Cơ sở để ngăn tình trạng “cát tặc” lộng hành
Kiểm soát chặt khai thác cát bằng công nghệ
Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Trần Phương cho biết: để hạn chế tình trạng “cát tặc” xảy ra tại các địa phương, Luật Địa chất và Khoáng sản đã bổ sung các quy định nhằm kiểm soát chặt chẽ về hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ và khu vực biển phải tuân thủ quy định đối với khoáng sản nhóm II (các loại khoáng sản làm vật liệu trong ngành công nghiệp xây dựng phục vụ sản xuất ximăng, vật liệu chịu lửa) hoặc nhóm III (các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn).
Theo đó, tổ chức, cá nhân khai thác cát, sỏi được kiểm soát và giám sát bằng các phương tiện, thiết bị công nghệ hiện đại để bảo đảm kiểm soát được sự biến động trữ lượng khoáng sản; ngăn nguy cơ mất an toàn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và nguy cơ sạt lở, mất ổn định lòng sông, bờ sông, bãi sông, bờ biển…
Đối với hoạt động nạo vét, cải tạo các tuyến đường thủy nội địa, đường hàng hải, cảng sông, cảng biển; nạo vét lòng hồ thủy lợi, thủy điện có kết hợp thu hồi cát, sỏi, ngoài việc thực hiện theo quy định của luật này còn phải thực hiện các yêu cầu: Không lợi dụng hoạt động nạo vét, cải tạo các tuyến đường thủy nội địa, đường hàng hải, cảng sông, cảng biển; nạo vét lòng hồ thủy lợi, thủy điện để khai thác cát, sỏi trái phép; phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Bên cạnh đó, Luật Địa chất và Khoáng sản cũng đã tăng cường phân cấp cho chính quyền địa phương trong việc chủ động thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản, cấp phép hoạt động khoáng sản, cho phép thu hồi khoáng sản và việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh để góp phần nâng cao nǎng lực thực thi của cơ quan cấp dưới.
Trường hợp khu vực thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, ở khu vực biển giáp ranh từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, trước khi cấp giấy phép, ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải lấy ý kiến bằng văn bản của ủy ban nhân dân cấp tỉnh giáp ranh.
Các quy định trong luật cũng đã nêu bật lên nội dung và trách nhiệm của Nhà nước trong công tác điều tra cơ bản địa chất; điều tra địa chất về khoáng sản; điều tra, khoanh định, lập bản đồ các khu vực di chỉ địa chất, di sản địa chất, tài nguyên vị thế; điều tra địa chất môi trường, tai biến địa chất; điều tra địa chất công trình...
“Trong đó, một điểm mới so với Luật Khoáng sản 2010 là đã cho phép ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản để làm căn cứ xác định quy mô tiềm năng tài nguyên khoáng sản có trong khu vực phục vụ công tác lập quy hoạch, đấu giá quyền khai thác khoáng sản,” ông Trần Phương nhấn mạnh.
![]() |
Cơ sở để ngăn tình trạng “cát tặc” lộng hành |
Loại bỏ tình trạng khai thác cát theo “cảm tính”
Chia sẻ từ góc độ địa phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường cho hay Luật Địa chất và Khoáng sản có một chương mới về quản lý cát, sỏi, lòng sông, lòng hồ và khu vực biển.
Một trong những quy định mới là tổ chức, cá nhân thu hồi cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển trong quá trình nạo vét được thu hồi, sử dụng, tiêu thụ cát, sỏi thông qua hoạt động nạo vét, duy tu vùng nước cảng nội địa, vùng nước đường thủy nội địa, hồ chứa, khu vực cửa sông, cửa biển, khu vực tránh, trú bão… theo dự án, kế hoạch được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
“Quy định như vậy sẽ thắt chặt về công tác quản lý trong hoạt động cát, sỏi; đảm bảo công tác cấp phép và hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi được thực hiện đúng quy định, tránh nguy cơ thất thoát tài nguyên, ổn định lòng sông, bờ sông, lòng hồ, khu vực biển, đảm bảo về môi trường và nguyên vật liệu cho các dự án công trình phát triển kinh tế-xã hội,” ông Trường nói.
Phân tích cụ thể hơn, đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh trước đây, Luật Khoáng sản năm 2010 chỉ mới quy định chung về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nói chung mà chưa có các quy định cụ thể về công tác quản lý cát, sỏi lòng sông (một loại hình khoáng sản rất cần thiết trong cuộc sống và có tính đặc thù riêng).
Để khắc phục một số hạn chế về quản lý cát sỏi lòng sông, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất chính sách và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tình thế để giải quyết vấn đề trước mắt.
Thực tế trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cho thấy quản lý Nhà nước đối với cát, sỏi lòng sông luôn phải gắn chặt với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Luật Khoáng sản chỉ điều chỉnh hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thăm dò, khai thác khoáng sản mà không điều chỉnh hành vi tập kết, mua bán, vận chuyển cát, sỏi lòng sông. Đây cũng là “lỗ hổng” dẫn đến tình trạng cấp phép, quản lý theo “cảm tính” từ đó gây thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách…
Các tin khác

Gạo là niềm tự hào của xuất khẩu Việt Nam

Thời tiết dịp Giỗ Tổ Hùng Vương: Dự báo cả nước có mưa

Mở cơ hội hợp tác quản lý, tái chế chất thải rắn hiệu quả trong quan hệ Việt-Bỉ

Hà Nội phát động thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Ngành giáo dục triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Việt Nam - Bỉ hợp tác về nghiên cứu khoa học ứng phó biến đổi khí hậu

Tham gia vào chuyển đổi xanh: Các doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Tuyên truyền thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật đúng cách
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Khu sinh thái Sông Hậu Farm tất bật gói bánh chưng lớn nhất miền Tây

Yên Bái: Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Ngày 10/2: Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Nông dân trồng lúa theo hướng xanh, sạch, thân thiện với môi trường

Chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu

Nông nghiệp tuần hoàn giúp tăng thu nhập và bảo vệ môi trường

Trồng cây ăn trái thân thiện với môi trường giúp nông dân thu tiền tỷ

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Ngành giáo dục triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Tạm dừng lưu thông phụ gia thực phẩm hương cà phê và hương bơ

Nhiều thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thực hiện trực tuyến

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Một cá thể rùa biển được thả về môi trường tự nhiên

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Cần Thơ thông tin về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Lên phương án hợp nhất Sở Y tế Lào Cai và Yên Bái

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc trước chuyến thăm Việt Nam: Cùng chung chí hướng, tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
