13 quan niệm sai lầm về khoa học nhiều người mắc phải
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, một số quan niệm hay suy nghĩ phổ biến trong quá khứ được chứng minh là hoàn toàn sai lầm. 1. Phải mất 7 năm để tiêu hóa kẹo cao su nếu lỡ nuốt phải Kẹo cao su không cần phải mất đến 7 năm mới tiêu hóa hết. Bởi vì thực ra, chúng ta không hề tiêu hóa nó, và cơ thể hoàn toàn thải nó ra một cách bình thường chỉ vài giờ sau đó. 2. Cá vàng chỉ có thể nhớ những gì xảy ra trong vòng 3 giây Thực ra, cá vàng có trí nhớ rất tốt, chúng có thể nhớ nhiều thứ trong hàng tháng, thậm chí cả năm. Ví dụ, nếu chúng được cho ăn vào cùng một thời điểm trong ngày thì sau một khoảng thời gian nhất định, chúng sẽ có xu hướng đòi ăn vào khoảng thời gian đó. Điều này cho thấy cá vàng có mức độ nhạy cảm tốt về thời gian. Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng minh, cá vàng còn thông minh hơn nhiều loài cá khác, khi nó có thể phản ứng nhanh với màu sắc và âm nhạc. 3. Cá mập không bao giờ bị ung thư Sụn cá mập là một phương thuốc hỗ trợ trị bệnh ung thư ở người, nên nhiều người đồn đại rằng cá mập không bao giờ bị ung thư. Nhưng, loài cá vẫn có thể bị ung thư như thường. Tin đồn về việc chúng không thể mắc căn bệnh nan y này bắt nguồn từ I. William Lane, với mục đích để có thể bán được nhiều sụn cá mập với mức giá trên trời. 4. Chó và mèo đều bị mù màu Mọi người thường cho rằng chó mèo bị mù màu, chúng chỉ thấy mọi vật với tông màu xám. Nhưng thật ra, chó mèo còn nhận biết được sắc lam và lục. Chúng chỉ không thể nhận biết sắc đỏ mà thôi, tức là những vật có màu sắc thuộc tông đỏ như: hồng, vàng, cam… sẽ nhìn ra thành màu sáng, còn màu xanh dương, xanh lá cây vẫn thấy được bình thường. Bên cạnh đó, mặc dù có thị lực tốt hơn, nhưng chó không thể nhìn thẳng tốt bằng chúng ta. Bởi chó có cấu tạo mắt ở 2 bên nên sẽ nhìn nghiêng một bên rất tốt. 5. Vạn Lý Trường Thành là công trình duy nhất của Trái Đất mà ta có thể nhìn thấy từ vũ trụ Điều này chỉ mang tính tương đối, vì tùy theo định nghĩa của bạn về khoảng không vũ trụ bạn có thể hay không thể nhìn thấy những công trình khác. Và thực tế từ cự ly như Mặt Trăng, những gì ta có thể thấy từ Trái Đất chỉ là ánh sáng. 6. Virus HIV có nguồn gốc từ con người Các nhà khoa học đã chứng minh virus HIV bắt nguồn từ loài khỉ, từ ngày xưa, khi con người săn bắt khỉ để làm thức ăn, virus HIV đã truyền từ khỉ sang người qua đường máu. 7. Loài dơi không nhìn thấy được Nhiều người nghĩ rằng dơi không nhìn được, hầu hết các loài dơi đều sử dụng phương pháp định vị bằng âm thanh để định hướng đường bay, tuy nhiên, dơi không hề bị mù, chúng có mắt và tất cả đều hoàn toàn có thể nhìn được. 8. Chỉ có thể dựng đứng một quả trứng vào ngày xuân phân Bạn có thể làm cho một quả trứng dựng đứng vào bất cứ ngày nào trong năm, chứ không chỉ có mỗi ngày xuân phân. Điều này chỉ phụ thuộc vào sự khéo léo của bạn và kết cấu của vỏ trứng. 9. Người chết vẫn mọc tóc, và móng tay tiếp tục dài ra Tóc và móng tay không tiếp tục mục dài ra khi ai đó qua đời. Thực tế là sau khi cơ thể chết đi, lớp da đầu bị co rút lại tạo cho ta cảm giác chúng đã mọc dài ra. 10. Con người đã tìm ra cách chữa trị bệnh bại liệt Không, con người vẫn chưa tìm ra cách để chữa bệnh bại liệt. Người ta chỉ mới tìm ra vắc-xin phòng ngừa bệnh bại liệt thôi. Nếu bạn không tiêm vắc-xin và bị mắc bệnh bại liệt, không ai có thể giúp gì cho bạn cả. 11. Sét không đánh 2 lần vào cùng một chỗ Chúng ta cho rằng nếu sét đánh một lần vào một nơi nào đó thì sét sẽ không đánh lại lần thứ hai. Điều này không đúng, sét thậm chí còn đánh nhiều lần vào cùng một chỗ, ví dụ như tòa nhà Empire State, có thể bị sét đánh hơn 100 lần mỗi năm. 12. “Vùng tối của mặt trăng” Chúng ta thường nghe qua khái niệm “Vùng tối của mặt trăng”, nhưng thực tế là mặt trăng không hề có vùng tối. Con người có thể nhìn thấy một nửa của mặt trăng, nhưng trên bề mặt nửa còn lại cũng có ánh sáng từ mặt trời. 13. Linh cảm con người luôn bị xem nhẹ so với lý thuyết khoa học Thật ra lý thuyết khoa học chỉ có tính xác thực ngang bằng với linh cảm của con người. Khi ai đó bắt đầu nghiên cứu một hiện tượng, quan điểm trên có thể coi là chính xác. Nhưng, đôi khi, từ "lý thuyết" có thể được dùng để chỉ một sự thật mà bạn không được chứng kiến, mặc dù tất cả các bằng chứng đều cho rằng lý thuyết này là xác thực. Mọi việc chỉ mang tính tương đối, không bao giờ có tuyệt đối. Ví dụ: Thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang Theory, nói về nguồn gốc của vũ trụ) được mọi người coi là sự thật, nhưng chẳng ai sống từ… 13,8 tỷ năm trước để xác nhận điều này cả.