Các nhà khoa học Nga phản bác nghiên cứu của Mỹ về nước biển dâng
Các nhà khoa học cho rằng, trong thế kỷ XXI, mực nước biển có thể sẽ dâng thêm từ 60cm tới 2m. Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào lượng chất ô nhiễm mà loài người thải vào khí quyển, cũng như vào việc các sông băng nằm ở vùng núi, ở Greenland và đặc biệt là ở Nam Cực sẽ tan chảy với tốc độ nào. Dự đoán vị trí và thời gian mực nước biển dâng cao dẫn đến lũ lụt và tạo nguy cơ bị nhấn chìm là rất quan trọng để lập kế hoạch phát triển vùng ven biển và tính toán lượng khí thải tối ưu vào khí quyển.
Để lập dự báo, cần phải không chỉ đánh giá sự gia tăng mực nước biển trong tương lai mà còn so sánh nó với độ cao mặt đất. Ở Mỹ, Australia và một số vùng Châu Âu, các chuyên gia sử dụng công nghệ viễn thám LiDAR (Light Detection And Ranging) để khảo sát đối tượng từ xa bằng các loại tia laser và tạo địa hình kỹ thuật số, có sử dụng các thiết bị laser gắn trên máy bay, trực thăng hoặc UAV. Điều đó cho phép thu thập dữ liệu địa hình rất chính xác với sai số 1cm.
Nhưng, công nghệ này rất đắt tiền, và kết quả không thể được công bố công khai. Hiện nay, phương pháp được sử dụng nhiều nhất cho các mục đích nghiên cứu là dữ liệu của SRTM (nghiên cứu địa hình bằng tàu con thoi) do NASA phối hợp với Cơ quan lập bản đồ và hình ảnh quốc gia Mỹ thực hiện vào năm 2000, bao trùm hơn 90% bề mặt đất liền. Nhưng, những dữ liệu này có độ phân giải thấp và những sai sót đáng kể trong việc xác định độ cao của phù điêu. Tổ chức khoa học của Mỹ mang tên Climate Central đã phát triển phương pháp mới bằng cách sửa chữa những sai sót của SRTM thông qua mạng lưới thần kinh. Một mô hình cải tiến cho thấy rằng, độ cao của nhiều vùng đất ven biển trên thế giới là thấp hơn đáng kể so với dự đoán trước đây, và nguy cơ bị nhẫn chìm là cao gấp ba lần so với trước đây. Theo CoastalDEM, đến năm 2050, mực nước biển dâng sẽ đẩy mức ngập lụt ven biển trung bình hằng năm tăng cao, gây ngập cho các khu vực hiện có tới 300 triệu người sinh sống. 75% những người này là cư dân của tám quốc gia châu Á: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Nhật Bản. Thủ đô và các thành phố lớn nhất của các quốc gia này có nguy cơ bị nhấn chìm trong tương lai.
Theo bản đồ của CoastDEM, miền Nam Việt Nam, trong đó có TP Hồ Chí Minh, có thể gần như "biến mất", mà đây là lãnh thổ với một phần tư dân số Việt Nam.
Các tác giả của bài báo không tuyệt đối hóa những dự báo đáng sợ này, và lưu ý rằng, khi tạo ra địa hình kỹ thuật số, họ đánh giá mật độ dân số theo dữ liệu năm 2010, không tính đến chiều cao các đập nước, không xem xét những kịch bản khí hậu khác nhau, kết quả hoạt động kinh tế xã hội của con người và những đặc điểm trong chính sách di cư. Bài báo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khảo sát khu vực với độ chính xác cao hơn và độ phân giải cao hơn, làm rõ hơn dữ liệu nhân khẩu học, dữ liệu về vị trí, chiều cao và tình trạng của các đập ven biển cũng như cải thiện mô hình mực nước biển và thủy triều toàn cầu.
Chuyên gia Andrei Medvedev, Trưởng Phòng Bản đồ, Viện Địa lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, không đồng ý với kết luận của các nhà khoa học Mỹ:
“Dữ liệu SRTM được sử dụng để tạo ra mô hình kỹ thuật số có sai số rất lớn - cả vài mét, vì thế không thể rút ra những kết luận như vậy trên cơ sở đó. Rốt cuộc, dữ liệu chính xác là điều quan trọng nhất! Ở các khu vực ven biển có mật độ dân số cao, sai số tính bằng centimet trong mô hình độ cao kỹ thuật số có thể ảnh hưởng đến hàng trăm mạng. Và nếu sai số tính bằng mét hoặc độ phân giải quá thấp, thì sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người. Nói chung, loại mô hình này chỉ có thể được tạo ra trên cơ sở dữ liệu có độ chính xác cao được thu thập có sử dụng công nghệ viễn thám LiDAR . Không thể rút ra kết luận về việc nhấn chìm các vùng lãnh thổ đó trên cơ sở phương pháp với độ phân giải thấp và rất nhiều sai số”.
Linh Đức
Các tin khác

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar

Trưởng Công an xã được phạt đến 50% mức tiền phạt tối đa, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Phá đường dây cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới bằng hình ảnh, video nhạy cảm trên mạng

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
