Dịch Covid-19: Cần tiếp tục cách ly người đã điều trị khỏi bệnh
Trung tâm chỉ huy kiểm soát và điều trị Covid-19 thành phố Vũ Hán cũng thông báo trên Weibo từ ngày 22/2, những người này được đưa vào các cơ sở chỉ định để cách ly và theo dõi sức khỏe.
Quyết định cách ly này được đưa ra sau khi các chuyên gia y tế tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch bệnh cảnh báo bệnh nhân đã hồi phục vẫn có thể mang virus corona trong người và lây truyền cho người khác.
Bác sĩ Zhao Jianping, trưởng nhóm bác sĩ đang dập dịch ở Hồ Bắc, tuần trước nói rằng đã phát hiện những trường hợp dương tính với Covid-19 sau khi họ dường như đã bình phục, và vẫn có thể lây virus cho người khác. "Điều này rất nguy hiểm. Chúng ta sẽ để những bệnh nhân đó sống ở đâu? Chúng ta không thể để họ về nhà vì có thể lây sang người khác, nhưng cũng không thể cho họ nằm viện tiếp vì thiếu nguồn lực", bác sĩ Zhao nói.
Một phụ nữ ở Vũ Hán tạm biệt bệnh nhân cùng phòng trước khi xuất viện. Theo quy định, người này sẽ phải cách ly tiếp 14 ngày.
Ở thành phố Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), một bệnh nhân xuất viện ngày 10/2. 9 ngày sau, người này nhập viện và có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.
Một trường hợp khác ở Thường Đức (tỉnh Hồ Nam), bệnh nhân cho kết quả dương tính vào ngày 9/2, 5 ngày sau khi được phép rời khỏi khu vực cách ly tại bệnh viện địa phương, do âm tính sau hai lần xét nghiệm.
Trong khi đó, tại thành phố Quảng Châu, virus corona được phát hiện trong mẫu phân của một số bệnh nhân đã hồi phục.
Tại Trung Quốc, bệnh nhân nhiễm Covid-19 được xuất viện khi đáp ứng 4 tiêu chí, gồm nhiệt độ cơ thể về mức bình thường trong hơn 3 ngày, triệu chứng hô hấp cải thiện đáng kể, CAT ngực cho thấy tình trạng phổi cải thiện đáng kể và âm tính với virus corona sau hai lần xét nghiệm cách nhau ít nhất một ngày.
Theo nghiên cứu mới công bố, các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định dấu vết của virus corona trong nước tiểu người bệnh Covid-19. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó cho thấy khả năng di chuyển của virus từ phổi, theo đường máu và tấn công nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Virus corona trong nước tiểu cũng đặt ra một thách thức với hệ thống thoát nước của Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Kết quả tìm thấy virus corona trong nước tiểu đặt ra một câu hỏi và cũng là thách thức lớn cho cuộc chiến chống Covid-19. Đó là chủng virus mới có hành trình dài của nó trong cơ thể người. Không chỉ tàn phá phổi, các bộ phận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng khi virus “bơi” theo dòng máu, xâm nhập các cơ quan nội tạng và tấn công chúng.
Sau Trung Quốc, Hàn Quốc đang trở thành điểm nóng có số ca nhiễm chủng mới của vius Corona nhiều nhất trên thế giới. Tính đến chiều ngày 23/2, Cơ quan Y tế Hàn Quốc cho biết nước này đã ghi nhận thêm 46 trường hợp nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm bệnh trên toàn quốc tăng vọt lên 602 ca. Đã có 6 ca tử vong do COVID-19.
Toàn bộ 17 tỉnh thành Hàn Quốc đều đã có ca nhiễm bệnh. Tình trạng lây lan nhanh chóng của dịch đã khiến chính quyền Hàn Quốc phải nâng mức cảnh báo lên mức cáo nhất là “mức đỏ”.
Hàn Quốc cho biết có thể chuẩn bị khoảng 10.000 giường bệnh toàn quốc, đồng thời sẽ chỉ định 43 bệnh viện trên cả nước để điều trị bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.
Sau Hàn Quốc, số người nhiễm COVID-19/nCoV ở Ý đang tăng chóng mặt. Nếu lúc 16 giờ 50 chiều qua, số người nhiễm ở Ý là 113 và 3 người tử vong thì cho đến 6 giờ sáng nay, số ca nhiễm đã tăng lên là 155.
Tại Nhật Bản, 146 người đã được xác nhận nhiễm COVID-19/nCoV, tăng 8 người so với chiều tối ngày 23/2.
Tại Iran, đã có 8 người tử vong trong tổng số 48 ca được xác định dương tính với nCoV và là nước có số tử vong cao nhất ngoài Trung Quốc lục địa.
Số ca mắc Covid-19 ở Ý đã vượt quá 100, sau khi có thêm 44 trường hợp nhiễm mới được xác nhận hôm qua. Giới chức Ý đã ban hành các biện pháp khẩn cấp nghiêm ngặt để khống chế virus lây lan thêm, trong đó có lệnh cấm tất cả sự kiện cộng đồng tại 10 đô thị, đóng cửa các tòa nhà công cộng, như bảo tàng, giám sát và cách ly tất cả những người có thể đã phơi nhiễm virus, hạn chế giao thông…
Linh Đức