1,2 tỷ người sẽ bị tác động bởi tình trạng nước biển dâng
Theo thống kê, có hơn 600 triệu người trên thế giới sống ở các vùng ven biển thấp. So với mực nước biển thì các vùng này cao hơn chưa tới 10m.Và nếu các nước phát triển, như dự đoán của các nhà khoa học, có đủ nguồn lực để bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng thì những nước có trình độ phát triển trung bình chẳng hạn như Trung Quốc, sẽ chịu thiệt hại kinh tế lớn hơn cả.
Hàng triệu người dân ven biển đang đối mặt với đại nạn nước biển dâng.
Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu sự ấm lên sẽ được giữ ở mức 1,5°C, mực nước biển dâng khoảng 50cm, nhưng nếu sự gia tăng nhiệt độ sẽ vượt quá 2°C, mực nước bình quân sẽ tăng ít nhất 86cm và với kịch bản tồi tệ nhất sẽ tăng ở mức 1,8m.
Loài người sẽ bị thiệt hại từ 14.000 tỷ USD (trong trường hợp tốt nhất) đến 27.000 tỷ USD trong trường hợp nước biển dâng cao thêm 1,8m trong 100 năm.
Tiến sĩ Svetlana Jevrejeva, tác giả chính của công trình nghiên cứu cảnh báo mực nước biển cực đoan ảnh hưởng xấu đến kinh tế các nước đang phát triển, các nước ven biển và cơ hội sinh tồn ven bờ biển thấp. Đặc biệt, các quốc đảo nhỏ như Malpes sẽ lâm vào hoàn cảnh khắc nghiệt, còn áp lực đối với các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái của họ sẽ đáng kể hơn.
Theo một báo cáo nghiên cứu mới công bố của Nhóm chuyên gia liên chính phủ về sự biến đổi của khí hậu (GIEC), từ nay đến năm 2060, khoảng 1,2 tỷ người trên thế giới dự kiến sẽ bị tác động bởi tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.
Trước đó, một báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết nếu năm 2008 mới có 50% dân số thế giới sinh sống tại các thành phố thì tới năm 2060 sẽ có 6,4 tỷ người dân thành thị, chiếm tới 75% dân số thế giới, nên số người sinh sống ở đô thị có thể lên tới 9 tỷ người. Theo báo cáo trên, phần lớn sự gia tăng dân cư đô thị lại diễn ra tại những vùng ven biển, nơi sẽ chịu nhiều tác động rất lớn của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đặc biệt, châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó năm nước bị tác động nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và Việt Nam.
15 trong số 20 khu đô thị và dân cư ven biển bị tác động nhiều nhất là Calcutta (Ấn Độ), có thể sẽ có 14 triệu người bị tác động vào năm 2060, đứng đầu trong số thành phố có nguy cơ bị nước biển dâng nhiều nhất, tiếp theo là Mumbai (Ấn Độ): 11,4 triệu người, Dhakar (Bangladesh): 11,1 triệu người, Quảng Châu (Trung Quốc): 10,3 triệu người. Tiếp đến là Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam): 9,2 triệu người, Thượng Hải (Trung Quốc): 5,4 triệu người, Bangkok (Thái Lan): 5,1 triệu người, Yangon ( Myanmar ): 4,9 triệu người...
Đặc biệt, theo báo cáo của GIEC, tình trạng nước biển dâng tác động chủ yếu tới các nước nghèo, trong khi các quốc gia giàu có lại ít tác động như Mỹ đứng thứ tám trong số các quốc gia bị tác động nhiều nhất.
Việc Trái Đất ngày càng bị hun nóng bởi các khí nhà kính phát thải ra từ các hoạt động công nghiệp, giao thông, sinh hoạt của con người và một phần hoạt động của tự nhiên (như núi lửa, cháy rừng...) đã khiến băng ở nhiều nơi trên thế giới tan chảy mạnh.
Linh Đức