Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam
(SKMT) - Sau một ngày trao đổi, thảo luận thẳng thắn và sôi nổi, Hội thảo quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã kết thúc thành công tốt đẹp. Những ý kiến của các đại biểu tại hội thảo đã góp phần xác định rõ hơn định hướng công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020 để đệ trình lên Phiên toàn thể của Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV. Thông qua hội thảo đã tạo lập nên một diễn đàn để các nhà quản lý các cấp, các chuyên gia trao đổi, thảo luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Hi thảo quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được diễn ra vào ngày 29/10/2015 với sự tham dự của gần 400 đại biểu từ các B, ngành, tổ chức chính trị - xã hi, các Sở Tài nguyên và Môi trường, một số viện nghiên cứu, trường đại học, mt số tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và chuyên gia. Ban tổ chức cho biết, đã nhận được 42 báo cáo của các tổ chức và cá nhân từ các lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc và đã chọn 26 báo cáo để trình bày tại Hội thảo về các ni dung cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước về môi trường.
Hi thảo thống nhất báo cáo tại Phiên toàn thể Hội nghị Môi trường Toàn quốc lần thứ IV những ni dung như sau: Đó là hệ thống chính sách, pháp luật có bước phát triển vượt bậc, trong đó phải kể đến các văn bản sau: Hiến pháp 2012 với những quy định quan trọng về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt quy định về quyền con người, Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng "Về chủ đng ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường", Luật bảo vệ môi trường 2014.
Nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm hơn: Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước môi trường tiếp tục được củng cố. Năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về môi trường tiếp tục được nâng cao. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong toàn hệ thống mang tính hiệu quả cao hơn. Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về bảo vệ môi trường đã có những bước tiến bộ nhất định. Tổng kinh phí chi sự nghiệp môi trường đã đảm bảo ở mức không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước theo quy định, ngoài ngân sách nhà nước, các thành phần kinh tế khác đã bước đầu tham gia đầu tư cho bảo vệ môi trường.
Bổn phận bảo vệ môi trường đã thực sự lan tỏa tới các cấp, các ngành, tới từng tổ chức, cá nhân trong xã hi. Điều này đã tạo đng lực to lớn cho nỗ lực bảo vệ môi trường, đồng thời cũng là sức ép mạnh mẽ để hạn chế các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong toàn ngành cũng như tới từng tổ chức, cá nhân trong xã hi.
Các quy trình, thủ tục thẩm định ĐMC, ĐTM được quy định ngày càng rõ ràng, minh bạch hơn theo hướng cải cách hành chính nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu về chất lượng của công tác thẩm định. Thông qua công tác ĐTM, nhiều vấn đề môi trường của các dự án được nhận diện, từ đó giúp cơ quan có thẩm quyền và các chủ đầu tư có những quyết định đúng đắn về việc tiếp tục thực hiện dự án hay không, hoặc nếu tiếp tục thì cần phải thay đổi những gì, các giải pháp giảm thiểu tác đng tiêu cực môi trường nào cần được đề xuất thực hiện.. .
Đã cơ bản xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, bao gồm các quy định về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, kiểm soát ô nhiễm không khí, nhập khẩu phế liệu; hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từng bước được hoàn chỉnh; các nguồn gây ô nhiễm chính đã được xác định và có các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát: số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, quy mô lớn có xu hướng giảm; tỉ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung có tăng lên; nhận thức về bảo vệ môi trường làng nghề, cụm công nghiệp cũng từng bước được cải thiện...
Công tác quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại đã dần đi vào nề nếp, số lượng các vụ việc vi phạm giảm cả về số lượng và mức đ nghiêm trọng; Hầu hết các địa phương đều đã hoàn thành lập và phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trong đó có ni dung quy hoạch quản lý chất thải rắn thông thường; Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị tăng dần qua các năm; Nhiều địa phương thành lập Quỹ bảo vệ môi trường góp phần huy động các nguồn lực về tài chính của Nhà nước, cng đồng, các cơ sở sản xuất… giải quyết các vấn đề môi trường của địa phương trong đó có hỗ trợ cho các dự án bảo vệ môi trường, các dự án xử lý chất thải;
Bước đầu quản lý và phục hồi các hồ, ao, khu vực bị ô nhiễm tồn lưu; đã xử lý được hơn 60 điểm tồn lưu do hóa chất BVTV tồn lưu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;
Các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập và bước đầu phát huy hiệu quả trong công tác phối hợp quản lý, bảo vệ môi trường lưu vực sông.
Đã huy đng được nhiều nguồn lực về kỹ thuật và tài chính cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, thúc đẩy thực hiện tốt vai trò đầu mối các điều ước quốc tế về Đa dạng sinh học; Nhiều khu bảo tồn thiên nhiên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ đng chủ trì lập hồ sơ trình các Tổ chức quốc tế công nhận danh hiệu là Khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Khu di sản ASEAN. Nhờ đó, các khu bảo tồn này đang và sẽ nhận được nhiều hỗ trợ của quốc tế về kỹ thuật, tài chính cũng như tăng sức thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước.
Với những thành công về thể chế và hoạt đng nói trên, Việt Nam đã từng bước kiểm soát và ngăn chặn được sự gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, làm giảm đà suy thoái, suy giảm của đa dạng sinh học, hạn chế tác đng xấu của môi trường đối với con người, tạo nền tảng và tiền đề quan trọng cho sự phát triển tiếp theo.
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, tại Hi nghị, các đại biểu đã thắng thắn nhìn nhận và đưa ra mt số khuyết điểm tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới. Trước hết, về quan điểm và nhận thức, có lúc và có nơi, ngay cả ở những cơ quan trung ương, chúng ta chưa thực sự coi môi trường và bảo vệ môi trường phải gắn kết hữu cơ, không thể tách rời với phát triển kinh tế - xã hội; còn coi nhẹ, thậm chí bỏ qua lợi ích môi trường trong các hoạt đng kinh tế; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; mặc dù đã có những bước tiến lớn nhưng vẫn còn những chồng chéo, chưa rõ ràng trong phân công, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học; về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, mặc dù đã có những bước tiến lớn nhưng vẫn còn những chồng chéo, chưa rõ ràng trong phân công, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học. Vẫn còn những quy định chưa thực sự phù hợp; nguồn lực và các điều kiện đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Chúng ta còn thiếu những cán b quản lý nhà nước về môi trường có năng lực ở cấp trung ương cũng như địa phương, đặc biệt ở cấp quận/huyện và phường/xã; công nghệ, năng lực quản lý, xử lý chất thải, chất thải nguy hại còn hạn chế; chất lượng ĐMC chưa đạt yêu cầu như mong muốn; Còn nhiều dự án bỏ qua bước ĐTM.
Hi nghị cũng đã nhất trí đề xuất 13 giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Thứ nhất là, sự cần thiết phải có hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện và thực thi, từ các biện pháp nâng cao nhận thức, quan điểm, tầm nhìn đến việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Nhu cầu nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật cần lưu ý các quy định liên quan đến việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do để bảo đảm 2 mục tiêu: bảo vệ môi trường trong nước và hỗ trợ về yếu tố môi trường cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam thâm nhập tốt hơn vào thị trường quốc tế.
Thứ hai, các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hôi cần phải coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Các hoạt động bảo vệ môi trường và hiệu quả của các hoạt đng đó phải được coi là mt trong những chỉ số quan trọng, có tính pháp lý, để đánh giá mức đ hoàn thành nhiệm vụ nói chung của mọi tổ chức trong hệ thống.
Thứ ba, cần có cơ chế liên kết và phối hợp tốt, trong đó có sự chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan trung ương với nhau, giữa các cơ quan trung ương và các địa phương và giữa các địa phương có liên quan, đặc biệt những khu vực đặc thù như Tây Nguyên, các lưu vực sông chính.
Thứ tư, Hi nghị cũng kiến nghị Chính phủ có chủ trương tăng biên chế cán b quản lý môi trường cấp quận/huyện, biên chế cán bộ quản lý môi trường ở cấp phường/xã và sớm có hình thức đào tạo phù hợp cho cán b quản lý môi trường cấp phường/xã, vì môi trường là lĩnh vực quá rộng, hết sức cần thiết cho hiện tại và lâu dài. Đồng thời, nâng cao và làm rõ vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với mt số lĩnh vực còn hạn chế tại nhiều địa phương như quản lý môi trường cụm công nghiệp, làng nghề…
Thứ năm, Hi nghị đề nghị cần ưu tiên tăng phân bổ ngân sách từ nguồn vốn đầu tư phát triển cho bảo vệ môi trường; hình thành mục chi đầu tư phát triển riêng cho bảo vệ môi trường. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý môi trường các cấp, đẩy mạnh hoạt đng giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí chi sự nghiệp môi trường mt cách hiệu quả, đảm bảo chi đúng ni dung và đủ kinh phí theo quy định. Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về các chính sách ưu đãi về đất đai, về vốn, về thuế, về tín dụng nhằm đẩy mạnh xã hi hóa nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường. Triển khai thực hiện hiệu quả và thực chất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các hoạt đng BVMT, trong đó cần đặc biệt quan tâm hỗ trợ các cơ sở thân thiện với môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng hạ tầng kỹ thuật BVMT của các KCN, CCN, xử lý nước thải đô thị, xử lý chất thải rắn.
Thứ sáu, thường xuyên coi trọng công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng tổ chức và cán b thanh tra môi trường ở trung ương và địa phương.
Thứ bảy, thực hiện đề án tăng cường năng lực về công tác ĐMC, ĐTM theo tinh thần Luật BVMT 2014, trong đó phải chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định báo cáo ĐTM để giảm thiểu các tác đng tiêu cực đến môi trường của các dự án đầu tư; Tiếp tục xây dựng các ấn phẩm và phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành về ĐMC, ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường;
Thứ tám, tiếp tục hoàn thiện các công cụ trong dự báo, phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm như công cụ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đánh giá sức chịu tải của môi trường, hạn ngạch xả thải vào môi trường nước, không khí, kiểm kê khí thải; kiểm soát ô nhiễm đối với loại hình cơ sở đang hoạt đng; các hàng rào kỹ thuật thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn việc nhập khẩu vào trong nước các loại công nghệ, máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá không đảm bảo yêu cầu về BVMT...
Thứ chín, sớm triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường và trích lập quỹ dự phòng rủi ro đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường.
Thứ mười, đa dạng sinh học là nền tảng cho sự sống và phát triển của con người. Đa dạng sinh học được xem là “vốn tự nhiên” cho giảm nghèo, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhưng vẫn đang trên đà suy giảm nhanh. Do vậy, kiến nghị B Chính trị ra nghị quyết về bảo tồn đa dạng sinh học trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thứ mười một, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin môi trường, hệ thống báo cáo thông tin môi trường, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân và doanh nghiệp phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương.
Thứ mười hai, tiếp tục tạo hành lang pháp lý và các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó đẩy mạnh hình thức hợp tác công tư cho lĩnh vực xử lý chất thải; cần có các biện pháp gắn kết giữa quản lý nhà nước với công tác nghiên cứu và đào tạo để phát triển tốt nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường và bảo vệ môi trường.
Thứ mười ba, xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ công tác BVMT, tập trung nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, các mô hình phát triển kinh tế xanh.
Nam Hưng
Các tin khác

Doanh nghiệp hào hứng khi nhận tiền thưởng canh tác lúa giảm phát thải

Cần Thơ chưa có chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư trong thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt

Khẩn trương ban hành quy chuẩn về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Cần Thơ: Ý thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường được nâng cao

Nông dân Cần Thơ sử dụng máy bay để phun thuốc, bón phân cho lúa

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera thông minh tại các vị trí vận chuyển khoáng sản

Gần 100 tỷ đồng đầu tư làm sạch Hồ Tây, dự kiến hoàn thành năm 2027

Hãy hành động ngay vì một tương lai trong lành hơn

Tạo động lưc thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công nghệ số vào sản xuất lúa gạo
Đọc nhiều

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú

Nghệ thuật thư pháp - Nét đẹp văn hóa ngày Xuân
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Ngày 10/2: Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ: Tổng kết công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường năm 2024

Hà Nội nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường không khí và xử lý rác thải

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Cần Thơ: Chủ động ứng phó với thiên tai để bảo vệ nhân dân

Tái sinh rừng vì một Việt Nam xanh, phát triển bền vững

Vùng ĐBSCL đã chủ động thích nghi với xâm nhập mặn

Doanh nghiệp hào hứng khi nhận tiền thưởng canh tác lúa giảm phát thải

Nhiều thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thực hiện trực tuyến

Cảnh báo vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội

Kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị

Ngăn chặn triệt để vi phạm an toàn thực phẩm

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Một cá thể rùa biển được thả về môi trường tự nhiên

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Hỗ trợ tối đa cho lĩnh vực dữ liệu

Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thuốc bằng công nghệ AI và Big Data

Thanh Hóa: Đảm bảo an sinh cho dân cư vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất

Yên Sơn (Tuyên Quang): Lực lượng chức năng, cùng người dân xuyên đêm căng mình chữa cháy tại Núi Nghiêm.

Về tình hình bệnh sởi hiện nay và giải pháp phòng chống bệnh sởi

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
