WHO: Sau 30 năm nữa, 50% nhân loại sẽ bị cận thị vì Smartphone
Bác sĩ cũng lưu ý rằng cho tới tận thời điểm hiện tại, khoa học vẫn chưa thể nêu chính xác khoảng thời gian được cho là an toàn khi ngồi trước màn hình điện thoại, vì điều này phụ thuộc vào tình trạng của bộ phận điều tiết trong mắt.
Các chuyên gia nhẫn khoa liệt kê các lý do chính đưa tới tình trạng suy giảm thị lực: đọc sách báo trên màn hình của điện thoại thông minh, tư thế hoặc ánh sáng không phù hợp. Nhưng vấn đề chính là tình trạng quá tải của cơ chuyên hoạt động khi chúng ta nhìn gần.
Trong trường hợp suy giảm thị lực, bác sĩ nhãn khoa khuyên chúng ta nên tuân thủ chế độ tải trọng thị giác, ít sử dụng điện thoại thông minh và cũng không nên đặt điện thoại bên cạnh khi ngủ. Nếu vì một lý do nào đó không thể giới hạn thời gian làm việc điện thoại thì bạn cần nghỉ giải lao thường xuyên hơn và những lúc nghỉ ngơi như vậy bạn cần tập nhìn xa.
Các cuộc thí nghiệm, trong đó các tình nguyện viên trong một thời gian dài đọc trên điện thoại thông minh chỉ bằng một mắt, đã xác nhận dự đoán của các nhà khoa học. Hóa ra, độ nhạy của võng mạc hướng đến màn hình điện thoại đã giảm đáng kể và phải mất vài phút để khôi phục lại. Các tác giả của cuộc nghiên cứu lưu ý rằng, hiện tượng mù một mắt không phải là vô hại. Khi bạn sử dụng điện thoại thông minh, tốt hơn là nhìn vào màn hình bằng cả hai mắt.
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Toledo (Mỹ), ánh sáng xanh từ điện thoại di động tác động đến các thụ thể ánh sáng trong mắt và dẫn đến thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, một loại bệnh về mắt không thể chữa được có thể gây mất thị lực trung tâm. Nếu tiếp xúc với màn hình điện thọai di động trong một thời gian dài, ánh sáng xanh là nguy hiểm cho võng mạc gấp nhiều lần so với phần còn lại của dải phổ nhìn thấy được.
Ánh sáng xanh từ điện thoại di động xem hàng đêm, đặc biệt là trong bóng tối, có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Với căn bệnh này, hàng triệu tế bào que, tế bào nón bị chết ở phần trung tâm của võng mạc. Ở giai đoạn khởi phát, các đường thẳng bắt đầu có vẻ gợn sóng, sau đó bệnh nhân phàn nàn rằng, khi đọc một số chữ cái trở nên vô hình, rồi sau đó bệnh nhân nhìn chăm chăm vào một vật thể mà không thể thấy nó.
Rất có thể protein nhiễm sắc thể phức tạp chịu trách nhiệm về cái chết của những tế bào que, tế bào nón trong võng mạc. Khi không có ánh sáng xanh, protein không gây nguy hiểm cho các tế bào.
Theo một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Australia, điện thoại thông minh khiến cơ thể đối mặt với những nguy hiểm tiềm ẩn, cuộc khảo sát nghiên cứu cho thấy có một phần xương nhô ra phía sau gáy. Các cơ kết nối cổ với phía sau đầu được sử dụng quá mức khi bạn cố gắng giữ hộp sọ thẳng. Kết quả là, những cơ bắp đó ngày càng lớn hơn, điều này dẫn đến bộ xương phát triển một lớp xương mới giúp củng cố và mở rộng khu vực.
Hầu hết mọi người khi sử dụng điện thoại thông minh thì vô tình nghiêng đầu về phía trước - gần màn hình hơn. Trong trường hợp này, trọng lượng cơ thể được chuyển từ cột sống đến các cơ phía sau đầu. Kích thước phần xương mọc ra sau gáy thông thường không quá 3 mm. Nhưng, gần 41% tình nguyện viên dưới 30 tuổi (có tổng cộng 1.200 người tham gia nghiên cứu) có phần xương mọc ra với kích thước từ 10 đến 31 mm. Và chiếc sừng này thường xuyên hơn được tìm thấy ở nam giới.
Trước đây, những “chiếc sừng” như vậy là đặc trưng của những người cao tuổi làm những công việc nặng nhọc phần lớn cuộc đời. “Mọc sừng” thường đi kèm với đau đầu mãn tính, cũng như khó chịu ở cổ và cột sống. Tuy nhiên, những chiếc gai hình sừng được tìm thấy ở những tình nguyện viên trẻ tuổi không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào cho họ.
Các nghiên cứu bổ sung đã chỉ ra rằng, phần xương nhô ra phía sau gáy xuất hiện khi gia tăng căng thẳng trên các cơ của vùng sọ, và đây không phải là một bệnh di truyền hoặc ảnh hưởng của chấn thương. Có chú ý đến độ tuổi của những người “mọc sừng”, cách giải thích duy nhất là việc đầu nghiêng về phía trước quá nhiều khi họ sử dụng điện thoại thông minh, các nhà khoa học cho biết.
Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Rutgers (New Jersey, Mỹ), điện thoại thông minh có ảnh hưởng xấu đến não bộ của con người. Nếu trong thời nghỉ việc bạn vẫn chắm chú nhìn vào Smartphone mà không để ý xung quanh, thì bộ não không nghỉ ngơi và năng suất làm việc của nó giảm đi.
Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 414 sinh viên giải quyết 20 bài toán trong một thời gian nhất định. Trong khi đó, họ chỉ có thể nghỉ giải lao một lần. Các sinh viên được phép sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc máy tính xách tay khi nghỉ giải lao. Các tình nguyện viên nghỉ giải lao với điện thoại thông minh trong tay có kết quả tồi tệ nhất. Tính trung bình, họ cần thêm 19% thời gian để đối phó với các bài toán chưa được giải quyết trước giờ nghỉ. Đồng thời, số bài toán mà họ đã giải được là ít hơn 20% so với các bạn sinh viên khác, và sau cuộc thí nghiệm họ đã cảm thấy mệt mỏi hơn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, chưa thể nói về hiện tượng nghiện điện thoại thông minh (như nghiện ma túy hoặc nghiện game). Vì vậy, tác động tiêu cực của các tiện ích lên cơ thể có thể được điều chỉnh. Điều quan trọng nhất là học cách sử dụng smartphone một cách khôn ngoan.
Linh Đức