Cần phát triển các mô hình kinh tế mới về lâm nghiệp
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh với khoảng 14,8 triệu ha rừng, Việt Nam sở hữu một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, được thế giới quan tâm, tuy nhiên để ngành lâm nghiệp thực sự phát huy được tiềm năng, cần phải có các giải pháp đồng bộ; trong đó việc hoàn thiện thể chế, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển các mô hình kinh tế mới và cải thiện cơ sở hạ tầng là những yếu tố rất quan trọng.
Trong tương lai, theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, ngành lâm nghiệp cần trở thành một phần không thể thiếu trong các cuộc đàm phán chính trị quốc tế, đặc biệt là trong việc phát triển và ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và tạo ra các nguồn thu bền vững từ tín chỉ carbon.
Phát triển lâm nghiệp bền vững, đa mục tiêu
Thực tế hiện nay cho thấy ngành lâm nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Vì vậy, để ngành này thực sự phát huy được tiềm năng, cần phải có các giải pháp đồng bộ và kiên quyết từ phía các cơ quan chức năng, cộng đồng và doanh nghiệp.
Muốn tháo gỡ những khó khăn hiện nay (như thiếu đầu tư tài chính về phát triển rừng, trồng rừng; thiếu nhân lực chuyên môn; áp lực phát triển kinh tế-xã hội khiến diện tích rừng bị thu hẹp; biến đổi khí hậu đang gây tác động tiêu cực), thì phải nhận diện rõ từng vấn đề, thực hiện từng bước một, có kế hoạch rõ ràng và hành động phải quyết liệt.
Dẫn ví dụ về việc giải bài toán vừa chuyển đổi rừng để phát triển kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo tỷ lệ độ che phủ rừng theo mục tiêu đặt ra, ông Duy cho rằng cần có các chính sách về tăng diện tích rừng sinh khối, áp dụng khoa học trong bảo vệ, khai thác, các tiêu chuẩn quy chuẩn để tận dụng hết được những sản phẩm của rừng.
“Chỉ khi giải quyết được những khó khăn hiện tại, ngành lâm nghiệp mới có thể thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân, đặc biệt là các cộng đồng người dân sống quanh các khu vực rừng. Quan điểm của ngành trong thời gian tới phải phát triển lĩnh vực lâm nghiệp bền vững và đa mục tiêu,” ông Duy nhấn mạnh.
Gợi mở thêm giải pháp để phát triển ngành lâm nghiệp một cách bền vững, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng việc xử lý mâu thuẫn và chồng chéo giữa các lĩnh vực như đất đai, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học là rất cần thiết để đảm bảo phát triển ngành lâm nghiệp một cách toàn diện và hiệu quả.
Vì vậy, theo người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật cần phải được rà soát và điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế phát triển. Việc cơ cấu lại ngành kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được quan tâm.
Theo ông Duy, việc phát triển ngành kinh tế lâm nghiệp không chỉ là thay đổi phương thức sản xuất mà còn là cải cách trong tổ chức và quản lý. Việc mở rộng diện tích rừng, làm giàu rừng và nâng cao giá trị gia tăng từ rừng cũng là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả kinh tế từ tài nguyên rừng.
![]() |
Cần phát triển các mô hình kinh tế mới về lâm nghiệp |
Hướng tới các mô hình kinh tế dưới tán rừng
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng nhấn mạnh để ngành lâm nghiệp thực sự phát huy được tiềm năng, cần nghiên cứu các mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng, như du lịch sinh thái và trồng các loại cây có giá trị cao.
Các mô hình này không chỉ bảo vệ rừng mà còn mang lại nguồn thu ổn định cho cộng đồng.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rừng cũng là một trong những giải pháp trong bối cảnh hội nhập khoa học; tăng cường ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý và bảo vệ rừng. Ví dụ việc sử dụng công nghệ máy bay không người lái (drone) để giám sát và theo dõi tình trạng rừng sẽ giúp tăng hiệu quả và giảm chi phí trong công tác tuần tra, phòng chống cháy rừng.
Ngoài ra, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng cho rằng ngành lâm nghiệp cần nghiên cứu và xây dựng các cơ chế, chính sách mới để gắn kết việc phát triển kinh tế lâm nghiệp với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Đặc biệt là việc phát triển thị trường tín chỉ carbon. Đây là cơ hội lớn để chúng ta nghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu,” ông Duy lưu ý.
Một vấn đề khác là cần làm rõ vấn đề quản lý các khu vực rừng như rừng đặc dụng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Lý do là bởi mỗi khu vực rừng có một mục tiêu quản lý riêng, và nhiệm vụ cần làm của các cơ quan quản lý là cần tìm cách để hài hòa các mục tiêu này, làm sao hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, vì mỗi khu vực rừng có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau, và việc phát triển du lịch, bảo tồn thiên nhiên hay khai thác tài nguyên rừng cần phải được thực hiện một cách hợp lý, không xung đột với nhau.
Giải pháp không thể thiếu là công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của rừng và lợi ích của việc bảo vệ tài nguyên rừng cần được chú trọng. Theo đó, các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, như khoán dịch vụ bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, cần được mở rộng và cải tiến.
“Với tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp đối với sự phát triển bền vững của đất nước, tôi hy vọng rằng trong thời gian tới, chúng ta sẽ có những bước đi quyết liệt, khoa học và hiệu quả để phát huy tối đa giá trị của rừng, và bảo vệ môi trường sống trong lành,” - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), diện tích rừng cả nước đã được khôi phục từ mức thấp vào những năm 90 (khi độ che phủ rừng chỉ đạt 27%), đến nay đã đạt khoảng 42%. Đây là một thành tựu lớn, phản ánh sự nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Về kinh tế, ngành lâm nghiệp góp phần lớn vào xuất khẩu với gần 1 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 80% xuất siêu của ngành nông nghiệp và gần 60% xuất siêu của cả nước. |
Các tin khác

Kết luận 157-KL/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Malaysia và dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46

Tháng 6 và 7/2025: Tổ chức chiến dịch cao điểm phòng bệnh sốt xuất huyết, COVID-19...

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Dự án giao thông nghìn tỷ ở Cần Thơ gặp khó vì mặt bằng

Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học

Hà Nội: Quận Ba Đình phát động tháng hành động vì trẻ em với nhiều hoạt động thiết thực

Bạc Liêu xây dựng huyện Phước Long thành vùng quê đáng sống
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Biến thể mới của COVID-19 không có nguy cơ gia tăng với sức khỏe cộng đồng

Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố 'ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta'

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Malaysia và dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46

Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Hạ đặt thành công bánh xe công tác 110 tấn tại Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Nghị quyết 57 không phải là khẩu hiệu chính trị, mà là chương trình hành động thực tế

Quyết tâm đưa quan hệ Việt Nam-Pháp đi vào thực chất và hiệu quả

Hội nghị Quốc tế BioNCiD 2025 - Y học cổ truyền Việt Nam là tâm điểm chú ý

Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố 'ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta'

Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt “lỗ hổng” từ khâu quản lý

Điều tra, xử lý 2 vụ liên quan hàng gian, hàng giả ở Cần Thơ

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực y tế là tội ác

Vĩnh Phúc khai mạc Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm năm 2025

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Science Fair 2025 – Trải nghiệm bổ ích tại “Disneyland khoa học” của Amser

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo về dạy thêm, học thêm
Nổi bật

Nghị quyết 57 không phải là khẩu hiệu chính trị, mà là chương trình hành động thực tế

Làm chủ công nghệ sản xuất 15 loại vaccine cho tiêm chủng vào năm 2030

Vĩnh Phúc khai mạc Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm năm 2025

Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt “lỗ hổng” từ khâu quản lý

Điều tra, xử lý 2 vụ liên quan hàng gian, hàng giả ở Cần Thơ

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
