WHO đưa ra cảnh báo thiếu thuốc kháng sinh mới trên toàn cầu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một lời cảnh báo u ám: con người đang cạn dần các nguồn thuốc kháng sinh trong khi hoạt động điều chế loại mới không đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu.
Mới đây, tạp chí Newsweek đã đăng tải báo cáo của WHO được công bố vào ngày 20/9. Nội dung báo cáo nêu lên một thực trạng đáng báo động, theo đó việc điều chế các chủng kháng sinh mới đang lâm vào tình trạng “thiếu thốn nghiêm trọng”, gây khó khăn cho nỗ lực ngăn chặn đà gia tăng của những trường hợp kháng thuốc kháng sinh.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra cho chúng ta biết đa số các loại thuốc được dùng để điều trị hiện nay đơn giản chỉ được điều chỉnh nhẹ từ các dòng thuốc có sẵn, mang đến giải pháp tạm thời.
“Báo cáo phát hiện có rất ít giải pháp điều trị tiềm năng cho những trường hợp kháng sinh mà WHO khẳng định đang là mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe con người, bao gồm loại lao kháng thuốc cướp đi khoảng 250.000 sinh mạng mỗi năm”, theo tạp chí Newsweek dẫn thông tin từ WHO.
“Nếu nhân loại không muốn bị đẩy đến viễn cảnh có thể mất mạng vì những ca tiểu phẫu do tình trạng lờn thuốc thì tất cả các nước trên thế giới nhất là các nước phát triển gấp rút đầu tư vào hoạt động điều chế các chủng kháng sinh mới”, tiến sĩ Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc WHO kêu gọi.
Tiến sĩ Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc WHO kêu gọi các nước gấp rút đầu tư vào hoạt động điều chế các chủng kháng sinh mới.
Tổ chức này cũng liệt kê một loạt các dạng bệnh cần phải được ưu tiên xử lý, bao gồm các chứng nhiễm trùng thường thấy như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, vốn đang ngày càng tăng sức đề kháng trước những dòng kháng sinh hiện có.
Thực tế này đòi hỏi các nước tăng đầu tư vào R&D thuốc kháng sinh mới. Ông cũng cảnh báo nếu không hành động kịp thời, nhân loại sẽ trở lại thời kỳ vô cùng nguy hiểm trước đây, khi chỉ các vết thương nhỏ hay các nhiễm trùng thông thường cũng có thể dễ dàng cướp đi sinh mạng của con người.
Theo báo cáo trên, 51 loại kháng sinh mới đang trong quá trình nghiên cứu lâm sàng để điều trị các mầm bệnh kháng thuốc kháng sinh, nhưng chỉ có 8 loại được WHO xếp vào hàng các thuốc điều trị tiên tiến có thể góp phần gia tăng giá trị của kho thuốc kháng sinh hiện nay.
WHO cho biết hiện có rất ít các loại kháng sinh sử dụng bằng đường uống đang được nghiên cứu, dù đây là cách đơn giản nhất để điều trị các bệnh nhân tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế thiếu trang thiết bị, chủ yếu ở các nước nghèo.
Hiện WHO đang phối hợp với nhiều quốc gia và đối tác để cải thiện công tác phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm. WHO cũng đồng thời cảnh báo cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng đúng cách các loại thuốc kháng sinh hiện có ở cả người và động vật. Tuy nhiên, chi phí cho các nghiên cứu bào chế các dòng kháng sinh mới không rẻ chút nào.
Theo Tiến sĩ Mario Raviglione, Giám đốc Sáng kiến lao phổi toàn cầu của WHO, mỗi năm thế giới cần có hơn 800 triệu USD để tài trợ cho các chương trình nghiên cứu thuốc kháng virus lao phổi.
Hiện mới chỉ có các nước Germany, Luxembourg, Hà Lan, Nam Phi, Thụy Sĩ và Anh đã cam kết đầu tư hơn 67 triệu USD cho hoạt động nghiên cứu này.
Thanh Thu
Các tin khác

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Bắc Giang: Hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Quân khu 9 tổ chức triển lãm chuyên đề 50 năm vang mãi bản hùng ca toàn thắng

Ứng phó biến đổi khí hậu - Phải hành động ngay và quyết liệt với trách nhiệm cao nhất

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
