Đại dịch Covid-19 vẫn đang tăng tốc
Khách bộ hành đeo khẩu trang phòng chống lây nhiễm Covid-19 ở thành phố Fargo, bang Bắc Dakota, Mỹ.
Trong 24 tiếng đồng hồ qua, thế giới ghi nhận thêm 320.513 ca mắc mới Covid-19 và 3.899 ca tử vong mới do bệnh này.
10 nước sau có số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới: (1) Mỹ, (2) Ấn Độ, (3) Brazil, (4) Nga, (5) Argentina, (6) Tây Ban Nha, (7) Colombia, (8) Pháp, (9) Peru, và (10) Mexico. Như vậy, danh sách này có tới 6 nước châu Mỹ. Nước Anh mới thoát khỏi danh sách này (tụt xuống vị trí 11).Trong khi đó, 10 quốc gia sau
đứng đầu về số ca tử vong Covid-19 trên toàn cầu: (1) Mỹ, (2) Brazil, (3) Ấn Độ, (4) Mexico, (5) Anh, (6) Italy, (7) Tây Ban Nha, (8) Peru, (9) Pháp, và (10) Iran. Nước Anh tạm thoát danh sách thứ nhất nhưng lại đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách thứ 2 này.
Các nước Mỹ, Ấn Độ, và Brazil tiếp tục “giữ vững” vị trí 3 ổ dịch hàng đầu thế giới hiện nay. Mỹ hiện có 8.386.998 ca mắc Covid-19 (tăng 44.140 ca sau 1 ngày), Ấn Độ có 7.547.762 ca mắc Covid-19 (tăng 55.035 ca sau 1 ngày), và Brazil có 5.235.344 ca mắc Covid-19 (tăng 10.982 ca sau 1 ngày).
Tại châu Á, 10 nước sau đứng đầu khu vực về số ca mắc Covid-19: (1) Ấn Độ, (2) Iran, (3) Iraq, (4) Bangladesh, (5) Indonesia, (6) Philippines, (7) Thổ Nhĩ Kỳ, (8) Saudi Arabia, (9) Pakistan, và (10) Israel.Indonesia và Philippines hiện vẫn là 2 đại diện duy nhất của Đông Nam Á trong danh sách này, đồng thời là 2 ổ dịch Covid-19 hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. Riêng Indonesia nay đã vượt Philippines cả về số ca mắc lẫn số ca tử vong do Covid-19. Indonesia có 361.867 ca mắc Covid-19 và 12.511 ca tử vong do bệnh này. Con số tương ứng của Philippines là 356.618 và 6.652. Như vậy, riêng con số tử vong do Covid-19 ở Philippines cũng đã vượt xa Trung Quốc đại lục (nơi ghi nhận 4.634 trường hợp tử vong do Covid-19 tính đến lúc này).
Mỹ đối mặt làn sóng lây nhiễm thứ ba
Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về dịch với gần 8,4 triệu ca mắc và 224.725 bệnh nhân tử vong. Theo CNBC, số ca bệnh tăng mạnh trở lại làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ ba tại nước này.
Kết quả phân tích các dữ liệu thống kê hàng tuần của Đại học Johns Hopkins cho thấy, số ca mắc Covid-19 đang tăng hơn 5% ở 38/50 bang của Mỹ. Xứ sở cờ hoa ghi nhận trung bình thêm gần 55.000 ca bệnh mỗi ngày, tăng hơn 16% so với cách đây một tuần.
Cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới vẫn là quốc gia bị dịch nặng nhất, với hơn 217.000 người chết. Hậu quả của khủng hoảng y tế tại Hoa Kỳ rất nặng nề, với mức thâm thủng ngân sách đã đạt mức kỷ lục hơn 3.000 tỷ USD.
Châu Âu gia tăng các trường hợp mắc mới
Châu Âu vừa vượt qua mốc 250.000 ca tử vong vì virus. Cụ thể, tổng số người thiệt mạng hiện lên tới 250.030 người trong tổng số gần 7,4 triệu ca mắc trên toàn châu lục. Trong đó, 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất gồm Anh, Italia, Tây Ban Nha, Pháp và Nga chiếm tới hơn 2/3 tổng số ca tử vong.
Số ca nhiễm mới Covid-19 ở châu Âu đang có chiều hướng gia tăng, với khoảng 1/3 số ca bệnh hàng ngày được phát hiện ở các nước Tây Âu. Châu lục đang ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều hơn cả Mỹ, Ấn Độ và Brazil cộng lại.
Diễn biến dịch phức tạp buộc nhiều chính phủ trong khu vực phải tăng cường và siết chặt các biện pháp ứng phó.
Từ 18/10, khoảng 20 triệu dân của vùng Paris và 8 thành phố lớn khác chuẩn bị sống với đêm giới nghiêm đầu tiên, một trong những biện pháp mà chính phủ đã quyết định thi hành nhằm ngăn chận đà bùng phát trở lại của dịch Covid-19. Trước mắt lệnh giới nghiêm có hiệu lực trong 4 tuần, nhưng có thể được triển hạn thành 6 tuần. Kể từ 0 giờ hôm nay, người dân vùng Paris và các thành phố Lyon, Lille, Toulouse, Montpellier, Saint-Etienne, Aix-Marseille, Rouen và Grenoble phải ở nhà trong thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, chỉ được ra ngoài trong những trường hợp cấp thiết. Cũng như trong thời gian phong tỏa vào mùa xuân vừa qua, những người ra ngoài trong lúc giới nghiêm phải mang theo giấy phép di chuyển.
Theo Bộ trưởng Nội Vụ Gérald Darmanin, khoảng 12.000 cảnh sát và hiến binh, với sự yểm trợ của cảnh sát địa phương ở các thành phố nói trên, sẽ được huy động để bảo đảm việc tuân thủ lệnh giới nghiêm. Những ai vi phạm sẽ bị phạt 135 euro và nếu vi phạm đến 3 lần thì có thể lãnh án tù 6 tháng và bị phạt tiền 3.750 euro.
Thủ tướng Italia Giuseppe Conte hôm 18/10 thông báo, các thị trưởng sẽ có quyền áp lệnh giới nghiêm từ 9 giờ tối tại các thành phố và thị trấn của họ nếu thấy cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh nguy hiểm. Ông cũng công bố một loạt biện pháp giới hạn mới nhằm dập dịch. Theo đó, các nhà hàng sẽ phải đóng cửa vào lúc nửa đêm và không phục vụ quá 6 người mỗi bàn. Các quán bar đóng cửa lúc 6 giờ tối và tạm thời không được phục vụ đồ ăn cho khách. Các trường học sẽ vẫn mở cửa, trong khi các phòng tập gym và bể bơi có thời hạn 1 tuần để siết chặt các biện pháp an toàn. Một số vùng, kể cả Campania đã cho đóng cửa các cơ sở giáo dục tới tận cuối tháng 10.
Thông báo của ông Conte được phát đi sau khi Italia hôm 18/10 trải qua một ngày lây nhiễm nghiêm trọng nhất từ trước tới nay với 11.705 ca mắc mới, phá kỷ lục 10.925 ca nhiễm của một ngày trước đó, nâng tổng số ca bệnh trên toàn quốc lên hơn 414.000 trường hợp. Số ca tử vong tại quốc gia này hiện là 36.543 người, tăng 69 trường hợp trong vòng 24 giờ qua.
Bộ trưởng Giáo dục đại học Ireland, Simon Harris cho biết, chính phủ nước này sẽ cho triển khai các biện pháp giới hạn "quyết liệt" khắp toàn quốc nhằm dập dịch từ ngày 19/10, nhưng sẽ không tái áp đặt lệnh phong tỏa như hồi đầu năm nay.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia hôm 18/10, ông Harris, người từng giữ chức Bộ trưởng Y tế trong giai đoạn Ireland áp phong tỏa nghiêm ngặt từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 cho biết, cách đây 2 tuần, chính phủ nước này đã từ chối đề xuất của các lãnh đạo y tế về việc nâng cuộc chiến chống dịch lên mức cao nhất (mức 5). Thay vào đó, nhà chức trách chỉ siết chặt các biện pháp giới hạn theo từng vùng. Song, theo ông Harris, các biện pháp mức độ 3 này không hiệu quả.
Tại Bỉ, lệnh giới nghiêm cũng được ban hành từ nửa đêm cho đến 5 giờ sáng, bắt đầu có hiệu lực từ thứ Hai 19/10. Các quán bar và nhà hàng phải đóng cửa trong thời gian ít nhất một tháng.
Trong khi đó, tại Anh Quốc, kể từ hôm nay, người dân Luân Đôn không được tiếp xúc với người ngoài trong nhà của mình. Tại Ba Lan, các trường học sẽ đóng cửa tại Vácxava và các thành phố lớn khác bị xem là « vùng đỏ », người dân không được tổ chức đám cưới và số người vào các cửa hàng, phương tiện chuyên chở công cộng và những nơi thờ tự sẽ bị hạn chế.
Linh Đức
Các tin khác

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO): Khí hậu toàn cầu đang tệ hơn từng ngày

Nạn phá rừng ở Amazon - Hợp tác toàn cầu để bảo vệ rừng

Năng lượng tái tạo giúp châu Âu tiết kiệm hàng chục tỷ USD

Indonesia với tham vọng sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Đề xuất áp thuế toàn cầu liên quan đến khí hậu

Các nước Đông Nam Á cần đầu tư 210 tỷ USD mỗi năm vào năng lượng tái tạo

Các nước đang phát triển “tổn thương” nhiều nhất do biến đổi khí hậu

Tăng tốc chuyển đổi xanh ở châu Phi

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ
Đọc nhiều

“Ngày hội đến trường của bé tại Trường Mầm non Quế Nham

Trường Mầm non Thánh Gióng đón chào năm học mới

Ký kết và tham vấn cộng đồng dự án Chăm sóc sức khỏe cộng đồng khẩn cấp

Trường tiểu học Đô thị Việt Hưng: Chào mừng năm học mới

Bất thường bé sơ sinh tử vọng tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tiêm vaccine viêm gan B
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Từ sau 10/9, Đan Mạch không coi Covid-19 là mối nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội

Cảnh báo những biến thể mới của SARS-CoV-2

Vũ Hán dậy sóng vì Covid-19 trở lại

Tóc có thể tái chế một cách ngạc nhiên!

Biến đổi khí hậu đang “ngoài tầm kiểm soát” sau tuần nóng nhất được ghi nhận

Cần tăng tốc ứng phó với biến đổi khí hậu

New Mexico (Mỹ): Cháy rừng khiến hàng nghìn người di tán

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26
Nổi bật

Đoàn công tác của Quốc hội thăm tặng quà tại Yên Bái

Nhiều hoạt động trong Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền – Cần Thơ

Nỗ lực và thành công của Việt Nam đã truyền cảm hứng mạnh mẽ

Yên Bái sẽ nhanh chóng phát triển “Xanh - Hài hòa - Bản sắc và Hạnh phúc”

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Brazil

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
