Cựu binh 17 năm vận động hiến máu
Cựu chiến binh Lê Đình Duật nghỉ hưu từ năm 1991. Suốt hơn 17 năm qua, ông luôn miệt mài với công tác vận động hiến máu. Bận rộn là thế nhưng với ông đó chính là những niềm vui khi xế chiều. “Cái cốt là làm đẹp cho đời”, ông luôn tâm niệm như thế.
Ông Lê Đình Duật đã vận động được hơn 483 lượt người tham gia
hiến máu tình nguyện với 438 đơn vị máu an toàn
Từ “món nợ” ân tình
Ông Lê Đình Duật quê gốc ở Thanh Hóa. Tuổi còn thanh niên, ông theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường nhập ngũ. Vào sinh ra tử từ khắp các chiến trường trong Nam, ngoài Bắc nhưng bom đạn cũng không khuất phục được ý chí kiên cường của người lính xứ Thanh.
Trong suốt thời gian chiến đấu tại sư đoàn 361, tiểu đoàn 61 tên lửa phòng không có những kỷ niệm thời chiến khiến ông không thể nào quên. Và có lẽ, cũng chính nhờ những dấu ấn đẹp đó mà ông đã gắn bó với việc vận động hiến máu trong suốt những thời gian về hưu đến nay.
Ngồi nhâm nhi ly nước, lần dở từng trang ký ức từ thời còn gắn bó với khói lửa chiến tranh, ông Duật kể cho chúng tôi nghe từng trang nhật ký đời lính. Ông bảo, một lần đơn vị của ông hành quân qua trạm quân y thuộc chiến trường quân khu IV. Lúc bấy giờ có nhiều thương binh nặng hy sinh vì không đủ máu để truyền khiến ông dâng lên trong lòng nỗi xót xa.
Đến tháng 6/1967, khi đang chiến đấu bảo vệ Hà Nội thì ông đột ngột nhận được hung tin bố vợ qua đời vì bị bom của máy bay Mỹ sát hại. Do vết thương quá nặng, máu ra nhiều, dù đã được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện huyện, song vì không có máu để truyền nên bố vợ ông qua đời.
“Đau lòng lắm! Tự nhiên trong tôi lại vang lên tiếng 'Máu! Máu'. Do không có máu mà đồng đội, đồng bào và cả người thân của mình đã phải vĩnh biệt cõi đời này. Đó là “món nợ” mà tôi luôn tự nghĩ phải trả”, ông Duật nói.
Dù thời gian chiến đấu trong quân ngũ hay hoạt động xã hội ông vẫn luôn đau đáu hình ảnh những giọt máu nghĩa tình rơi xuống để bảo vệ dân tộc. Và hình ảnh người cha già phải bỏ mạng vì không được cứu chữa kịp thời luôn trong tâm trí ông.
Ông Duật luôn tâm niệm phải “hành động” để có thể làm đẹp hơn cho đời. Mãi sau này, khi tham gia công tác chữ thập đỏ ông mới có cơ hội thực hiện tâm nguyện là trả “món nợ” mà mình đã ấp ủ bấy lâu nay. Năm 1999, có phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương, ông là người đầu tiên tình nguyện hiến nhưng vì sức khỏe kém nên không thể tham gia.
Từ đó, ông quyết định tham gia vào công tác vận động hiến máu để có thể giúp đỡ mọi người trải qua những cơn “thập tử nhất sinh”. Những ngày đầu, công tác hiến máu còn hạn chế, nhiều người chưa thực sự hiểu ý nghĩa nên ông gặp rất nhiều khó khăn. “Nhiều lần họ đến tận nhà để nói tôi tại sao lại lôi kéo con em họ đi cho máu. Người ta bảo “một giọt máu bằng sáu bát cơm, ăn sao đủ máu mà cho”, vì thế mà tôi gặp khá nhiều khó khăn”, ông Duật nhớ lại.
Mặc dù vậy nhưng người lính năn nào vẫn không bỏ cuộc. Ông luôn bảo, đánh với giặc Mỹ ông còn làm được huống hồ là vận động dân mình làm điều tốt. Đầu tiên ông vận động những thành viên trong gia đình cùng tham gia, giúp đỡ ông sau đó là đến những người dân xung quanh và bà con trong khu tập thể.
Điều mà ông được an ủi là vợ ông, bà Lê Thị Kim Dinh luôn theo sát và ủng hộ công việc của chồng. Có lẽ, nhờ sự tiếp sức của nữ thanh niên xung phong ngày nào mà ông có thêm nghị lực trong bước đường vận động hiến máu của mình. “Trong gia đình tôi những ai đủ điều kiện đều tham gia hiến máu cả, có như thế thì công cuộc vận động mới hiểu quả được”, ông Duật chia sẻ thêm.
Vợ chồng ông Duật
17 năm và 438 đơn vị máu
Căn phòng của gia đình ông Duật nhỏ gọn chừng 30 mét vuông trên tầng bốn của khu tập thể tuy nhỏ mà ấm cúng lạ kì. Hơn 130 tấm bằng khen, giấy khen, huân huy chương được treo ngăn nắp, trang trọng như minh chứng cho một tấm lòng hết mình vì cộng đồng xã hội. Điều đặc biệt, ông trở thành “tuyên truyền viên” lớn tuổi, dày dặn kinh nghiệm nhất tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Tuy nhiên, sau 17 năm gắn bó với công tác thiện nguyện ông vẫn khẳng định rằng, trong những lĩnh vực ông tham gia gây dựng thì việc tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo dường như là việc khó khăn, vất vả nhất. Bởi quan niệm về máu vẫn còn là một cái gì đó “định kiến” đóng đinh trong suy nghĩ của nhiều người.
Vì thế mà trong từng ấy tháng ngày chưa bao giờ ông vơi đi nỗi khó khăn, cực nhọc với công việc. Mặc dù vậy, ông Duật vẫn tâm niệm: “Khi nào còn có thể làm thì tôi vẫn tiếp tục, mình lớn tuổi rồi, truyền cảm hứng cho con em mình tham gia giúp đỡ mọi người là điều rất tốt. Hễ con cháu ở quê, đứa nào ra tôi cũng đề nghị hiến máu cả”.
Có lẽ nhờ sự nhiệt huyết của người lính cụ Hồ mà ông Duật đạt được thành tích đáng nể trong công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tại địa phương. Nói về những con số “khủng”, ông tự hào cho biết, riêng trong gia đình ông đã đóng góp 114 lần hiến máu nhân đạo. Cô con gái Lê Thanh Nam đã hiến máu tới 49 lần, vợ ông đã quá tuổi quy định được hiến vẫn khai lệch tuổi để được tham gia vì thấy mình còn sức khoẻ, máu của mình còn tốt. Nghĩa cử cao đẹp của gia đình ông nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của nhiều người. Những sinh viên sống trong các khu nhà trọ ở khu phố đều được ông vận động và lần lượt tham gia hiến máu.
Mặc dù có thành tích “đáng nể” song với ông điều quan trọng là người bệnh có máu điều trị và mọi người thay đổi suy nghĩ về công tác nhân đạo này. “Vì món nợ ân tình khi xưa mà tôi gắn bó suốt hơn chục năm nay chứ nếu về thành tích có khi con số sẽ khác. Điều quan trọng nhất là máu an toàn để giúp bệnh nhân cháu ạ”, ông Duật phân trần.
Đặc biệt hơn, ông Lê Đình Duật đã vận động được hơn 483 lượt người tham gia hiến máu tình nguyện với 438 đơn vị máu an toàn. Trong năm 2015, vợ chồng ông Duật đã được vinh danh “Gia đình hiến máu tiêu biểu” và có một “đám cưới hồng kỉ niệm 40 năm ngày cưới đầu tiên”.
Hiện người cựu chiến binh 73 tuổi vẫn cần mẫn với các hoạt động của phường và làm công tác từ thiện. Ngoài ra, ông còn tích cực hưởng ứng phong trào gom sách cũ cho vùng sâu vùng xa. Với ông, phần thưởng lớn nhất chính là tình cảm gắn bó, yêu thương của bà con lối xóm và hạnh phúc khi cùng gia đình tận tâm hiến những giọt máu quý giá để cứu người.
Phúc Lâm
Các tin khác

Triển khai Chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” tại Khánh Hoà

9 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, nổ xảy ra trong tòa nhà chung cư

Đừng để mang thai ngoài ý muốn cản trở bạn phát triển

200 bệnh nhân nhi tham gia chương trình “Vui Tết Trung thu sẻ chia yêu thương”

Ấm áp Tình người trong hoạn nạn

Trao tặng 100 suất học bổng cho học sinh mồ côi, khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cam Lâm

Xót lòng người mẹ có con bị bệnh tim đang khẩn cầu 1 “phép màu”

An Giang: Khi lũ về, con nước tràn đồng, phù sa cùng các nguồn thủy sản, cũng theo con nước về hạ nguồn

Không gian cà phê đặc sản tại Hội An
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Thể thao Việt Nam đạt thành tích cao tại SEA Games 31

Việt Nam cán mốc 90 HCV tại SEA Games 31

Sẵn sàng cho SEA Games 31

Ford Ranger thế hệ mới cùng các tính năng an toàn hỗ trợ người lái

“Chia sẻ yêu thương cùng bệnh nhi”

Khảo sát việc thực hiện Luật Hoạt động chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

Lựa chọn giống lúa trong sản xuất nông nghiệp : Đừng để “tiền mất, tật mang”

Công ty Yến sào Khánh Hòa: Tổ chức Hội thi Khéo tay hay làm năm 2023
Nổi bật

Đưa công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực trạng và giải pháp

Huyện Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko

Herbalife Việt Nam được trao Bằng công nhận đạt các tiêu chí “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
