Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO): Khí hậu toàn cầu đang tệ hơn từng ngày
Các sông băng trên thế giới đang ngày càng co lại.
Cụ thể, báo cáo "Tình trạng khí hậu toàn cầu" thường niên của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) có đoạn nêu rõ nhiệt độ mỗi năm trong 8 năm trở lại đây (tính cả năm 2022 dựa trên những dự báo hiện có) ấm hơn bất kỳ năm nào trong giai đoạn trước năm 2015.
Trong báo cáo công bố ngay khi đại biểu của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ bắt đầu tham dự Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) ở Ai Cập, WMO nhấn mạnh tất cả các hiện tượng gồm nước biển dâng, băng tan, mưa lớn, sóng nhiệt - những thảm họa chết người do biến đổi khí hậu gây ra - đều xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ nghiêm trọng hơn.
Kể từ cuối thế kỷ 19 đến nay, Trái Đất đã ấm lên hơn 1,1 độ C, trong đó gần 50% lượng nhiệt ấm lên là tích tụ trong vòng 30 năm qua. Theo Giám đốc WMO Petteri Taalas nhiệt độ càng ấm lên thì các tác động càng tồi tệ hơn.
Trong khi đó, các sông băng trên thế giới đang ngày càng co lại. Trong 21 năm liên tiếp (2001 - 2022), khối lượng băng trên các sông băng ở Thụy Sĩ đã giảm hơn 1/3.
"Chúng ta đã thua trong cuộc đua tốc độ với băng tan và mực nước biển dâng", Tổng thư ký WMO Petteri Taalas nói với Hãng tin AP. "Không có chỉ số tích cực nào cho tới nay".
"Báo cáo mới nhất này của WMO giống như một báo cáo trong phòng thí nghiệm cho một bệnh nhân bị bệnh nặng, nhưng trong trường hợp này, bệnh nhân là Trái đất", nhà khoa học khí hậu Jennifer Francis thuộc Trung tâm Nghiên cứu khí hậu Woodwell (Mỹ) nhận định.
Theo báo cáo của WMO, trên toàn Trái Đất, rất nhiều kỷ lục đã bị phá vỡ khi những phần khác nhau của hệ thống khí hậu bắt đầu sụp đổ. Các loại khí gây hiệu ứng nhà kính vốn gây ra hiện tượng ấm lên đều đang ở những mức kỷ lục, trong đó khí methane có tốc độ tăng theo năm cao chưa từng thấy, chủ yếu do rò rỉ trong quá trình sản xuất khí đốt tự nhiên và tiêu thụ thịt bò.
Nhiệt độ nước bề mặt các đại dương, nơi hấp thụ hơn 90% nhiệt tích tụ từ hoạt động xả khí thải carbon của con người - đã lên các mức cao kỷ lục trong năm 2021 và tốc độ ấm lên đặc biệt nhanh trong 20 năm gần nhất. Số lượng các đợt sóng nhiệt dưới đại dương cũng tăng, tàn phá các rạn san hô và ảnh hưởng tới sinh kế của hàng triệu người dân sống phụ thuộc vào các đại dương.
Theo báo cáo, nhìn chung, 55% bề mặt các đại dương đã trải qua ít nhất một đợt sóng nhiệt trong năm 2022. Trong khi đó, tình trạng băng tan khiến mực nước biển dâng đã cao gấp đôi trong 30 năm qua, đe dọa hàng chục triệu người sinh sống ở những vùng trũng ven biển.
Năm 2022 đang trên đà trở thành năm nóng thứ 5 hoặc thứ 6 trong lịch sử ghi chép kể cả khi hiện tượng La Nina xảy ra năm 2020 đã phần nào giúp làm mát bầu khí quyển. Trong năm nay, rất nhiều cộng đồng cư dân trên toàn cầu trở thành nạn nhân của các hình thái thời tiết cực đoan ngày càng nghiêm trọng vì biến đổi khí hậu, từ các đợt sóng nhiệt ở Nam Á đến những mùa mưa thiếu nước ở Đông Phi hay hạn hán kéo dài và tồi tệ nhất ở Trung Quốc...
Những nước nghèo không gây nhiều khí thải dẫn tới tình trạng biến đổi khí hậu nhất lại đang phải chịu những tác động nặng nề nhất. Dù vậy, kể cả những cộng đồng đã có sự chuẩn bị tốt để ứng phó với tình trạng này như ở châu Âu cũng bị các hình thái thời tiết cực đoan tàn phá với hạn hán và sóng nhiệt hoành hành.
Miêu tả báo cáo như "một biên niên sử hỗn loạn về khí hậu", Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng Trái Đất đang phát đi tín hiệu khẩn cấp ngay khi COP27 đang diễn ra.
MẠNH HIỆP
Các tin khác

Nạn phá rừng ở Amazon - Hợp tác toàn cầu để bảo vệ rừng

Năng lượng tái tạo giúp châu Âu tiết kiệm hàng chục tỷ USD

Indonesia với tham vọng sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Đề xuất áp thuế toàn cầu liên quan đến khí hậu

Các nước Đông Nam Á cần đầu tư 210 tỷ USD mỗi năm vào năng lượng tái tạo

Các nước đang phát triển “tổn thương” nhiều nhất do biến đổi khí hậu

Tăng tốc chuyển đổi xanh ở châu Phi

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc
Đọc nhiều

“Ngày hội đến trường của bé tại Trường Mầm non Quế Nham

Trường Mầm non Thánh Gióng đón chào năm học mới

Trường tiểu học Đô thị Việt Hưng: Chào mừng năm học mới

Bất thường bé sơ sinh tử vọng tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tiêm vaccine viêm gan B

UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo giải quyết dứt điểm ô nhiễm môi trường và sai phạm của trang trại lợn Thọ Hà, xã Trung Mỹ (Bình Xuyên)
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Từ sau 10/9, Đan Mạch không coi Covid-19 là mối nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội

Cảnh báo những biến thể mới của SARS-CoV-2

Vũ Hán dậy sóng vì Covid-19 trở lại

Tóc có thể tái chế một cách ngạc nhiên!

Biến đổi khí hậu đang “ngoài tầm kiểm soát” sau tuần nóng nhất được ghi nhận

Cần tăng tốc ứng phó với biến đổi khí hậu

New Mexico (Mỹ): Cháy rừng khiến hàng nghìn người di tán

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26
Nổi bật

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không chỉ thuần túy là ứng dụng công nghệ

Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng

Khuyến học, khuyến tài góp phần khơi dậy sức mạnh, trí tuệ Việt

Tổ chức "Vui tết trung thu" cho các em học sinh năm 2023

Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam tổ chức triển lãm Science Tornado mùa 10

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
