Chuyển đổi số là cơ hội để An Giang bức phá, vươn lên
Theo khái niệm đưa ra từ Bộ Thông tin và Truyền thông, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Tại quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Đây là một ngày ý nghĩa với công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Văn nghệ tại buổi hội thảo “chuỗi sự kiện chuyển đổi số tỉnh An Giang năm 2022”
Phát biểu tại hội thảo “chuỗi sự kiện chuyển đổi số tỉnh An Giang năm 2022”, bà Nguyễn Thị Minh Thúy - Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, chuyển đổi số là xu thế, là tất yếu trong thời đại ngày nay. Nó mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương và doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; giúp Chính phủ các quốc gia hoạt động hiệu quả, hiệu lực và minh bạch hơn.
Theo bà Thúy, chuyển đổi số là cuộc chuyển đổi toàn diện từ không gian thực lên không gian số, cho phép đưa toàn bộ hoạt động lên không gian số. Cuộc dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh chóng theo ba trụ cột: Chính phủ số (Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử - PV), kinh tế số (trong đó có thương mại điện tử - PV) và xã hội số. Ngày 22/8/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU, về chuyển đổi số tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Bà Thúy cho biết, chuyển đổi số cũng là cơ hội để An Giang bức phá, vươn lên. Chính quyền số giúp nền hành chính tỉnh An Giang hoạt động hiệu quả, hiệu lực, minh bạch hơn. Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, tăng năng suất lao động, tạo ra một hệ sinh thái doanh nghiệp phát triển bền vững. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy - Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu tại hội thảo
Theo bà Thúy, song hành với cơ hội luôn là những thách thức. Thách thức lớn nhất trong công cuộc chuyển đổi số tỉnh An Giang là vấn đề về nhận thức, là lý luận về chuyển đổi số. Điều đó đòi hỏi phải có sự thống nhất trong cả hệ thống chính trị cho đến người dân. Chuyển đổi số chỉ có thể thành công nếu lấy người dân làm trung tâm và huy động được sự tham gia của toàn dân. Vì vậy “chuỗi sự kiện chuyển đổi số tỉnh An Giang năm 2022” là dịp để nâng cao nhận thức của người dân trong tỉnh về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với cuộc sống của mỗi người dân nói riêng và sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh nói chung. Chuyển đổi số sẽ giúp đưa chính quyền đến gần người dân hơn; hỗ trợ chính quyền đưa ra các chủ trương, chính sách phù hợp hơn. Chuyển đổi số sẽ giúp xây dựng một hệ sinh thái doanh nghiệp mà từ đó các nguồn lực về tài nguyên, con người sẽ được sử dụng tối ưu và mang lại hiệu quả cao nhất. Chuyển đổi số sẽ giúp người dân có cơ hội phát triển như nhau, bất kể thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi, vùng xâu, vùng xa. Chuyển đổi số sẽ giúp An Giang tạo nên một hệ sinh thái số mà ở đó ngay cả một người dân không biết gì về công nghệ số cũng có thể tham gia vào hệ sinh thái số.
Ông Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho hay, công cuộc chuyển đổi số ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2020. Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia (viết tắt là DTI). Theo đó, năm 2020, chỉ số DTI của tỉnh An Giang được xếp hạng thứ 29 trong cả nước. Tuy nhiên, sang năm 2021 thì chỉ số DTI của An Giang tuột xuống thứ 42, giảm 13 bặc. Trong đó, xếp hạng về chính quyền số ở An Giang trong năm 2021 giảm 12 bặc so với năm 2020; về kinh tế số giảm 33 bặc và xã hội số giảm 24 bậc. Đây là những chỉ tiêu được đánh giá là thụt lùi so với năm 2020 ở tỉnh An Giang về chuyển đổi số.
Được biết, tỉnh An Giang có khoảng 1,9 triệu dân với 525.974 hộ gia đình và có 6.874 doanh nghiệp. Kinh tế số là làm sao hướng đến xây dựng mỗi hộ gia đình trở thành một doanh nghiệp. Làm thế nào để đưa nông sản của người sản xuất lên sàn thương mại điện tử để giao dịch trao đổi, mua bán; thanh toán không dùng tiền mặt…
Bối cảnh hội thảo “chuỗi sự kiện chuyển đổi số tỉnh An Giang năm 2022”
Tại hội thảo, qua những chỉ tiêu bị giảm sút của tỉnh An Giang, ông Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã đưa ra rất nhiều khuyến nghị để chính quyền tỉnh An Giang chú trọng hơn trong việc xây dựng, phổ biến, khai thác chuyển đổi số ngày càng thực chất và hiệu quả hơn. Về chính quyền số, chính quyền cần cung cấp dịch vụ số nhiều hơn nữa để phục vụ người dân qua cổng dịch vụ công trực tuyến. “Làm sao để người dân nộp hồ sơ tại nhà đỡ mất thời gian, đi lại và chi phí. Bây giờ thực sự người dân nộp hồ sơ tại nhà trên môi trường trực tuyến ở An Giang và một số nơi chưa nhiều”.
Phát biểu tại hội thảo, một đại diện của BKAV (Công ty cổ phần BKAV) cho rằng, chuyển đổi số không phải là tin học hóa. Nó có những khác biệt đưa đến nhiều tiện ích hơn cho Chính phủ, người dân và doanh nghiệp. Tin học hóa là điều hành bằng các nghiệp vụ (xây dựng phần mềm riêng lẻ thiếu kết nối). Còn chuyển đổi số là điều hành bằng các nhu cầu gồm: nghiệp vụ đã tin học hóa + nhu cầu mới + số liệu. Chuyển đổi số là nghĩ ra đủ mọi nhu cầu dựa vào việc đang làm, việc biết mà chưa làm được, nhờ chuyên gia trong ngành chỉ cho… Nó dứt khoát là phải sử dụng các nền tảng (là các công cụ mạnh, cung cấp mọi tiện ích dùng ngay bằng cấu hình không cần lập trình). Công nghệ số là công nghệ trong suốt, hiển nhiên công nghệ đã đáp ứng, không còn như tin học hóa nữa… Kết quả mang đến là giúp chính quyền, người dân và doanh nghiệp đỡ mất thời gian trong việc tìm kiếm giải pháp cho xử lý nhu cầu công việc, đỡ phải xây dựng lại lập trình như tin học hóa…
VĨNH SƠN – LONG VIỆT
Các tin khác

Quản trị tài sản trí tuệ

Khai thác, sử dụng thông tin sáng chế phục vụ hoạt động nghiên cứu

Tập huấn nâng cao nhận thức cho nữ doanh nhân về sở hữu trí tuệ

Tập huấn nâng cao nhận thức cho các nhà khoa học nữ về sở hữu trí tuệ

Hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam sau khi tham gia WTO

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ

Hội Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sở hữu trí tuệ

PGS.TS Đặng Thị Thanh Lê với các sáng chế sản phẩm sinh học

ThS. Lê Ngọc Hân: Với kiểu dáng công nghiệp - Trang thiết bị giáo dục, trường học
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Cô gái Khmer tiên phong đưa đường thốt nốt An Giang xuất ngoại

Đổi mới sáng tạo khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam

Nghệ nhân Lê Nguyễn Hoàng Anh Duy - người sáng lập thương hiệu đồng hồ MarkLE

Bất thường nhiễm sắc thể và những bệnh lý liên quan

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Dự án giao thông nghìn tỷ ở Cần Thơ gặp khó vì mặt bằng

Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Mở bán nhà phố Bcons Uni Valley: Cơ hội chót cho nhà đầu tư Hà Nội “đón sóng” Bình Dương sáp nhập TP.HCM

Những điểm nhấn tạo nên sức hút khó cưỡng của Ruby Tree Golf Villas trong mùa cao điểm hè

Trải nghiệm Thành Đô, Tây An với đường bay mới từ Hà Nội của Vietjet chỉ từ 0 đồng!

Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan chứng kiến thỏa thuận chuyển giao 50 tàu bay Boeing cho Vietjet Thái Lan

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Hành trình 13 năm xây dựng thương hiệu Thẩm mỹ Vũ Quang

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Cô gái Khmer tiên phong đưa đường thốt nốt An Giang xuất ngoại

Đổi mới mô hình phát triển: Cần thu hút người tài, tăng đặt hàng nghiên cứu

Tháo gỡ các điểm nghẽn trong ứng dụng khoa học công nghệ lĩnh vực Nông nghiệp, Môi trường

Phát huy trí tuệ và tâm huyết trí thức khoa học công nghệ trong thực hiện Nghị quyết 57
Nổi bật

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
