Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

(SK&MT) - Thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Kinh tế biển trở thành động lực phát triển đất nước, đóng góp khoảng 3 nghìn tỉ USD mỗi năm, tức 5% GDP của thế giới, bao gồm các ngành chính là dầu khí, vận tải biển, cảng, năng lượng tái tạo, thủy sản, hệ sinh thái biển và du lịch biển. Công tác bảo tồn tài nguyên, môi trường biển nhằm phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đang được cả nước quan tâm.
Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

I - Biển Việt Nam – tiềm năng và thách thức

Việt Nam có 28 tỉnh, thành ven biển, với bờ biển dài 3.260 km, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các đảo quốc và lãnh thổ trên thế giới. Biển Đông là cầu nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nằm trên ngã tư của tuyến hàng hải và hàng không quốc tế. Diện tích biển của Việt Nam chiếm khoảng 29% diện tích biển Đông (gần 1 triệu km2), rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền. Biển Đông chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên, đặc biệt là dầu khí. Ở Việt Nam, nguồn dầu khí đã thăm dò, khảo sát có trữ lượng khoảng 3 - 4 triệu tấn dầu quy đổi, cùng với nguồn tài nguyên du lịch ven biển đảo phong phú. Đó là những tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là các ngành khai thác khoáng sản, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, phát triển du lịch, các ngành kinh tế biển mới...

Các ngành kinh tế biển mới như điện mặt trời trên biển, điện sóng biển, khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển (dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển) đều là những ngành sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc sử dụng tài nguyên tái tạo. Các ngành kinh tế biển mới có giá trị hàm lượng khoa học, kĩ thuật cao hướng tới tăng trưởng bền vững được đánh giá là điểm đột phá của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam hướng tới phát triển kinh tế biển xanh.

Dư địa phát triển cho từng lĩnh vực kinh tế biển của Việt Nam còn khá rộng mở. Xu hướng trong 10 - 15 năm tới, kịch bản tăng trưởng kinh tế đều theo hướng nhanh hơn nhờ các yếu tố khoa học công nghệ, nâng cao năng suất kết hợp bảo tồn hệ sinh thái và duy trì đa dạng sinh học.

Các ngành kinh tế biển của Việt Nam bao gồm: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

Việt Nam có vùng biển tại các khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao và là cầu nối giữa nhiều cường quốc kinh tế và chính trị trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành hàng hải, công nghiệp tàu thủy và logistics, nhất là khi có tới 114 cửa sông, 52 vịnh nước sâu ven bờ miền Trung (vũng, vịnh, đầm, phá chiếm 60% chiều dài đường bờ biển), hơn 100 vị trí có thể xây dựng cảng biển lớn. Mặt khác, vị trí thuận tiện cho giao thông và các vũng, vịnh kín có độ sâu lớn, không gian rộng lớn ở ven biển và trên bờ biển rất thuận lợi làm cảng biển và phát triển các khu kinh tế ven biển.

Vùng biển Việt Nam có khoảng 35 loại khoáng sản với trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm: Nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và khoáng sản lỏng. Một số mỏ cát vật liệu xây dựng dưới đáy biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng với trữ lượng trên 100 tỉ tấn và một dãy cát thạch anh ngầm dưới đáy biển Quảng Ninh (gần 9 tỉ tấn). Bên cạnh đó, tiềm năng tài nguyên nước biển cũng rất lớn, với các dạng năng lượng biển như: Băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng hạt nhân nước nặng từ nước biển.

Cùng với đó, nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam có độ phong phú cao. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế như: Tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Chỉ tính riêng cá biển, có hơn 2.000 loài khác nhau đã được phát hiện, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế; có 15 bãi cá lớn, phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, lượng cá có thể đánh bắt hằng năm khoảng 2,3 triệu tấn...

Việt Nam có tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn/năm, cho phép hằng năm khai thác 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ có trữ lượng chỉ khoảng 500 nghìn tấn, còn lại là vùng xa bờ… Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam còn có các loại động vật quý khác nhau như đồi mồi, rắn, chim biển, thú biển. Hải sản ở vùng biển Việt Nam tạo ra nguồn lợi hết sức quan trọng, không chỉ cung cấp thực phẩm, nguồn dinh dưỡng hằng ngày cho người dân (chiếm 50% lượng đạm động vật trong thành phần dinh dưỡng), mà còn có giá trị kinh tế cao, tạo hạn ngạch xuất khẩu lớn.

Với đường bờ biển dài trên 3.260 km và hàng nghìn hòn đảo ven bờ là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển du lịch biển. Việt Nam có khoảng 125 bãi biển đẹp, trong đó, một số bãi biển và vịnh được đánh giá là những bãi biển và vịnh đẹp hàng đầu thế giới.

Vùng biển Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều khu vực ấm quanh năm, rất thuận lợi cho du khách từ nhiều quốc gia, đặc biệt từ các quốc gia có mùa đông lạnh tới nghỉ dưỡng, tắm biển. Những năm gần đây, ngành du lịch biển, hải đảo Việt Nam đang trên đà phát triển, thu hút ngày càng nhiều du khách trong, ngoài nước. Dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi biển lớn, nhỏ, cảnh quan đẹp, trong đó có những bãi biển đủ tiêu chuẩn quốc tế, nằm trên tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Kinh tế ven biển (các tỉnh, thành phố ven biển), bao gồm các hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ, du lịch… và kinh tế đảo đóng góp hơn 65% GDP cả nước, đặc biệt là từ hoạt động du lịch ven biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cơ sở công nghiệp quan trọng ven biển.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có 17 khu kinh tế ven biển đã được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước khoảng hơn 845.000 ha, diện tích đất đã cho thuê ở các khu chức năng trong khu kinh tế đạt trên 40.000 ha. Cả nước có 37 khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế với tổng diện tích khoảng 15,6 nghìn ha; trong đó 20 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích khoảng 8,5 nghìn ha và 19 khu công nghiệp đang xây dựng cơ bản với tổng diện tích khoảng 7,1 nghìn ha.

Du lịch và dịch vụ biển có sự phát triển nhanh chóng, tạo diện mạo mới cho hệ thống đô thị ven biển, từng bước hình thành cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại, cao cấp.

Đặc biệt, quy mô ngành thủy sản ngày càng mở rộng, tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất lớn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2022 đạt 5,14 triệu tấn, khai thác 3,85 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 8,8 tỉ USD lên gần 11 tỉ USD vào năm 2022.

Cùng với đó, các ngành kinh tế biển mới và năng lượng tái tạo được đẩy mạnh. Cả nước có 19 khu kinh tế ven biển nằm trong quy hoạch được phê duyệt (18 khu đã được thành lập), thu hút 553 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng kí là 54,36 tỉ USD; 1.604 dự án trong nước với tổng vốn đăng kí là 1,37 triệu tỉ đồng.

Tuy nhiên, thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam hiện nay là thực trạng ô nhiễm môi trường biển, đe dọa sự sinh tồn của hệ sinh thái biển, tác động xấu tới nguồn lợi hải sản; với mục tiêu phát triển tập trung vào các yếu tố kinh tế, tăng trưởng ngắn hạn hơn các yếu tố môi trường, coi trọng lợi ích trước mắt hơn hệ quả lâu dài.

Hiện nay, môi trường sinh thái biển Việt Nam đang bị suy giảm tính đa dạng sinh học, nhất là vùng ven bờ. Đó là do tốc độ đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển nhưng thiếu quy hoạch, thiếu hệ thống xử lí nước thải, dẫn đến môi trường sinh thái của hàng trăm ngàn km2 biển ven bờ bị ảnh hưởng. Cùng với đó, tình trạng ô nhiễm từ việc nuôi trồng thủy sản bừa bãi; nạn khai thác khoáng sản ồ ạt có tác động xấu đến môi trường. Thêm vào đó, rừng ngập mặn bị tàn phá nghiêm trọng; 90% rạn san hô bị đe dọa hủy hoại, khoảng 85 loài thủy sản trong tình trạng nguy cấp ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó có 70 loài được đưa vào sách đỏ. Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đã chỉ ra, tình trạng rác thải nhựa, trong đó có rác thải nhựa đại dương đang là vấn đề nóng trên toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia ven biển như Việt Nam.

Thống kê cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền. Ở các khu vực ven biển, lượng nước thải phát sinh có xu hướng tăng, vào khoảng 122 - 163 triệu m3/ngày, tạo ra sức ép lớn đến môi trường biển. Sự gia tăng chất thải nhựa đại dương những năm gần đây trở thành vấn đề toàn cầu, tạo ra áp lực lớn trong quản lí chất thải trên biển ở Việt Nam.

Sự gia tăng các nguồn thải từ lục địa, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đang đè nặng lên môi trường biển và hải đảo, cùng với tác động biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, các sự cố môi trường biển gây ra hậu quả nặng nề.

Dải ven biển hay đới bờ tại Việt Nam có nhiều nguồn tiềm ẩn gây ô nhiễm; bao gồm nước thải sinh hoạt trực tiếp từ khu vực đô thị, thành phố ven biển, nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp ven biển trực tiếp hay qua cống thải ngầm dưới biển... Các khu du lịch phát triển nhanh nhưng hệ thống xử lí nước thải còn ít. Hiện nay, qua khảo sát các tàu du lịch biển trên Vịnh Bắc Bộ cho thấy, có tới 77% số tàu thải chất thải trực tiếp ra Vịnh, chỉ có 20% số tàu mang chất thải vào bờ để xử lí. Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải. Hoạt động của tàu thương mại trên tuyến hàng hải quốc tế cũng thải vào biển Việt Nam một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản làm tăng đáng kể lượng chất thải, chủ yếu là từ phân bón và thức ăn. Với tổng diện tích nuôi tôm là hơn 600.000 ha trên cả nước, hằng năm, gần 3 triệu tấn chất thải rắn thải ra môi trường.

II-Giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển để phát triển bền vững kinh tế biển

Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên biển và hải đảo ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, còn thiếu tính bền vững, nhất là trình độ khai thác tài nguyên biển vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Để tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lí, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; ô nhiễm môi trường biển được ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu đáng kể, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, cần có những giải pháp cụ thể.

Thứ nhất, phát triển kinh tế biển gắn với khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển

Phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển, nhất là các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; nâng cao đời sống và sinh kế cộng đồng.

Ưu tiên bố trí không gian biển cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch địa chất thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm, đón khách quốc tế từ 8 - 10%/năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm.

Phát triển hệ thống cảng biển xanh, thiết lập các khu vực biển đặc biệt nhạy cảm, tuyến hàng hải, có tính đến bối cảnh biến động trong khu vực và quốc tế. Các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo.

Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, khai thác thủy sản xa bờ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản nhằm mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3- 4%/năm; tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn.

Phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển và các đảo với các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ nền tảng, công nghệ nguồn. Phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới thân thiện môi trường.

Thứ hai, phát triển các ngành kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường biển phải được kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu. Vấn đề về ô nhiễm xuyên biên giới, sự cố môi trường biển, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương được quan trắc, kiểm soát và quản lí hiệu quả.

Khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, có khả năng phục hồi, chống chịu của hệ sinh thái biển đảo.

Quản lí và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo, tăng diện tích các khu bảo tồn biển, khu vực biển, ven biển được bảo tồn; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000.

Điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học biển và hải đảo cơ bản đáp ứng được yêu cầu của hoạt động khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển và hải đảo, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa biển, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng góp phần phát triển bền vững kinh tế biển.

Ưu tiên nguồn lực để đẩy mạnh các hoạt động, mô hình khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả, thân thiện môi trường, các dự án đáp ứng tiêu chí kinh tế tuần hoàn, phù hợp với trữ lượng tài nguyên và sức chứa sinh thái; hạn chế các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên bằng các công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp, gây tổn hại đến tài nguyên, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học.

Thứ ba, thành lập quỹ thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, nguồn lực nhà nước đã được đầu tư rất nhiều cho các công trình, dự án phục vụ kinh tế biển như các khu công nghiệp ven biển, sân bay, đô thị, hạ tầng giao thông, hành lang kinh tế…

Tuy vậy, quy mô kinh tế biển còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và cũng chỉ mới tận dụng, khai thác hiệu quả được một phần vùng biển quốc gia, chưa có đủ điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế. Hệ thống giao thông đường bộ ven biển chưa đáp ứng yêu cầu, hạ tầng kĩ thuật biển còn yếu, chưa đồng bộ; chưa có nhiều cảng biển lớn tầm cỡ khu vực. Công tác bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch chưa đồng bộ, thiếu bền vững. Đặc biệt, cơ chế chính sách thu hút đầu tư, nhất là từ khu vực tư nhân cho phát triển các ngành kinh tế biển chưa đủ sức hấp dẫn.

Cần tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực đủ mạnh. Hình thành những mô hình, động lực mới cho kinh tế biển với những cơ chế chính sách đặc thù. Trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ được giao tại Luật Bảo vệ môi trường và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cần tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, tham mưu cho Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lí cho phát triển kinh tế bền vững, kinh tế xanh, trong đó có tín dụng xanh để tạo cơ chế thu hút nguồn lực tài chính, quốc tế cho mục tiêu phát triển các ngành kinh tế xanh, ưu tiên các dự án phát triển xanh, tập trung cho những ngành, nghề mới trong lĩnh vực kinh tế biển theo Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Trước mắt, NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan khẩn trương nghiên cứu, triển khai việc thành lập quỹ thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển; hướng dẫn các chính sách ưu đãi cho các dự án phát triển kinh tế biển xanh như điện gió ngoài khơi, cảng biển xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... Khẩn trương ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn về tín dụng xanh để áp dụng thống nhất trên toàn thị trường.

Nghiên cứu cơ chế chính sách tín dụng, xây dựng các bộ chỉ tiêu quốc gia về ngân hàng xanh, tín dụng xanh cho các dự án phát triển kinh tế biển, tiêu chí cho vay, cấp vốn cho phát triển trung tâm năng lượng ngoài khơi, kết hợp nuôi biển công nghệ cao và dịch vụ hậu cần nghề cá; vận tải biển và logistics và các ngành kinh tế biển khác.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cho các hoạt động kinh tế biển xanh, chủ động thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ nguồn, trình độ quản lí tiên tiến từ các nước phát triển. Xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng biển, đảo, các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tập đoàn kinh tế biển mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trên biển theo hướng xanh hóa, đặc biệt là ở các vùng biển xa bờ. Tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành kinh tế biển, bảo đảm nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Nguyễn Thị Trâm (tổng hợp)

Các tin khác

Bắt phương tiện khai thai thác cát biển trái phép vùng biển Sóc Trăng

Bắt phương tiện khai thai thác cát biển trái phép vùng biển Sóc Trăng

(SK&MT) - Ngày 29/6, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với lực lượng chức năng bắt giữ 1 phương tiện khai thác khoáng sản (cát biển) trái phép.
Chuyện lạ ở Kiên Giang: "Phù phép" nhà ở riêng lẻ thành trạm sang chiết gas

Chuyện lạ ở Kiên Giang: "Phù phép" nhà ở riêng lẻ thành trạm sang chiết gas

(SK&MT) - Từ việc xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, một Giám đốc công ty ở huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) đã dần “hợp thức hóa” công trình thành trạm sang chiết gas.
“Hành trình vì biển đảo quê hương” đến đảo Hòn Chuối

“Hành trình vì biển đảo quê hương” đến đảo Hòn Chuối

(SK&MT) - Ngày 28/6, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh và Bộ Chỉ huy BĐBP Cà Mau phối hợp thực hiện “Hành trình vì biển đảo quê hương” trên đảo Hòn Chuối (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).(SK&MT) - Ngày 28/6, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP Cà Mau thực hiện chương trình “Hành trình vì biển đảo quê hương” trên đảo Hòn Chuối (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).
Thanh Hóa: Công ty Mai Anh 88 liến tiếp bị xử phạt do vi phạm về sản xuất kinh doanh và môi trường

Thanh Hóa: Công ty Mai Anh 88 liến tiếp bị xử phạt do vi phạm về sản xuất kinh doanh và môi trường

(SK&MT) - Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành các Quyết định xử phạt vvi phạm hành chính gần 500 triệu đồng Công ty Mai Anh 88 do vi phạm về xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh và môi trường.
Tăng cường truyền thông sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tăng cường truyền thông sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(SK&MT) - Ngày 25/6, tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) tổ chức tọa đàm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến về "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Từ hoạch định chính sách đến hành động và vai trò của báo chí, truyền thông”.
Tận mắt chứng kiến xe chở bùn thải đổ thẳng ra môi trường

Tận mắt chứng kiến xe chở bùn thải đổ thẳng ra môi trường

(SK&MT) - Sau khi “lên hàng” ở công trình nút giao thông An Phú, những chiếc xe chứa đầy ắp bùn thải lao nhanh trên đường Song Hành, đến cầu Mương Kênh bắt đầu giảm tốc độ, ì ạch chui qua dạ cầu vào khu đất trống nằm xen giữa cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và đường Song Hành “thản nhiên” đổ bùn thải.
Rã đông thực phẩm thế nào là đúng cách?

Rã đông thực phẩm thế nào là đúng cách?

(SK&MT) - Trữ thức ăn đông lạnh đã trở thành thói quen phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách rã đông thực phẩm đúng trước khi chế biến, sao cho giữ nguyên mùi vị của thực phẩm và an toàn cho sức khỏe.
Chủ động ứng phó với nguy cơ giông lốc, lũ quét, sạt lở tại một số địa phương

Chủ động ứng phó với nguy cơ giông lốc, lũ quét, sạt lở tại một số địa phương

(SK&MT) - Những đợt mưa vừa đến mưa to trong mấy ngày gần đây ở nhiều vùng trong cả nước có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, giao thông, kinh tế và đời sống người dân trong vùng.
Học cách ứng xử với động đất

Học cách ứng xử với động đất

(SK&MT) - Những năm gần đây, động đất diễn ra khá liên tục ở Việt Nam và có chiều hướng tăng dần về tần suất. Hiểu biết đầy đủ về động đất để chủ động ứng phó, giảm thiểu rủi ro là cần thiết.
Xem thêm

Đọc nhiều

Lập Thạch - Vĩnh Phúc: Người dân bức xúc vì ao Trảng xã Triệu Đề bị san lấp ảnh hưởng đến môi trường và nước sản xuất nông nghiệp

Lập Thạch - Vĩnh Phúc: Người dân bức xúc vì ao Trảng xã Triệu Đề bị san lấp ảnh hưởng đến môi trường và nước sản xuất nông nghiệp

(SK&MT) - Ngày 20/09/2022, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 1687 /QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục ao, hồ, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời, quy định trách nhiệm thuộc về các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và
Tận mắt chứng kiến xe chở bùn thải đổ thẳng ra môi trường

Tận mắt chứng kiến xe chở bùn thải đổ thẳng ra môi trường

(SK&MT) - Sau khi “lên hàng” ở công trình nút giao thông An Phú, những chiếc xe chứa đầy ắp bùn thải lao nhanh trên đường Song Hành, đến cầu Mương Kênh bắt đầu giảm tốc độ, ì ạch chui qua dạ cầu vào khu đất trống nằm xen giữa cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Lon
Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Vĩnh Phúc trao giải Báo chí tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII năm 2024

Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Vĩnh Phúc trao giải Báo chí tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII năm 2024

(SK&MT) - Nhân dịp 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), chiều 19/6/2024 Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức lễ trao Giải Báo chí tỉnh lần thứ XIII.
Kỳ Anh – Hà Tĩnh: Trang trại nuôi lợn đầu nguồn nước gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Kỳ Anh – Hà Tĩnh: Trang trại nuôi lợn đầu nguồn nước gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

(SK&MT) - Hàng chục hộ dân tại thôn Đông Xuân (xóm 8) thuộc xã Kỳ Tây huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đồng loạt phản ánh về việc trang trại nuôi lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường, mặc dù đã kiến nghị nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có hướng xử lý.
Người dân bất bình về việc đền bù đất không thỏa đáng để xây dựng khu công nghiệp Phú Thuận

Người dân bất bình về việc đền bù đất không thỏa đáng để xây dựng khu công nghiệp Phú Thuận

(SK&MT) - Việc cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp Phú Thuận tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre đã gây ra nhiều bức xúc cho người dân có đất bị thu hồi vì giá đền bù không thỏa đáng, việc đền bù đất thiếu công bằng. Người dân từ
ban tin moi truong suc khoe so 5 thang 6 nam 2024
bac ninh hoi nghi chuyen de ve cac giai phap cua chinh phu bo cong an trong cong tac pccc
ban tin suc khoe va moi truong so 4 thang 6
giai phap de thiet bi khong nguoi lai vao phuc vu cong tac tim kiem cuu ho
sau 10 ngay sat lo duong sat chi thanh duoc thong ham
pho thu tuong tran hong ha chi dao cong tac khac phuc hau qua vu chay nha tro o trung kinh cau giay thanh pho ha noitran
ban tin skmt so 3 thang 5
xa thai phuong huyen hung ha tinh thai binh tinh trang lan chiem xay dung nha trai phep khong manh tay se nhieu he luy
ban tin skmt so 3 thang 5
bo cong an huong dan ky nang thoat nan khi co chay nha o nha chung cu cao tang va nha ong
Kỳ Anh – Hà Tĩnh: Trang trại nuôi lợn đầu nguồn nước gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Kỳ Anh – Hà Tĩnh: Trang trại nuôi lợn đầu nguồn nước gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

(SK&MT) - Hàng chục hộ dân tại thôn Đông Xuân (xóm 8) thuộc xã Kỳ Tây huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đồng loạt phản ánh về việc trang trại nuôi lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường, mặc dù đã kiến nghị nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có hướng xử lý.
Cảnh báo rạn san hô bị tẩy trắng hàng loạt

Cảnh báo rạn san hô bị tẩy trắng hàng loạt

(SK&MT) - Đây là đợt tẩy trắng san hô diện rộng lần thứ 4 được ghi nhận trong 25 năm qua. Vào đầu tháng 6, hai tổ chức nghiên cứu lớn đã đưa ra cảnh báo này.
Thanh Hóa: Công ty Mai Anh 88 liến tiếp bị xử phạt do vi phạm về sản xuất kinh doanh và môi trường

Thanh Hóa: Công ty Mai Anh 88 liến tiếp bị xử phạt do vi phạm về sản xuất kinh doanh và môi trường

(SK&MT) - Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành các Quyết định xử phạt vvi phạm hành chính gần 500 triệu đồng Công ty Mai Anh 88 do vi phạm về xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh và môi trường.
Tận mắt chứng kiến xe chở bùn thải đổ thẳng ra môi trường

Tận mắt chứng kiến xe chở bùn thải đổ thẳng ra môi trường

(SK&MT) - Sau khi “lên hàng” ở công trình nút giao thông An Phú, những chiếc xe chứa đầy ắp bùn thải lao nhanh trên đường Song Hành, đến cầu Mương Kênh bắt đầu giảm tốc độ, ì ạch chui qua dạ cầu vào khu đất trống nằm xen giữa cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Lon
Cần Thơ: Ông Võ Tấn Dũng - người đi tiên phong về tuyển rửa cát biển thành cát sạch

Cần Thơ: Ông Võ Tấn Dũng - người đi tiên phong về tuyển rửa cát biển thành cát sạch

(SK&MT) - Trước tình trạng cát sông ngày càng khan hiếm, ông Võ Tấn Dũng đã kiên trì nghiên cứu và cải tiến để tạo ra một giải pháp đột phá. Sau nhiều nỗ lực, ông đã thành công sáng chế và triển khai ứng dụng thiết bị tuyển rửa cát biển, biến nguồn tài nguyên dồi dào này thành cát sạch có thể sử dụng trong xây dựng. Sáng kiến này không chỉ mở ra một nguồn cung cấp mới đáng kể mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn nguồn cát sông đang dần cạn kiệt do khai thác quá mức. Thành tựu của ông Dũng hứa hẹn sẽ làm thay đổi cục diện trong ngành xây dựng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Dự án kênh đào Funan - Techo sẽ tác động đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ra sao?

Dự án kênh đào Funan - Techo sẽ tác động đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ra sao?

(SK&MT) - Mới đây tại TP Cần Thơ, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam (VNMC) tổ chức hội nghị tham vấn về Dự án kênh đào Funan - Techo của Campuchia và thực hiện thủ tục tham vấn sử dụng nước của Ủy hội sông Mê Kông.
Đồng bằng Sông Cửu Long chủ động, thích ứng với hạn mặn, sụt lún, thiếu nước ngọt

Đồng bằng Sông Cửu Long chủ động, thích ứng với hạn mặn, sụt lún, thiếu nước ngọt

(SK&MT) - Nhiều tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt. Các giải pháp ứng phó, thích ứng được triển khai quyết liệt, đảm bảo đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Lực lượng vũ trang An Giang chủ động phòng, chống cháy rừng

Lực lượng vũ trang An Giang chủ động phòng, chống cháy rừng

(SK&MT) - Cuối tháng 3, đầu tháng 4, trên địa bàn tỉnh An Giang đã xảy ra một số đám cháy, nếu không có sự vào cuộc kịp thời của các lực lượng chức năng thì thiệt hại rất lớn. Chính vì vậy, việc chủ động, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng được Bộ chỉ huy quâ
“Hành trình vì biển đảo quê hương” đến đảo Hòn Chuối

“Hành trình vì biển đảo quê hương” đến đảo Hòn Chuối

(SK&MT) - Ngày 28/6, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP Cà Mau thực hiện “Hành trình vì biển đảo quê hương” trên đảo Hòn Chuối (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).
Chung tay hành động, liên kết khả năng thích ứng, phục hồi phát triển bền vững vùng ĐBSCL

Chung tay hành động, liên kết khả năng thích ứng, phục hồi phát triển bền vững vùng ĐBSCL

(SK&MT) - Mùa mưa đã bắt đầu, thế nhưng ĐBSCL lại đối diện với tình trạng sụt lún đất và sạt lở bờ sông nghiêm trọng. Hơn bao giờ hết, miền Tây lại dễ bị tổn thương từ tác động của các hình thái thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, việc cá
Phát triển rừng để đánh thức tiềm năng bán tín chỉ carbon tại Thanh Hóa

Phát triển rừng để đánh thức tiềm năng bán tín chỉ carbon tại Thanh Hóa

(SK&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường hệ sinh thái rừng được tỉnh Thanh Hóa quan tâm đầu tư song hành với các biện pháp hiệu quả.
Cây baobab - loài cây kỳ lạ nhất trên Trái đất

Cây baobab - loài cây kỳ lạ nhất trên Trái đất

(SK&MT) - Với hơn 300 công dụng từ cung cấp thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, làm đẹp, nơi trú ẩn và hỗ trợ hệ sinh thái, baobab còn có biệt danh theo đúng nghĩa đen là “Cây sự sống”.
Rã đông thực phẩm thế nào là đúng cách?

Rã đông thực phẩm thế nào là đúng cách?

(SK&MT) - Trữ thức ăn đông lạnh đã trở thành thói quen phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách rã đông thực phẩm đúng trước khi chế biến, sao cho giữ nguyên mùi vị của thực phẩm và an toàn cho sức khỏe.
Phát hiện 1 tấn thực phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc lưu thông ra thị trường

Phát hiện 1 tấn thực phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc lưu thông ra thị trường

(SK&MT) - Đội Quản lý thị trường số 22, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ, Công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc.
Thu giữ hơn 2 tấn thịt chim cút không rõ nguồn gốc vận chuyển qua Hà Tĩnh

Thu giữ hơn 2 tấn thịt chim cút không rõ nguồn gốc vận chuyển qua Hà Tĩnh

(SK&MT) - Kiểm tra trong cốp xe, lực lượng chức năng Hà Tĩnh phát hiện có 44 thùng xốp chứa chim cút đã qua sơ chế không rõ nguồn gốc xuất xứ, tổng trọng lượng trên 2,2 tấn.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về buôn lậu, hàng giả, mất an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về buôn lậu, hàng giả, mất an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng

(SK&MT) - Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sản xuất, kinh doanh hàng không đảm bảo chất lượng, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng
Một cá thể rùa biển được thả về môi trường tự nhiên

Một cá thể rùa biển được thả về môi trường tự nhiên

(SK&MT) - Ngày 9-4, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Hòn Chông (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) phối hợp Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kiên Lương (Kiên Giang) tổ chức thả một cá thể rùa biển về môi trường tự nhiên.
Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

(SK&MT) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) mới đây đã ra mắt phim truyền thông mới thứ 55 với tên gọi “Rùa biển thuộc về đại dương”.
Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng   hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

(SK&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa phát động Kế hoạch số 01/KH-BCHPCTT nhằm ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong giai đoạn 2023-2024.
Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống

Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống

(SK&MT) - Sau khi tòa soạn Sức khỏe & Môi trường đăng tải bài viết theo chuyên đề: “Tăng cường công tác quản lý đất đai, tránh tác động xấu tới môi trường”, phản ánh việc, mặc dù đã bị UBND xã Cần Kiệm chấm dứt hợp đồng thuê đất, ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đồng thời yêu cầu buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi. Tuy nhiên, cho đến nay đã quá 4 tháng, ông Đặng Văn Tuấn vẫn không chấp hành Quyết định của UBND xã Cần Kiệm, ngược lại còn cố tình thực hiện những hành vi vi phạm mới, ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ đê và gây hệ lụy không nhỏ đến công tác quản lý đất đai, môi trường của địa phương.
Chuyện lạ ở Kiên Giang: "Phù phép" nhà ở riêng lẻ thành trạm sang chiết gas

Chuyện lạ ở Kiên Giang: "Phù phép" nhà ở riêng lẻ thành trạm sang chiết gas

(SK&MT) - Từ việc xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, một Giám đốc công ty ở huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) đã dần “hợp thức hóa” công trình thành trạm sang chiết gas.
Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon

Petrovietnam tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon

(SK&MT) - Với vai trò là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, thông qua hàng loạt các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong hoạt động của mình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã và đang nỗ
Bảo vệ môi trường trong tiêu thụ tro xỉ

Bảo vệ môi trường trong tiêu thụ tro xỉ

(SK&MT) - Thời gian qua, lượng xỉ, tro bay của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương được vận chuyển ra ngoài tiêu thụ tại các địa phương trong tỉnh gây ô nhiễm môi trường, làm hư hại hạ tầng giao thông. Các cơ quan chức năng đã kiểm tra và yêu cầu đơn vị này
Những đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Những đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

(SK&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến về sửa đổi Nghị định 06 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Dự kiến có khoảng 200 cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, s

Nổi bật

UBND tỉnh Vĩnh Phúc họp báo thường kỳ quý II, 2024: Nhiều vấn đề dư luận quan tâm

UBND tỉnh Vĩnh Phúc họp báo thường kỳ quý II, 2024: Nhiều vấn đề dư luận quan tâm

SK&MT) - Chiều ngày 2/7, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức họp báo thường kỳ quý II năm 2024 thông tin kết quả kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Rất nhiều vấn đề được dư luận quan tâm.
Bác sĩ Nguyễn Anh Chiến - Hành trình 10 năm “gieo mầm” và “gặt hái” thành công trong lĩnh vực cơ xương khớp

Bác sĩ Nguyễn Anh Chiến - Hành trình 10 năm “gieo mầm” và “gặt hái” thành công trong lĩnh vực cơ xương khớp

(SK&MT) - Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y học cổ truyền (YHCT), từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn uy tín như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền,.. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Chiến đã có hơn 1.000 giờ
Hướng dẫn phân biệt sốt xuất huyết và các loại sốt thông thường

Hướng dẫn phân biệt sốt xuất huyết và các loại sốt thông thường

(SK&MT) - Sốt xuất huyết (SXH) đang gia tăng nhanh chóng ở nước ta, các chuyên gia lo ngại nguy cơ bùng phát thành dịch. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh SXH là sốt cao liên tục, tuy nhiên dấu hiệu này cũng rất dễ nhầm lẫn với sốt do các bệnh
Hiến và ghép mô tạng – Những điều nên biết

Hiến và ghép mô tạng – Những điều nên biết

(SK&MT) - Ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho những bệnh nhân suy tạng giai đoạn cuối. Có hơn 18 bộ phận trong cơ thể có thể được sử dụng để cấy ghép, cứu người như tim, gan, thận, phổi, và các loại mô khác.
Kỳ Anh – Hà Tĩnh: Trang trại nuôi lợn đầu nguồn nước gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Kỳ Anh – Hà Tĩnh: Trang trại nuôi lợn đầu nguồn nước gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

(SK&MT) - Hàng chục hộ dân tại thôn Đông Xuân (xóm 8) thuộc xã Kỳ Tây huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đồng loạt phản ánh về việc trang trại nuôi lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường, mặc dù đã kiến nghị nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có hướng xử lý.
Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Dự kiến sẽ có khoảng 60 bệnh nhân được thăm khám trong Chương trình phẫu thuật từ thiện, các bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe sẽ được phẫu thuật trong đợt 1 này.
TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

(SK&MT) - Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung trọng tâm trong cải cách hành chính, vừa có ý nghĩa trong tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước, vừa tạo cơ hội cho hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế – xã hội.
Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

(SK&MT) - Bệnh viện C Thái Nguyên là một trong những bệnh viện uy tín cung cấp các dịch vụ Đa khoa khu vực Thái Nguyên. Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua 32 năm phát triển và trưởng thành, Bệnh viện không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô cũng như làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

(SKMT) - Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (tiền thân là Viện Điều dưỡng Khu tự trị Việt Bắc) được thành lập ngày 12/10/1955. Qua hơn sáu thập kỷ xây dựng và phát triển, với sự đổi mới về cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nay đã trở thành một bệnh viện lớn của tỉnh.
Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

(SK&MT) - Là bệnh viện công lập Hạng 3 tại tỉnh Thái Nguyên, TTYT thị xã Phổ Yên luôn đảm bảo chuyên môn và hạ tầng để đảm nhận chức năng thăm khám tại địa phương. Đồng thời, liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đạt các tiêu chí Trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã, để người dân luôn an tâm khi tới đây khám và điều trị.
Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Ngay từ ngày đầu thành lập (31/12/1965), Bệnh viện A Thái Nguyên luôn định hướng rõ sứ mệnh là chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn và phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày đó. Trong chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy thuốc của bệnh viện đã luôn nỗ lực rèn luyện, cống hiến hết mình cho sứ mệnh cao cả ấy, làm nên thành tích chung của ngành Y tế Thái Nguyên, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ (TTYT huyện Đồng Hỷ) là bệnh viện công lập hạng III trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, TTYT huyện Đồng Hỷ đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt vai trò phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng và thực hiện tốt tiêu chí cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

(SK&MT) - Nằm ở một huyện vùng núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, thế nhưng trong những năm qua, tập thể cán bộ, thầy thuốc, y bác sĩ tại Trung tâm Y tế Chợ Đồn luôn phát huy tinh thần vượt khó, đoàn kết một lòng, từng bước xây dựng đơn vị ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác khám chữa bệnh của người dân đồng bào dân tộc miền núi tại địa phương.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

(SK&MT) - Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến để triển khai nhiều kỹ thuật mới trong công tác chuyên môn, điều này đã giúp người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương mà không phải di chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.
Giao diện di động