Đổi mới phương thức bảo vệ tài nguyên nước bền vững
![]() |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: TTXVN |
Bảo đảm răn đe, không "hình sự hóa" vụ việc vi phạm
Dự thảo Nghị định gồm 4 chương, 48 điều; quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Các hành vi vi phạm hành chính về tài nguyên nước không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan.
Trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan, kết quả thẩm định của Bộ Tư pháp và kết quả rà soát Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, 04/2022/NĐ-CP, các quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023 và văn bản quy định chi tiết thi hành, Cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Nghị định bảo đảm phù hợp, đồng bộ và thống nhất với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tài nguyên nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan; bảo đảm răn đe, không "hình sự hóa" vụ việc vi phạm.
Đồng thời, dự thảo Nghị định đảm bảo tính kế thừa những quy định của các văn bản xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Tài nguyên nước năm 2012 còn phù hợp và đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn; loại bỏ quy định không còn phù hợp, kịp thời cập nhật, bổ sung quy định phù hợp với các quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023 và văn bản quy định chi tiết thi hành...
Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành, địa phương cơ bản thống nhất với phạm vi điều chỉnh, bố cục và những nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định.
Một số ý kiến đề xuất làm rõ cách xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; quy định chặt chẽ việc xử lý đối với phần thu lợi bất hợp pháp phần vượt lưu lượng, công suất đối với hành vi khai thác nước vượt lưu lượng, công suất của giấy phép...
Đại diện Hội Cấp thoát nước Việt Nam kiến nghị bổ sung quy định liên quan đến quy hoạch các nhà máy cấp nước; tăng nặng mức phạt các hành vi vi phạm liên quan đến khai thác nước ngầm.
Đại diện Bộ Công an cho rằng cần kết nối thông tin, dữ liệu xử phạt hành vi vi phạm hành chính về tài nguyên nước giữa các cơ quan, lực lượng có chức năng quản lý, thanh tra, kiểm tra, làm căn cứ xem xét xử lý tăng nặng, xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nhiều lần.
![]() |
Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta |
Quản lý toàn bộ "vòng đời" của tài nguyên nước
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất an toàn tài nguyên nước khi 60% lưu lượng nước đến từ bên ngoài.
Chất lượng nước trên các lưu vực sông ngày càng ô nhiễm, nhất là những đoạn đi qua đô thị, thành phố lớn. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước ngầm rất lớn gây nguy cơ sụt lún, xâm nhập mặn.
Vì vậy, tài nguyên nước là vấn đề hết sức nóng bỏng, bức xúc, cấp bách, đòi hỏi phải đổi mới phương thức quản lý thực chất, tạo chuyển biến căn bản, rõ trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước, bộ ngành, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước.
Theo Phó Thủ tướng, Nghị định không chỉ ngăn chặn, xử lý những hành vi gây nguy hiểm, hậu quả nghiêm trọng mà cần "đi trước" để phòng ngừa, cảnh báo các hành vi ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dân, làm suy giảm chất lượng, số lượng tài nguyên nước.
Hình thức, mức xử phạt phải mạnh, kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả đủ sức răn đe. Hành vi vi phạm cần được phân loại thành nhóm theo quy mô, mức độ tinh vi, phức tạp..., gắn với trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan quản lý, lực lượng có chức năng quản lý, thanh tra, kiểm tra, thống nhất từ cấp xã đến Trung ương.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Cơ quan soạn thảo quán triệt nguyên tắc hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả, tránh hình thức. Nghị định phải quản lý toàn bộ "vòng đời" của tài nguyên nước, trong đó, lưu ý đến các hành vi xâm phạm đến an toàn, chất lượng, số lượng của nơi sinh thủy, đầu nguồn nước, các cơ sở cấp nước.
Nghị định phải là công cụ quản lý thống nhất, mạnh mẽ, bảo đảm chất lượng, số lượng tài nguyên nước, an ninh, an toàn nguồn nước; thực hiện phân cấp, phân quyền, xác định trách nhiệm, thẩm quyền của từng chủ thể quản lý nhà nước đối với từng nhóm hành vi vi phạm theo quy mô, mức độ phổ biến, tính chất phức tạp...; có phương thức tính toán, xác định mức độ vi phạm khoa học, chặt chẽ, lượng hóa được; ứng dụng công nghệ giám sát, phát hiện hành vi vi phạm...
Nhấn mạnh xử phạt nghiêm các hình thức vi phạm, không bỏ sót trách nhiệm của mọi chủ thể liên quan, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Không hình sự hóa nhưng không bỏ qua những hành vi cố tình, tái phạm nhiều lần. Mục tiêu là thay đổi nhận thức, hành vi của xã hội trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước quốc gia bền vững cả về chất lượng lẫn số lượng"./.
Các tin khác

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Sạt lở ở Cần Thơ khiến 1 nhà dân bị sụp xuống sông

Sạt lở ở An Giang làm 10 căn nhà của người dân bị sụp xuống sông

Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Trà Vinh công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở đê bao ở huyện Càng Long

Thanh Hóa: Hơn 2.100 hộ được hỗ trợ đấu nối nước sạch

Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc

Cải thiện không khí – những bài học kinh nghiệm từ quốc tế với Việt Nam

Thấp thỏm, lo âu trước sạt lở ở vùng ĐBSCL
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Sạt lở ở Cần Thơ khiến 1 nhà dân bị sụp xuống sông

Sạt lở ở An Giang làm 10 căn nhà của người dân bị sụp xuống sông

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Thanh Hóa: Chưa xem xét khai thác khoáng sản tại nhà máy chế biến gỗ Lee & Carol

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Bắc Giang: Hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt “lỗ hổng” từ khâu quản lý

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Nghị quyết 57 không phải là khẩu hiệu chính trị, mà là chương trình hành động thực tế

Làm chủ công nghệ sản xuất 15 loại vaccine cho tiêm chủng vào năm 2030

Vĩnh Phúc khai mạc Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm năm 2025

Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt “lỗ hổng” từ khâu quản lý

Điều tra, xử lý 2 vụ liên quan hàng gian, hàng giả ở Cần Thơ

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
