Cấp hộ chiếu vaccine cho người dân từ 15/4
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao, đến nay, các hệ thống đã sẵn sàng triển khai cấp "hộ chiếu vaccine" cho người dân.
Đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, tính đến ngày 30/3, Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 đã gửi sang khoảng 154 triệu mũi tiêm, còn khoảng 41 triệu mũi chưa gửi (đây là các mũi tiêm cũ, thiếu thông tin cơ bản không thể gửi). Trong 154 triệu mũi tiêm gửi sang, Bộ Công an đã xác thực đúng thông tin được 112.569.288 mũi, còn lại 41.431.113 mũi xác thực sai thông tin.
Về giải pháp làm sạch dữ liệu, nhập bổ sung các đối tượng cũ, đại diện Bộ Công an đề nghị các cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm rà soát, phối hợp với công an địa phương thực hiện bổ sung, xác minh, xác thực thông tin và nhập dữ liệu lên hệ thống.
Đến nay công tác chuẩn bị triển khai cấp "hộ chiếu vaccine" cơ bản đã hoàn thành. Người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin và đã được các cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu lên hệ thống tiêm chủng, xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sẽ được cấp "hộ chiếu vaccine" mà không phải thực hiện thủ tục gì.
Dự kiến từ ngày 15/4 tới, Bộ Y tế sẽ cấp “hộ chiếu vaccine” cho người dân
"Hộ chiếu vaccine" sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, PC-Covid, hoặc tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Đối với những người dân chưa được cấp "hộ chiếu vaccine" do thiếu hoặc sai thông tin, cần phản ánh trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 (tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn), hoặc liên hệ trực tiếp cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, chỉnh sửa. Đại diện Bộ Y tế cho biết, ngay từ bây giờ, người dân cần kiểm tra thông tin tiêm chủng của mình trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.
"Hộ chiếu vaccine" thực chất là ký xác nhận chứng nhận tiêm điện tử. Chứng nhận này được cấp theo tiêu chuẩn châu Âu để khi người dân nhập cảnh, hoặc di chuyển mà cần cung cấp giấy chứng nhận tiêm chủng thì đây được coi như giấy thông hành, giúp người dân dễ dàng khi nhập cảnh các quốc gia khác.
Quy trình cấp hộ chiếu vaccine gồm 3 bước. Đầu tiên, các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin trên nền tảng quản lý tiêm chủng. Dữ liệu này sẽ được cơ sở tiêm chủng xác nhận bằng chữ ký số. Ở bước này, tùy theo tình hình thực tế, địa phương có thể giao Sở Y tế hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, cơ sở tiêm chủng duyệt thông tin. Cuối cùng, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) chịu trách nhiệm duyệt cho người dân vào cuối ngày, cũng bằng chữ ký số.
Người dân nhận hộ chiếu vaccine, hiển thị trên ứng dụng PC Covid-19 hoặc Sổ Sức khỏe điện tử. Nếu không sử dụng hai ứng dụng nói trên, người dân có thể tra trên trang web của Bộ Y tế bằng cách nhập 4 thông tin: họ tên, ngày sinh, giới tính, căn cước công dân, ngày tiêm gần nhất, sau đó khai báo email cá nhân để nhận hộ chiếu. Trang web tra cứu dự kiến ra mắt trong tuần này.
Theo đại diện Cục, hộ chiếu vaccine sử dụng kết hợp với giấy tờ định danh như căn cước, hộ chiếu... Các thông tin định danh của người dân không được đóng gói trong mã QR để bảo mật, tránh sai sót lộ, lọt thông tin cá nhân. Mã QR hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo. Khi mã hết hạn, người dân sẽ được thông báo và tự động khởi tạo mã QR mới để sử dụng.
Quy trình cấp hộ chiếu gồm 3 bước. Đầu tiên, các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin trên nền tảng quản lý tiêm chủng. Dữ liệu này sẽ được cơ sở tiêm chủng xác nhận bằng chữ ký số. Ở bước này, tùy theo tình hình thực tế, địa phương có thể giao Sở Y tế hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, cơ sở tiêm chủng duyệt thông tin. Cuối cùng, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) chịu trách nhiệm duyệt cho người dân vào cuối ngày, cũng bằng chữ ký số.
Người dân nhận hộ chiếu vaccine, hiển thị trên ứng dụng PC Covid-19 hoặc Sổ Sức khỏe điện tử. Nếu không sử dụng hai ứng dụng nói trên, người dân có thể tra trên trang web của Bộ Y tế bằng cách nhập 4 thông tin: họ tên, ngày sinh, giới tính, căn cước công dân, ngày tiêm gần nhất, sau đó khai báo email cá nhân để nhận hộ chiếu. Trang web tra cứu dự kiến ra mắt trong tuần này.
Bộ Y tế trước đó thí điểm cấp hộ chiếu vaccine cho những người đã tiêm vaccine Covid-19 tại ba bệnh viện tuyến trung ương gồm E, K và Bạch Mai (Hà Nội). Tính đến 4/4, Bệnh viện Bạch Mai đã chứng nhận cho 2.013 hồ sơ, tương đương khoảng 6.000 mũi tiêm. TP HCM thí điểm cấp hộ chiếu vaccine cho người đã tiêm tại Bệnh viện đa khoa Gia An 115, đến ngày 2/4 chứng nhận cho 425 hồ sơ. Cục Công nghệ Thông tin không công bố số hồ sơ tiêm chủng tại các bệnh viện thí điểm khác đã được cấp chứng nhận.
Đại diện Cục cũng cho biết "cơ sở nào nhập dữ liệu mũi tiêm thì chịu trách nhiệm ký duyệt thông tin tiêm chủng". Bộ Y tế phối hợp với Bộ Ngoại giao tiếp tục đàm phán nội dung sử dụng và xác thực hộ chiếu vaccine, dữ liệu tiêm chủng, hoàn thiện trang tra cứu...
Thống kê từ Cổng thông tin tiêm chủng vaccine Covid-19, đến ngày 1/4 cả nước đã tiêm hơn 200 triệu liều, trong đó 100% người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi một, 99% tiêm mũi hai, khoảng 50% đã tiêm mũi ba. Đối với người từ 12 đến 17 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi một là 99% và mũi hai là 94%.
Tuy nhiên, theo số liệu từ Bộ Công an, nền tảng quản lý tiêm chủng ghi nhận khoảng 42 triệu mũi tiêm chưa nhập hoặc thiếu thông tin cơ bản. Ông Đỗ Trường Duy, Cục trưởng Công nghệ Thông tin, cho biết Bộ Y tế sẽ tiếp tục xác thực thông tin, hoàn thiện hướng dẫn triển khai cấp hộ chiếu vaccine...
THANH LAM