WHO: Mỹ có thể trở thành tâm dịch mới
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) tới nay đã xuất hiện tại 196 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong vòng 24 giờ qua có thêm 2.091 người thiệt mạng và 38.816 ca bệnh mới, nâng tổng số ca mắc bệnh trên toàn thế giới lên trên 417.600 người. Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch COVID-19 đã khiến 18.605 người tử vong.
Tính đến rạng sáng 25/3 (theo giờ Việt Nam), Mỹ ghi nhận tổng cộng 53.996 trường hợp mắc COVID-19 và 685 ca tử vong, tăng 132 trường hợp so với một ngày trước đó. Mỹ trở thành nước bị ảnh hưởng nặng nề thứ 3 thế giới bởi dịch COVID-19, sau Trung Quốc và Italy. Thành phố New York là điểm dịch "nóng" nhất tại Mỹ. Tổng thống Donald Trump tuyên bố bất kỳ ai đi khỏi thành phố này cũng nên tiến hành cách ly 14 ngày.
* Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nhất dịch Vovid-19
Châu Âu - tâm dịch hiện nay của thế giới – ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 trong ngày 24/3 đã vượt 200.000 người, trong đó Italy với 69.176 ca nhiễm và Tây Ban Nha với 39.885 ca đã chiếm hơn một nửa tổng số ca nhiễm tại khu vực này. Với trên 200.009 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và trên 10.732 ca tử vong, châu Âu hiện là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, xếp thứ hai là châu Á.
Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố số liệu cho thấy, trong ngày 24/3, nước này ghi nhận thêm 5.249 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 69.176 trường hợp. Đây là ngày thứ 3 Italy ghi nhận đà giảm số ca nhiễm mới trong ngày. Số ca tử vong tăng lên 6.820 trường hợp (tăng 743 ca). Số ca hồi phục tăng lên 8.326 ca (tăng 894 ca). Trong tổng số ca nhiễm bệnh hiện tại có 21.
Đường phố Turin vắng lặng khi dịch Covid-19 lên cao điểm ở Italy
Tuy nhiên, ông Angelo Borrelli, người đứng đầu cơ quan bảo vệ dân sự, nói với báo La Repubblica ông tin rằng số ca nhiễm virus corona chủng mới gây dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) ở Italy có thể cao gấp 10 lần so với số liệu chính thức, tức khoảng 640.000 người có thể đã nhiễm bệnh. Nguyên nhân theo ông Borrelli là vì Italy chưa thực hiện xét nghiệm nhiều trên quy mô lớn và số lượng những người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng tại nước này có thể cao hơn nhiều so với các tính toán ban đầu. Nguyên do là các cuộc xét nghiệm chỉ giới hạn ở những người đến bệnh viện, điều này đồng nghĩa với việc hàng ngàn ca nhiễm khác chưa được phát hiện.
Nhằm siết chặt hơn nữa các biện pháp phong toả, Thủ tướng Italy, Giuseppe Conte đã ra sắc lệnh nâng mức phạt những người vi phạm từ mức 400 euro lên đến 3.000 euro, đồng thời cho phép các địa phương có thể tự đưa ra các biện pháp nghiêm khắc hơn.
*Trong khi đó, tại Tây Ban Nha trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 514 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 2.696 người, tăng 23,5% so với một ngày trước đó. Số ca nhiễm mới tăng gần 20% lên 39.673 trường hợp.
*Chính phủ Anh thông báo nước này trong 24h qua đã có thêm 87 ca tử vong sau khi xét nghiệm dương tính virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên thành 422 người. Tính tới ngày 25/3, Anh ghi nhận 8.077 ca mắc COVID-19, tăng hơn 1.400 ca so với mức 6.650 ca trong ngày 23/3.
Hạ viện Anh đã thông qua dự luật khẩn cấp mới trao thêm quyền hạn cho chính phủ nước này trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Việc dự luật chống virus SARS-CoV-2 được thông qua chỉ trong 1 ngày cho thấy quốc gia châu Âu này đang khẩn trương ứng phó với tình hình dịch bệnh đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi tại nước này.
Theo dự luật SARS-CoV-2 dài 329 trang vừa được thông qua, cảnh sát được trao quyền đóng cửa các sự kiện và buộc mọi người về nhà, sử dụng quyền hạn can thiệp vào cuộc sống ở Anh chưa từng được áp dụng kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Trong khi đó, các nhân viên cảnh sát, y tế và di trú được phép bắt giữ những người từ chối tuân theo chỉ dẫn y tế, cảnh sát và nhân viên công vụ có quyền cưỡng chế việc thực thi các hạn chế về y tế công cộng. Những đối tượng vi phạm có thể chịu mức phạt 1.000 bảng Anh (1.155 USD).
* Ngày 24/3, giới chức Pháp ghi nhận thêm 240 ca tử vong do SARS-CoV-2, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên thành 1.100 người, biến Pháp trở thành quốc gia thứ 5 có hơn 1.000 trường hợp tử vong vì dịch bệnh sau Trung Quốc, Italy, Iran và Tây Ban Nha.
Tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Pháp đã tăng lên 22.300 người, tăng 12% trong vòng 24 giờ qua, trong đó, 2.516 người hiện đang trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, các quan chức nước này cho rằng số ca nhiễm thực tế còn cao hơn nhiều bởi chỉ có những người bệnh với triệu chứng nặng mới đi xét nghiệm.
*Đức cũng là quốc gia châu Âu bị dịch bệnh tấn công mạnh. Ngày 24/3, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier tuyên bố chính phủ nước này sẽ quay trở lại chính sách "thắt lưng buộc bụng" sau khi cuộc khủng hoảng y tế do dịch COVID-19 qua đi.
Phát biểu trên đài truyền hình DZF, Bộ trưởng Altmaier nêu rõ nước Đức đang sử dụng tiền dựa trên những điều kiện thị trường vốn thuận lợi, khi người dân tin tưởng vào chính phủ. “Cánh chim đầu đàn” của nền kinh tế châu Âu cũng đã thông qua gói cứu trợ trị giá 750 tỷ euro (812,25 tỷ USD) nhằm giảm thiểu các tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế. Đó là một loạt biện pháp hỗ trợ các công ty trong khủng hoảng và Bộ trưởng Almaier cũng tái khẳng định chính phủ sẵn sàng mua cổ phần của các công ty chịu thiệt hại nặng nề do dịch bệnh.
Tính tới ngày 25/3, Đức ghi nhận có 32.986 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 157 người tử vong.
* Ấn Độ thực hiên phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày
Tính đến tối 24/3, Ấn Độ ghi nhận 561 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 11 người tử vong. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Narendra Modi thông báo sẽ áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày tính từ đêm 24/3.
Theo quyết định trên, khoảng 1,3 tỷ dân Ấn Độ sẽ phải ở trong nhà, thực hành giãn cách xã hội, các cơ sở công cộng, vui chơi giải trí sẽ tạm thời đóng cửa. Ông Modi cho biết thêm Chính phủ Ấn Độ đã phân bổ 2 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng y tế và đảm bảo hệ thống này đủ hiệu quả để đối phó với mối đe dọa của COVID-19.
*Iran vẫn là điểm dịch nóng nhất châu Á, ngoài Trung Quốc. Ngày 24/3, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour cho biết số ca tử vong tại nước này tăng 122 ca trong vòng 24 giờ qua lên tổng cộng 1.934 ca. Số ca được xác nhận mắc bệnh COVID-19 tại Iran tăng 1.762 ca trong cùng khoảng thời gian này, nâng tổng số bệnh nhân lên 24.811 người.
Cùng ngày, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet đã kêu gọi đánh giá khẩn cấp lại các lệnh trừng phạt đối với một số quốc gia đang phải đối mặt với khó khăn do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 như Iran, tránh khiến cho các hệ thống y tế vốn đang bị quá tải này bị sụp đổ.
* Australia: cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trên 36 triệu điện thoại
Theo các số liệu cập nhật tính đến 10h sáng 25/3 (giờ địa phương), Australia đã có hơn 2.300 ca nhiễm Covid-19, tăng hơn 400 ca nhiễm mới so với sáng qua (24/3), trong đó 8 trường hợp đã tử vong.
Để đối phó với tình hình dịch bệnh đang không ngừng leo thang, ngoài các biện pháp mới được bổ sung vào tối qua như cấm người dân xuất cảnh, hạn chế số người tham dự các lễ cưới hoặc đám tang, ngày 24/3, Chính phủ Australia cho biết nước này đang cân nhắc các biện pháp giám sát mới để đảm bảo người dân tuân thủ quy định kiểm dịch và tự cách ly. Trong đó, trước mắt từ ngày 25/3, gần 36 triệu thuê bao điện thoại tại Australia hàng ngày sẽ nhận được tin nhắn cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, các quy định mới về phòng dịch và giãn cách xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân về cuộc chiến với dịch Covid-19.
Cảnh sát Victoria cho biết, bang này sẽ triển khai 500 cảnh sát mỗi ngày để giám sát việc giãn cách xã hội và thực thi các lệnh cấm của chính phủ. Các cá nhân vi phạm quy định cách ly có thể bị phạt 20.000 AUD, trong khi các tổ chức vi phạm sẽ được áp dụng mức phạt lên đến 100.000 AUD.
Bộ Quốc phòng Australia mới đây cũng cho biết, Quân đội sẽ triển khai lực lượng trên toàn lãnh thổ để hỗ trợ hoạt động hậu cần, vận tải và y tế trong bối cảnh hệ thống y tế công của nước này đang chịu áp lực lớn chưa từng thấy do dịch Covid-19.
* Dịch bệnh đã xuất hiện tại tất cả 10 nước thành viên ASEAN
Khu vực Đông Nam Á tới hết ngày 24/3 đã ghi nhận thêm 490 ca mắc bệnh COVID-19 mới và 12 người thiệt mạng. Dịch bệnh đã xuất hiện tại tất cả 10 nước thành viên ASEAN, sau khi Lào và Myanmar ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên.
Đến hết ngày 24/3, khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 4.583 ca mắc COVID-19, trong đó có 490 ca mới. Số người thiệt mạng vì dịch bệnh nguy hiểm này hiện là 111 người, tăng 12 người so với một ngày trước đó. Tới nay, cũng đã có 436 người được điều trị thành công và xuất viện.
-Chiều 24/3, Lào cũng đã ghi nhận các ca mắc COVID-19 đầu tiên. Tại cuộc họp báo ở trụ sở Bộ Y tế, đại diện Bộ Y tế nước này đã thông báo 2 ca đầu tiên mắc bệnh COVID-19. Như vậy, Lào là quốc gia cuối cùng tại Đông Nam Á xác nhận có người mắc COVID-19.
-Tại Philippines, ngày 24/3 nước này đã ghi nhận thêm 2 ca tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng lên 35, nhiều thứ hai khu vực sau Indonesia. Trong vòng 24h qua, Philippines cũng ghi nhận thêm 90 ca mắc COVID-19 mới và hiện nước này đã có 552 người nhiễm virus SARS-CoV-2.
-Malaysia tới thời điểm này vẫn là quốc gia Đông Nam Á có số người mắc COVID-19 nhiều nhất khu vực với 1.624 ca, tăng 106 ca so với ngày 23/3. Malaysia cũng ghi nhận 15 trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2.
- Campuchia tiếp tục phát hiện thêm 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tính đến 20h30 ngày 24/3, nâng tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Campuchia lên thành 91 ca, trong đó có 28 nữ và 67 nam giới.
-Ngày 24/3, Chính phủ Thái Lan quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong vòng 1 tháng từ rạng sáng 26/3 để đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID019) do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra tại nước này. Theo lệnh tình trạng khẩn cấp trên, người dân cần phải hết sức cẩn thận khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội. Những người vi phạm sẽ bị bắt giữ và xét xử. Bên cạnh đó, những người nâng giá bán các mặt hàng một cách phi lý cũng sẽ bị xử lý. Tới chiều 24/3, Thái Lan đã ghi nhận thêm 106 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại nước này lên con số 827, trong đó có 4 người tử vong và 7 người hiện trong tình trạng nguy kịch.
Tại Myanmar, Bộ Y tế và Thể thao nước này thông báo Myanmar đã ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2. Theo thông báo, 2 công dân Myanmar vừa trở về từ Mỹ và Anh đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 chính thức bị hoãn
Ngày 24/3, Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 và Nhật Bản đã nhất trí hoãn tổ chức sự kiện thể thao được cả thế giới mong đợi này sang năm 2021, lùi 1 năm so với kế hoạch hiện nay vì sự bùng phát của dịch COVID-19. IOC cho hay Olympic Tokyo không thể diễn ra trong năm nay và sẽ được tổ chức không muộn hơn mùa Hè 2021. Tên kỳ đại hội “Olympic Tokyo 2020” được đề nghị giữ nguyên.
Liệu Covid-19 có dịu đi khi mùa Hè tới?
Một số chuyên gia cho rằng, dịch Covid-19 có thể sẽ không hoàn toàn bị xóa sổ trong mùa hè nhưng sẽ dịu đi khi nhiệt độ không khí tăng lên.
Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi có nhiều người đang tự hỏi liệu chúng ta có thể trông đợi gì vào tính thời vụ tương tự với dịch Covid-19? Kể từ khi dịch bệnh này lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào giữa tháng 12/2019, đến nay nó đã lây lan nhanh chóng với số ca mắc hiện đang tăng mạnh nhất ở châu Âu và Mỹ. Nhiều điểm bùng phát lớn nhất xuất hiện ở những khu vực có thời tiết mát mẻ hơn dẫn đến suy đoán rằng dịch có thể giảm khi mùa hè đến. Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo cần phải thận trọng khi vận dụng những gì đã biết về "vận hành" theo mùa của các chủng virus corona khác để dự đoán về đại dịch Covid-19 hiện tại.
Virus corona là một họ của virus bao bọc. Virus corona được bao bọc trong các phân tử chất béo (lipid), lớp vỏ ngoài virus có nhiều gai như một vương miện và đây cũng chính là lý do chúng có tên là corona (nghĩa là vương miện trong tiếng Hy Lạp cổ đại).
Nghiên cứu về các loại virus bao bọc khác cho thấy, chính lớp lông nhờn ở vỏ ngoài làm cho virus corona dễ bị nóng hơn so với các loại virus không có lớp lông này. Trong điều kiện lạnh hơn, lớp lông nhờn này đông lại giống như cao su hoặc nôm na có thể hình dung giống như chất béo từ thịt nấu chín đông lại khi nguội đi, hiện tượng này để bảo vệ virus lâu hơn khi ở bên ngoài cơ thể con người.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại 72 giờ trên các bề mặt cứng như nhựa, thép không gỉ ở nhiệt độ 21-23 độ C và độ ẩm 40%. Chính xác cách thức SARS-CoV-2 hoạt động ở nhiệt độ và độ ẩm khác vẫn đang được nghiên cứu nhưng những nghiên cứu về các chủng khác của virus corona cho thấy chúng có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài lên tới 28 ngày trong một số trường hợp.
Loại virus corona có liên quan chặt chẽ đến đợt dịch SARS hồi năm 2003 cũng đã được chứng minh có thể sống sót tốt nhất trong điều kiện khô và mát hơn. Virus corona gây dịch SARS khô trên bề mặt nhẵn dù đã hơn 5 ngày vẫn có thể lây nhiễm nếu môi trường xung quanh có nhiệt độ 22-25 độ C và độ ẩm trong khoảng 40-50%. Nhiệt độ và độ ẩm càng cao thì thời gian virus sống sót càng ngắn.
Một phân tích gần đây về sự lây lan của virus ở châu Á do các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Harvard thực hiện cho thấy, virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 ít nhạy cảm với thời tiết hơn nhiều người hy vọng.
Phân tích này chỉ ra sự lây lan nhanh của dịch bệnh ở các tỉnh, thành có thời tiết khô và lạnh của Trung Quốc như Cát Lâm và Hắc Long Giang nhưng tốc độ lây lan ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới như Quảng Tây hay ở Singapore dường như không mấy bị ảnh hưởng. Phân tích cũng khuyến cáo cần phải có sự can thiệp rộng rãi để kiểm soát dịch.
Như vậy, có thể sự lây lan của virus không chỉ đơn giản phụ thuộc vào khả năng sống sót của nó trong môi trường. Virus SARS-CoV-2 lây truyền từ người sang người, vì thế, những thay đổi theo mùa trong hành vi của con người cũng có thể dẫn đến sự thay đổi tỷ lệ số ca nhiễm.
Đợt dịch chuyển khổng lồ của người dân Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán 25/1 cũng được cho là đóng vai trò không nhỏ trong việc lây truyền Covid-19 ra khỏi Vũ Hán, đến các thành phố khác ở Trung Quốc và trên thế giới.
Trong khi đó, thời tiết cũng có thể gây rắc rối với hệ thống miễn dịch của chúng ta, khiến chúng ta dễ bị nhiễm trùng hơn. Có một số bằng chứng cho thấy lượng vitamin D trong cơ thể con người có ảnh hưởng đến việc chúng ta dễ bị tổn thương thế nào trước các bệnh truyền nhiễm. Vào mùa đông, cơ thể con người ít tạo ra vitamin D hơn khi không có nhiều cơ hội tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi là liệu thời tiết lạnh có làm suy yếu hệ thống miễn dịch của con người hay không. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy điều đó thì số khác lại cho rằng thời tiết lạnh thực sự có thể làm tăng số lượng tế bào bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng.
Mặc dù vậy, có những bằng chứng mạnh mẽ hơn khẳng định độ ẩm có thể tác động lớn đến tính dễ bị tổn thương của con người trước bệnh tật. Khi không khí đặc biệt khô, điều này được cho là làm giảm lượng chất nhầy bao quanh phổi và bao phủ đường thở. Chất nhầy này chính là lớp bảo vệ tự nhiên chống lại nhiễm trùng và khi nó ít đi thì khả năng nhiễm virus sẽ cao lên.
Jan Albert, giáo sư kiểm soát bệnh truyền nhiễm, chuyên gia về virus tại Viện Karolinska ở Stockholm (Thụy Điển) cảnh báo: “Dịch Covid-19 dường như không thể biến mất hoàn toàn trong những tháng mùa hè như một số người đã nêu”. Giáo sư Albert thậm chí còn cho rằng sẽ là không ngạc nhiên nếu dịch Covid-19 quay trở lại vào mua thu hoặc mùa đông. Tuy nhiên, ông cho rằng khả năng dịch dịu đi trong mùa hè cũng mang lại tín hiệu tốt.
“Các biện pháp mà chúng ta đang thực hiện để kiểm soát dịch rất tốn kém về mặt kinh tế nhưng nếu điều này có thể giúp chúng ta tạm đẩy lùi đại dịch vào mùa hè thì hệ thống y tế sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị trong trường hợp SARS-CoV-2 thực sự có tính thời vụ”, ông Albert nhấn mạnh.
Linh Đức
Các tin khác

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO): Khí hậu toàn cầu đang tệ hơn từng ngày

Nạn phá rừng ở Amazon - Hợp tác toàn cầu để bảo vệ rừng

Năng lượng tái tạo giúp châu Âu tiết kiệm hàng chục tỷ USD

Indonesia với tham vọng sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Đề xuất áp thuế toàn cầu liên quan đến khí hậu

Các nước Đông Nam Á cần đầu tư 210 tỷ USD mỗi năm vào năng lượng tái tạo

Các nước đang phát triển “tổn thương” nhiều nhất do biến đổi khí hậu

Tăng tốc chuyển đổi xanh ở châu Phi

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Từ sau 10/9, Đan Mạch không coi Covid-19 là mối nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội

Cảnh báo những biến thể mới của SARS-CoV-2

Vũ Hán dậy sóng vì Covid-19 trở lại

Tóc có thể tái chế một cách ngạc nhiên!

Biến đổi khí hậu đang “ngoài tầm kiểm soát” sau tuần nóng nhất được ghi nhận

Cần tăng tốc ứng phó với biến đổi khí hậu

New Mexico (Mỹ): Cháy rừng khiến hàng nghìn người di tán

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26
Nổi bật

Cảnh báo sức khỏe bị ảnh hưởng khi không khí ô nhiễm

Hà Nội: Dự kiến cắt giảm 4.000 nhân viên phục vụ xe buýt

Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị COP 28, hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Khởi tranh giải bóng đá vô địch Thanh Hóa miền Nam 2023

Tập đoàn CIPUTRA lọt Top 3 doanh nghiệp bất động sản tin cậy nhất Thế giới

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
