết ngay sau khi Nghị quyết số 57-NQ/TW được ban hành, Chính phủ đã khẩn trương, lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tập trung xây dựng, rà soát, hoàn thiện để sớm ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW với tinh thần "5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả".

Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW được xây dựng tổng thể, toàn diện, được thiết kế với tầm nhìn dài hạn, mục tiêu rõ ràng và các giải pháp mang tính khả thi cao, nhằm cụ thể hóa các định hướng, chủ trương lớn của Đảng thành những hành động thiết thực, sát thực tiễn.

Chính phủ xác định rõ việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, không chỉ dừng lại ở việc quán triệt nhận thức, mà còn phải được thực hiện bằng những bước đi mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, thống nhất với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và toàn xã hội.Trong đó, các nhiệm vụ trọng tâm như hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng hạ tầng số hiện đại, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo được đưa vào Chương trình hành động với lộ trình cụ thể và trách nhiệm rõ ràng.

  Thủ tướng cho biết, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể - Ảnh VGP
Thủ tướng cho biết, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể - Ảnh VGP

7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể

Thủ tướng cho biết, bám sát nội dung của Nghị quyết số 57-NQ/TW, nhất là 5 quan điểm chỉ đạo, các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu (gồm 35 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và 6 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2045) và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể.

Nhóm nhiệm vụ thứ nhất là nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS (gồm 13 nhiệm vụ cụ thể).

Việc quán triệt và triển khai hiệu quả nhóm nội dung này là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết; đòi hỏi chúng ta phải thực sự chuyển biến mạnh mẽ từ tư duy, nhận thức đến hành động trong toàn xã hội, đặc biệt là vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chỉ khi từng tổ chức, mỗi cá nhân đều nhận thức rõ vai trò của KHCN, ĐMST và CĐS, chúng ta mới có thể tạo ra những bước tiến đột phá, xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hiện đại, hội nhập quốc tế sâu rộng; tạo nền tảng vững chắc, giúp nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.

Nhóm thứ hai là khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển KHCN, ĐMST và CĐS (28 nhiệm vụ cụ thể).

Đây là nhóm nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong phát triển KHCN, ĐMST và CĐS, như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo là phải bảo đảm thông thoáng, kiến tạo phát triển với tư duy đổi mới "vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển, tạo không gian phát triển mới", tạo khung khổ pháp lý để huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.

Trong đó lưu ý, khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo, hoặc chưa đầy đủ theo hướng vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đó, ở cấp nào thì cấp đó chủ động, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện; khẩn trương nghiên cứu ban hành một số cơ chế, chính sách đột phá để giải quyết những vấn đề mới trong phát triển KHCN, ĐMST và CĐS; trường hợp cần thiết ban hành một luật sửa nhiều luật, hoặc nghị quyết để xử lý những vấn đề phát sinh chưa quy định trong luật, hoặc đã có nhưng còn nhiều vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn.

Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm là tập trung xây dựng dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Luật Công nghiệp công nghệ số trình Quốc hội thông qua trong năm 2025 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật. Đồng thời, Chính phủ đề xuất Quốc hội xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các Luật liên quan để góp phần thúc đẩy KHCN, ĐMST và CĐS.

Xây dựng cơ chế thử nghiệm, đặc thù trong lĩnh vực KHCN, ĐMST và CĐS, trình Quốc hội thông qua; trong đó có cơ chế đặc thù về đầu tư, đầu tư công, mua sắm công cho sản phẩm, dịch vụ số theo trình tự thủ tục rút gọn; cơ chế thí điểm thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của Nhà nước (sandbox); triển khai thực hiện theo phương thức "vừa thiết kế, vừa thi công"…

Ban hành quy định Quỹ đầu tư mạo hiểm và các cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo để tạo động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đây là bước đi chiến lược để xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ.

Nhóm thứ ba là tăng cường đầu tư hạ tầng cho KHCN, ĐMST và CĐS (34 nhiệm vụ cụ thể).

Tăng cường đầu tư hạ tầng cho KHCN, ĐMST và CĐS là một chiến lược mang tính nền tảng, trong đó hạ tầng đóng vai trò là yếu tố cốt lõi để tạo đà bứt phá cho đất nước; đầu tư cần được thực hiện một cách đồng bộ, liên kết mạnh mẽ giữa các ngành, các lĩnh vực. Ưu tiên phát triển hạ tầng số với phương châm "hạ tầng số phải luôn đi trước một bước", để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế số, xã hội số. Đây chính là nền tảng để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, dịch vụ..., góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm là ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ và công nghiệp chiến lược; đảm bảo ít nhất 15% ngân sách Nhà nước chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ là cần thiết để phục vụ nghiên cứu các công nghệ chiến lược. Đồng thời, rà soát các chiến lược nghiên cứu không gian biển, ngầm và vũ trụ để đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại, khắc phục khan hiếm đất đai.Rà soát, đầu tư phát triển Trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm dữ liệu quốc gia; phát triển hạ tầng số hiện đại, hạ tầng viễn thông, Internet, hạ tầng vật lý số, hạ tầng tiện ích số, các nền tảng số quốc gia, nền tảng số dùng chung các ngành, lĩnh vực. Xây dựng Chương trình phát triển kinh tế số, xã hội số. Xây dựng Đề án ứng dụng Internet vạn vật trong một số ngành, lĩnh vực như sản xuất, thương mại, năng lượng, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, y tế thông minh… Quyết tâm phủ sóng viễn thông 5G trên phạm vi toàn quốc, phát triển mạnh Starlink…

  Thủ tướng cho biết, bám sát nội dung của Nghị quyết số 57-NQ/TW, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể - Ảnh: VGP
Thủ tướng cho biết, bám sát nội dung của Nghị quyết số 57-NQ/TW, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể - Ảnh: VGP

Nhóm thứ tư là phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển KHCN, ĐMST và CĐS (12 nhiệm vụ cụ thể).

Cùng với việc tăng cường đầu tư hạ tầng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, phát triển và trọng dụng nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố then chốt, là "chìa khóa vạn năng" mở ra cánh cửa thành công. Nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt này, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội.

Mục tiêu là xây dựng một đội ngũ nhân lực hùng hậu, vừa đủ về số lượng, vừa đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của kỷ nguyên số. Đặc biệt, nguồn nhân lực này cần được đào tạo bài bản, chuyên sâu, phù hợp với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, sẵn sàng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của KHCN, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.

Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Đề án phát triển và trọng dụng nhân tài; rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổ chức khoa học và công nghệ công lập, trong đó tổ chức nào hoạt động không hiệu quả sẽ được sáp nhập hoặc giải thể để tập trung nguồn lực cho các tổ chức nghiên cứu mạnh; có chính sách thu hút nhà khoa học và chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài về làm việc tại Việt Nam.

Nhóm thứ năm là đẩy mạnh CĐS, ứng dụng KHCN, ĐMST trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý Nhà nước, bảo đảm quốc phòng và an ninh (27 nhiệm vụ).

Đẩy mạnh CĐS, ứng dụng KHCN, ĐMST không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là đòn bẩy then chốt để nâng tầm hiệu quả quản lý Nhà nước, quản trị quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước sẽ tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần kiến tạo một Chính phủ số tinh gọn, hiệu quả, phục vụ nhân dân tốt hơn. Chuyển đổi số sẽ là "chìa khóa vàng" để tối ưu hóa quy trình quản lý, nâng cao năng lực điều hành, dự báo và ra quyết định chính xác, kịp thời trên mọi lĩnh vực, từ KTXH đến quốc phòng - an ninh.

Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Chương trình phát triển Chính phủ số, tạo ra một hệ thống quản trị hiện đại, minh bạch và hiệu quả; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình hướng tới việc cung cấp các dịch vụ số cá nhân hóa dựa trên dữ liệu, không phụ thuộc vào địa giới hành chính; đẩy mạnh số hóa dữ liệu, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu để cắt giảm thủ tục hành chính, trọng tâm vào các lĩnh vực như tư pháp, giáo dục, y tế và đất đai…

Cùng với đó, ứng dụng KHCN, ĐMST và CĐS trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của đất nước, như văn hóa, tài nguyên, môi trường, giao thông, y tế, thương mại điện tử… Ứng dụng KHCN, ĐMST và CĐS trong bảo đảm quốc phòng và an ninh; hiện đại hóa lực lượng quân đội và công an; làm chủ các công nghệ chiến lược.

Nhóm thứ sáu là thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động KHCN, ĐMST và CĐS trong doanh nghiệp (16 nhiệm vụ cụ thể).

Trong tiến trình hình thành và phát triển nền kinh tế số, doanh nghiệp chính là "đầu tàu", là lực lượng nòng cốt của hệ sinh thái khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nhận thức rõ vai trò then chốt này, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều chính sách "mở đường" cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tiếp cận và làm chủ công nghệ số, ứng dụng KHCN vào hoạt động sản xuất kinh doanh; các doanh nghiệp lớn phải đóng vai trò dẫn dắt, tiên phong. Các chính sách này sẽ thổi luồng sinh khí mới, tạo động lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp tự tin chuyển mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Đề án hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp công nghệ số vươn ra toàn cầu; xây dựng Đề án hình thành các doanh nghiệp công nghệ chiến lược quy mô lớn trong nước; thúc đẩy phát triển một số khu công nghiệp công nghệ số và công nghiệp công nghệ thông tin tập trung; đẩy mạnh thu hút các dự án FDI cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy khởi nghiệp về KHCN, ĐMST và CĐS. Hình thành hệ sinh thái cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; xây dựng văn hóa khởi nghiệp quốc gia, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã và hộ kinh doanh, gắn với thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số.

Nhóm thứ bảy là tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển KHCN, ĐMST và CĐS (9 nhiệm vụ). Hợp tác quốc tế là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KHCN, ĐMST và CĐS, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới, nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng những tiến bộ công nghệ tiên tiến. Chính phủ đặt mục tiêu xây dựng các chiến lược hợp tác quốc tế toàn diện, nâng cao vị thế của Việt Nam trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế.

Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai ngoại giao kinh tế gắn với thu hút đầu tư KHCN, ĐMST và CĐS (gọi tắt là "ngoại giao công nghệ"). Xây dựng Đề án Việt Nam chủ động tham gia các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, đóng góp vào việc xây dựng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong KHCN, ĐMST và CĐS, nhất là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn, công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử, bán dẫn, năng lượng nguyên tử, vũ trụ và các công nghệ chiến lược khác để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ số phù hợp nhu cầu trong nước và thế giới.

Vốn Nhà nước dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội

Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, để Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đề nghị các cơ quan trong hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương cần đặc biệt chú trọng tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần "tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào ra việc đấy, làm việc nào dứt việc đó"; chú trọng phân công nhiệm vụ cụ thể với tinh thần "5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả", "dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung" và phương châm "Đảng chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi"; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, giám sát thực hiện; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, từng tổ chức, cơ quan, đơn vị và từng cá nhân liên quan.

Lưu ý một số nội dung trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở nghiên cứu kỹ, bám sát nội dung Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ trong tháng 1 năm 2025.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương tập trung chỉ đạo quán triệt, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện; định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện theo quy định; kịp thời báo cáo và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Chương trình hành động.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện hằng năm theo Nghị quyết số 57-NQ/TW. Nguồn vốn Nhà nước đóng vai trò "vốn mồi", dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội.

Các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, các phong trào thi đua và thực hiện nghiêm túc, kịp thời chế độ khen thưởng, kỷ luật trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ theo quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Chương trình hành động của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chủ động đề xuất gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

Theo Chinhphu.vn

Các tin khác

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tạp chí Sức khỏe và Môi trường trân trọng giới thiệu phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại Hà Nội, ngày 13/1.
Phát triển KHCN đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu

Phát triển KHCN đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu

Khoa học và công nghệ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trao Giải Báo chí toàn quốc“Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ 2

Trao Giải Báo chí toàn quốc“Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ 2

(SK&MT) - Ngày 9/1, Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ 2.
Tổng Bí thư: Đảng, Nhà nước, nhân dân kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức

Tổng Bí thư: Đảng, Nhà nước, nhân dân kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn đội ngũ trí thức, các nhà khoa học nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong giai đoạn cách mạng mới.
Thủ tướng: Tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào có ý nghĩa quyết định

Thủ tướng: Tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào có ý nghĩa quyết định

Đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào có ý nghĩa quyết định với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước của mỗi nước và kêu gọi các doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác với tinh thần "quan hệ đặc biệt phải có cơ chế và cách đối xử đặc biệt, từ trái tim đến trái tim".
Việt Nam, Lào đẩy mạnh kết nối kinh tế, sớm đạt mục tiêu 5 tỷ USD thương mại song phương

Việt Nam, Lào đẩy mạnh kết nối kinh tế, sớm đạt mục tiêu 5 tỷ USD thương mại song phương

Sáng 9/1, tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào.
HMPV lây lan tại Trung Quốc không phải là virus mới

HMPV lây lan tại Trung Quốc không phải là virus mới

(SK&MT) - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thông tin HMPV là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em và đã được ghi nhận tại thành phố, chiếm 12,5-15% tổng số các ca mắc bệnh hô hấp hằng năm, và không phải là virus mới.
41 ca hiến tạng năm 2024 hồi sinh nhiều cuộc đời

41 ca hiến tạng năm 2024 hồi sinh nhiều cuộc đời

(SK&MT) - Năm 2024, ngành y tế đã đánh dấu kỷ lục của Việt Nam về số ca hiến tạng sau chết não với 41 ca, gấp 4 lần năm 2023. Kỹ thuật ghép tạng phát triển vượt bậc, nhiều ca thành công ngoài mong đợi.
Chính phủ nêu cao trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Chính phủ nêu cao trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Phát biểu đáp từ và kết luận Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức sáng 8/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tập thể Chính phủ cam kết nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng và trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025 với phương châm "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
Xem thêm

Đọc nhiều

Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thị Mỹ Duyên: Tâm huyết góp sức vào chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam

Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thị Mỹ Duyên: Tâm huyết góp sức vào chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam

Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thị Mỹ Duyên: Tâm huyết góp sức vào chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam
Nông Cống (Thanh Hóa): Dân bất an vì nhà ở nằm trong vùng bảo vệ lòng hồ Bòng Bòng

Nông Cống (Thanh Hóa): Dân bất an vì nhà ở nằm trong vùng bảo vệ lòng hồ Bòng Bòng

(SK&MT) - Vốn sinh sống ổn đình trên đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) hàng chục năm qua, nay nhiều hộ dân thôn Trung Tâm, xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) vô cùng lo lắng trước tình trạng Công ty Sông Chu tiến hành cắm mốc
Huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh: Công ty Phú Quân chở cát gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh: Công ty Phú Quân chở cát gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

(SK&MT) - Trong thời gian gần đây, tại xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, hàng loạt xe tải chở cát của Công ty Phú Quân đã trở thành “cơn ác mộng” đối với người dân sống dọc các tuyến đường tại địa phương. Không chỉ gây ô nhiễm không khí ng
Hệ thống phòng khám đa khoa Tâm Phúc: Nơi gửi trọn niềm tin

Hệ thống phòng khám đa khoa Tâm Phúc: Nơi gửi trọn niềm tin

(SK&MT)- Hệ thống phòng khám đa khoa Tâm Phúc là địa chỉ tin cậy đối với nhiều người dân tại tỉnh Đắk Lắk trong lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Với sự đầu tư toàn diện về máy móc, cơ sở vật chất đầy đủ, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản
Đắk Lắk: UBND thành phố Buôn Ma Thuột chậm thi hành bản án gây ảnh hướng đến sức khỏe, đời sống của người dân

Đắk Lắk: UBND thành phố Buôn Ma Thuột chậm thi hành bản án gây ảnh hướng đến sức khỏe, đời sống của người dân

(SK&MT) - Mặc dù bản án đã được Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tuyên y án cấp sơ thẩm, TAND tỉnh Đắk Lắk ra quyết định yêu cầu TP. Buôn Ma Thuột ban hành lại phương án phê duyệt bồi thường, hỗ trợ và chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ
ban tin tong hop so 8 thang 11 cua tap chi suc khoe moi truong
ha noi qha dong moi truong song cua nguoi dan khong duoc dam bao boi nhung cong trinh vi pham ttxd
giai phap giam thieu dot ngoai troi su dung thuoc bao ve thuc vat trong nong nghiep co hoi tu gahp
nganh thep huong toi tieu hao nguyen lieu thap
chinh thuc thong cau phao tam thay the cau phong chau phu tho
cach xu ly ve sinh moi truong sau mua bao lut
ta p chi suc khoe moi truong chia se kho khan voi dong bao chiu thiet hai do con bao yagi
thai nguyen gong minh vuot qua trong con lu lich su
thuc trang o nhiem moi truong tu du an xay dung tro thanh noi lo hien huu cua nguoi dan tai hung yen
bo y te ra khuyen cao phong chong dich dau mua khi
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Ngày 6/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng đã được hoàn thiện, chỉnh sửa một bước sau Hội nghị Tr
Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

(SK&MT) - Sau gần 20 năm triển khai thi hành và sửa đổi, bổ sung một số điều, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp
Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

(SK&MT) - Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu nhưng không có công thức chung cho tất cả các cơ quan báo chí. Bởi vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông cần có phương án để chỉ đạo xây dựng phù hợp trong việc chuyển đổi số, thúc đẩy nhan
Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Với nguồn lực hiện có, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế và giữ vai trò trụ cột trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) có đủ năng lực và điều kiện để phát triển trở thành tập đoàn công nghiệp n
Ngày 14/1: AQI của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh "không lành mạnh"

Ngày 14/1: AQI của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh "không lành mạnh"

(SK&MT) - Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, với chỉ số AQI ở mức 187 và 153, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt xếp thứ 6 và 18 trong bảng xếp hạng những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Ninh

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Ninh

(SK&MT) - Chiều 13/1, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu Đoàn công tác Trung ương đã về thăm và chủ trì buổi làm việc với tỉnh Bắc Ninh về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá 20, kết quả thực hiện Nghị quyết 18; gặp mặt, chúc Tết Đảng bộ, ch
Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, thăm Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, thăm Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

(SK&MT) - Chiều 13/1, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu về dâng hương và thăm Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, tại phường Phù Khê, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Thể chế đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng về đột phá triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thể chế đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng về đột phá triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức rà soát hệ thống pháp luật có liên quan; thể chế đầy đủ, kịp thời, đ
Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy

(SK&MT) - Tại Công văn số 296/VPCP-KGVX ngày 10/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long có ý kiến chỉ đạo về kiểm soát nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy.
Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Giang: Hành trình 22 năm kiến tạo môi trường xanh

Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Giang: Hành trình 22 năm kiến tạo môi trường xanh

(SK&MT) - Trải qua chặng đường hơn 22 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Giang không chỉ là đơn quản lý, vận hành hiệu quả các khu công nghiệp mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường.
BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Trong gần 1 tháng tiếp nhận 6 trường hợp bị thương do pháo tự chế

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Trong gần 1 tháng tiếp nhận 6 trường hợp bị thương do pháo tự chế

(SK&MT) - Theo bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hoà cho biết: BV đã tiếp nhận 1 trường hợp bị thương do pháo tự chế nổ.
Thể chế đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng về đột phá triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thể chế đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng về đột phá triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức rà soát hệ thống pháp luật có liên quan; thể chế đầy đủ, kịp thời, đ
Hoàn thiện chính sách chăm lo cho đối tượng lao động yếu thế

Hoàn thiện chính sách chăm lo cho đối tượng lao động yếu thế

(SK&MT) - Trong quá trình chỉnh lý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Xã hội ủng hộ cần có chính sách để hỗ trợ người sử dụng lao động nhận lao động là người khuyết tật, thể hiện chính sách ưu việt trong việc chăm lo đối tượng yếu thế.
Chính thức thực hiện trách nhiệm tái chế với sản phẩm điện, điện tử

Chính thức thực hiện trách nhiệm tái chế với sản phẩm điện, điện tử

(SK&MT) - Từ ngày 1/1/2025, các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
Thanh tra viêc tháo gỡ khó khăn cho Dự án điện tái tạo

Thanh tra viêc tháo gỡ khó khăn cho Dự án điện tái tạo

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình nêu rõ, trên cơ sở nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ năm 2024, Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án năng lượng tái tạo
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tiết kiệm chi trong đầu tư là bài toán quan trọng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tiết kiệm chi trong đầu tư là bài toán quan trọng

Năm 2025, Chính phủ sẽ chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đã đề ra các nhiệm vụ tài chính ngân sách. Theo đó, thu ngân sách phải tăng, chi ngân sách tiết kiệm, qua đó thúc đẩy đầu tư vào các công trình trọng điểm của đất nước.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Tìa Dình từng bước nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Tìa Dình từng bước nâng cao chất lượng giáo dục

(SK&MT) - Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Tìa Dình (PTDTBT THCS) được thành lập theo Quyết định 833/QĐ-UBND, ngày 19/05/2011 của UBND huyện Điện Biên Đông, cách trung tâm huyện hơn 10km về phía tây nam.
An Giang: Hội thảo khoa học “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”

An Giang: Hội thảo khoa học “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”

An Giang: Hội thảo khoa học “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”
Vĩnh Phúc: Tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc năm 2024

Vĩnh Phúc: Tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc năm 2024

(SK&MT) - Sáng 11/11, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Vĩnh Phúc tổ chức lễ tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 - 2024.
Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần Vet by Ehl

Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần Vet by Ehl

(SK&MT) - Ngày 28/10/2024, Học viện Hotel Academy Việt Nam đã tổ chức lễ khai giảng khóa học Quản trị Khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Nổi bật

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy

(SK&MT) - Tại Công văn số 296/VPCP-KGVX ngày 10/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long có ý kiến chỉ đạo về kiểm soát nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy.
Ngày 14/1: AQI của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh "không lành mạnh"

Ngày 14/1: AQI của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh "không lành mạnh"

(SK&MT) - Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, với chỉ số AQI ở mức 187 và 153, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt xếp thứ 6 và 18 trong bảng xếp hạng những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Khẩn trương hoàn thiện quy định pháp luật về khoa học công nghệ

Khẩn trương hoàn thiện quy định pháp luật về khoa học công nghệ

(SK&MT) - Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) lần thứ hai ngày 13/1, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt.
Cục Kiểm soát ô nhiễm chịu trách nhiệm về quản lý tái chế bao bì, sản phẩm

Cục Kiểm soát ô nhiễm chịu trách nhiệm về quản lý tái chế bao bì, sản phẩm

(SK&MT) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký Quyết định số 78/QĐ-BTNMT điều chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất t
Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Giang: Hành trình 22 năm kiến tạo môi trường xanh

Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Giang: Hành trình 22 năm kiến tạo môi trường xanh

(SK&MT) - Trải qua chặng đường hơn 22 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Giang không chỉ là đơn quản lý, vận hành hiệu quả các khu công nghiệp mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường.
Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Dự kiến sẽ có khoảng 60 bệnh nhân được thăm khám trong Chương trình phẫu thuật từ thiện, các bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe sẽ được phẫu thuật trong đợt 1 này.
TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

(SK&MT) - Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung trọng tâm trong cải cách hành chính, vừa có ý nghĩa trong tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước, vừa tạo cơ hội cho hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế – xã hội.
Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

(SK&MT) - Bệnh viện C Thái Nguyên là một trong những bệnh viện uy tín cung cấp các dịch vụ Đa khoa khu vực Thái Nguyên. Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua 32 năm phát triển và trưởng thành, Bệnh viện không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô cũng như làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

(SKMT) - Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (tiền thân là Viện Điều dưỡng Khu tự trị Việt Bắc) được thành lập ngày 12/10/1955. Qua hơn sáu thập kỷ xây dựng và phát triển, với sự đổi mới về cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nay đã trở thành một bệnh viện lớn của tỉnh.
Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

(SK&MT) - Là bệnh viện công lập Hạng 3 tại tỉnh Thái Nguyên, TTYT thị xã Phổ Yên luôn đảm bảo chuyên môn và hạ tầng để đảm nhận chức năng thăm khám tại địa phương. Đồng thời, liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đạt các tiêu chí Trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã, để người dân luôn an tâm khi tới đây khám và điều trị.
Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Ngay từ ngày đầu thành lập (31/12/1965), Bệnh viện A Thái Nguyên luôn định hướng rõ sứ mệnh là chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn và phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày đó. Trong chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy thuốc của bệnh viện đã luôn nỗ lực rèn luyện, cống hiến hết mình cho sứ mệnh cao cả ấy, làm nên thành tích chung của ngành Y tế Thái Nguyên, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ (TTYT huyện Đồng Hỷ) là bệnh viện công lập hạng III trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, TTYT huyện Đồng Hỷ đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt vai trò phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng và thực hiện tốt tiêu chí cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

(SK&MT) - Nằm ở một huyện vùng núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, thế nhưng trong những năm qua, tập thể cán bộ, thầy thuốc, y bác sĩ tại Trung tâm Y tế Chợ Đồn luôn phát huy tinh thần vượt khó, đoàn kết một lòng, từng bước xây dựng đơn vị ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác khám chữa bệnh của người dân đồng bào dân tộc miền núi tại địa phương.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

(SK&MT) - Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến để triển khai nhiều kỹ thuật mới trong công tác chuyên môn, điều này đã giúp người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương mà không phải di chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.
Giao diện di động