Cái gọi là “nhựa tự phân hủy” cũng rất khó phân hủy
SK&MT -
Từ vài năm nay, có một loại nhựa mới, gọi là “nhựa tự phân hủy sinh học” (biodégradable), được nhiều người coi là “thân thiện” với môi trường, góp phần hạn chế ô nhiễm. Nhưng có đúng là nhựa tự phân hủy sinh học đỡ gây hại hơn so với các loại nhựa thông thường hay không?
Ảnh minh họa
Theo kết quả một nghiên cứu được công bố ngày 29/04/2019 trên tạp chí Environmental Science and Technology (phiên bản tiếng Anh), một nhóm nhà khoa học thuộc đại học Plymouth của Anh đã nghiên cứu khả năng phân hủy của nhiều loại túi nhựa khác nhau, từ túi nhựa thông thường, cho tới túi nhựa có thể tự phân hủy sinh học, túi nhựa có thể ủ phân sinh học …., trong các môi trường khác nhau, như môi trường đất, nước biển và không khí. Kết quả là sau 3 năm, không có túi nhựa nào được phân rã hoàn toàn, thậm chí những túi nhựa tự phân hủy sinh học vẫn còn rất chắc chắn.
Cả giáo sư Richard Thompson, đại học Plymouth, đồng tác giả công trình nghiên cứu, và nhà nghiên cứu Imogen Napper, người phụ trách thí nghiệm, cho báo The Guardian biết : “Tôi thực sự rất ngạc nhiên khi thấy sau 3 năm, túi nhựa vẫn còn chắc chắn để đựng đồ. Những chiếc túi tự tiêu hủy sinh học là gây ngạc nhiên nhiều nhất, bởi vì khi chúng được giới thiệu là có đặc tính tự phân hủy sinh học, mọi người sẽ chờ đợi là chúng sẽ được phân rã nhanh hơn các loại túi nhựa thông thường khác”.
Về lý thuyết, mọi thứ đều có thể được phân hủy. Vấn đề chỉ là thời gian. Một chiếc bật lửa nhựa có thể tự tiêu sau 100 năm, tã giấy dùng một lần cho trẻ nhỏ cần 500 năm mới phân hủy xong, một chiếc túi nhựa cũng mất vài thế kỷ mới biến mất khỏi tự nhiên …. Tên gọi “nhựa tự phân hủy sinh học” khiến người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm làm từ loại nhựa này có thể tự tiêu nên có thể vứt thoải mái ra môi trường mà không gây ô nhiễm đất, nước.
Nhưng nhiều người không biết rằng cần hội tụ 3 điều kiện để loại nhựa đó có thể tự phân hủy sinh học: nhiệt độ, ánh sáng và ô-xy. Tuy nhiên, tại bãi rác, các tiêu chuẩn về ánh sáng và oxy thường không hội tụ đủ do rác bị chất đống hoặc bị lèn chặt. Điều này khiến rác nhựa tự phân hủy sinh học trên thực tế cũng cần rất nhiều thời gian mới có thể được phân hủy tại các bãi chôn lấp rác thải.
Nói cách khác, một chiếc túi nhựa được gọi là “tự phân hủy sinh học” trên thực tế chỉ có thể phân rã trong một nơi có thể được kiểm soát chặt chẽ điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và ô-xy, chứ không thể vứt bừa bãi ra tự nhiên. Nếu trôi dạt ra sông, biển, chúng sẽ không thể phân hủy.
Nhà khoa học Napper giải thích thêm : “Những chiếc túi mà người ta gọi là tự tiêu hủy sinh học đã được thử nghiệm với những tiêu chuẩn môi trường khác với môi trường thực tế (…) Chúng có thể tự tiêu khi dùng để đựng rác ủ phân sinh học tại nhà máy ủ phân theo cách công nghiệp, ở một nhiệt độ thích hợp và với một số loại vi khuẩn nào đó. Nhưng quý vị không thể thấy chúng tiêu hủy nhanh trong môi trường tự nhiên vì các điều kiện trong đất hay môi trường biển khác với trong các nhà máy ủ phân công nghiệp”.
Nhưng túi nhựa tự phân hủy sinh học có gây nguy hiểm cho môi trường hay không ? Laura Chatel, người phụ trách Hiệp hội chống lãng phí Zero Waste, chi nhánh Pháp, giải thích: “Tôi nghĩ rằng hiện nay, loại nhựa tự phân hủy sinh học đang tạo ra một hình ảnh đẹp, được mọi người nhìn nhận tích cực, và điều này hơi nguy hiểm vì nó có thể khiến mọi người trở nên vô trách nhiệm hơn, bởi vì ai cũng nghĩ rằng nếu đã là chất tự phân hủy sinh học thì có thể, chẳng hạn, vứt giấy ướt vào bồn cầu, để túi đựng hay gói bọc đồ ở bãi biển, trong khi thực tế là chúng không thể tự phân hủy trên bãi biển trong khoảng thời gian rất dài. Giấy ướt mà người dùng vứt vào bồn cầu sau khi sử dụng sẽ gây ra nhiều vấn đề tại trung tâm xử lý, làm sạch nước thải. Điều này rất nguy hiểm bởi vì người tiêu dùng, các công dân tự nhủ là dùng nhựa tự phân hủy sinh học không gây nguy hiểm, trong khi loại nhựa này vẫn là một sản phẩm gây ô nhiễm cho môi trường”.
Nhìn từ một khía cạnh khác, liệu nhựa tự phân hủy sinh học có phải là cách “marketting xanh” của các nhà sản xuất để có được lợi thế cạnh tranh hay không? Đại diện Hiệp hội chống lãng phí Zero Waste, chi nhánh Pháp, khẳng định:
“Quý vị còn có thể thấy các khái niệm nhựa thực vật, nhựa xanh, nhưng tất cả những thứ này, nói chung, với tư cách là người tiêu dùng thì quý vị phải thực sự cảnh giác, đề phòng, bởi vì những từ ngữ đó không nói lên điều gì quan trọng, và thường thì đó là một chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này thậm chí còn không nghĩ xem sản phẩm của họ sẽ thực sự kết thúc vòng đời thế nào. Và thế là khi quý vị đứng trong bếp với một chiếc chai được gọi là chai nhựa từ thực vật, quý vị chắc là sẽ không biết xếp chúng vào loại rác thải nào”.
Nhóm nhà nghiên cứu củađại học Plymouth vẫn còn những nghi vấn về việc các chất được sử dụng để sản xuất ra loại nhựa được cho là tốt với môi trường sinh thái liệu có thực sự vô hại với môi trường hay không. Họ cũng muốn các nhà sản xuất công bố tiêu chuẩn để loại nhựa tự phân hủy sinh học có thể tự tiêu nhanh nhất có thể, cũng như mức độ phân rã nhiều nhất mà chúng ta có thể kỳ vọng.
Trong khi chờ đợi những câu trả lời thỏa đáng từ giới nghiên cứu và các nhà sản xuất, đâu là giải pháp bảo vệ môi trường khỏi rác thải nhựa ? Laura Chatel, đại diện Hiệp hội chống lãng phí Zero Waste, chi nhánh Pháp, nhấn mạnh: “Lời khuyên mà tôi đưa ra luôn luôn phù hợp cho mọi hoàn cảnh, đó là sản phẩm càng dùng được lâu bền, càng có nhiều khả năng tái sử dụng thì càng tốt cho môi trường. Và điều này gần như lúc nào cũng đúng”
Linh Đức
Các tin khác

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp
Đọc nhiều

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Hơn 100.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Hà Nội sẽ có cơ chế thúc đẩy tiến trình chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh

Triệt phá công xưởng sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất từ trước đến nay, thu giữ 1,4 tấn ketamin

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
