Giới khoa học lo ngại về hậu quả của thuốc kháng sinh trong trồng trọt
SK&MT -
Lo ngại trước việc Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ sẵn sàng cấp phép phun trên quy mô lớn thuốc kháng sinh streptomycin và oxytetracycline trên các đồn điền trồng cam quýt ở Florida và California, các nhà khoa học Mỹ và Anh kêu goi tiến hành các công trình nghiên cứu về tác hại của thuốc kháng sinh đối với môi trường. Biện pháp này sẽ không tiêu diệt được bệnh, nhưng sẽ kéo dài tuổi thọ của cây bị nhiễm bệnh trong vài năm và sẽ làm giảm bớt một phần thiệt hại kinh tế. uy nhiên, các nhà khoa học đã lên tiếng báo động về việc sử dụng kháng sinh ngày càng tăng trong ngành trồng trọt.
Họ lưu ý rằng tác hại của biện pháp này đối với các quần thể vi sinh vật tự nhiên sống trong thực vật có thể thúc đẩy sự phát triển của thực vật và bảo vệ chúng khỏi các mầm bệnh khác nhau vẫn chưa được nghiên cứu. Ngoài ra, cũng có thể sau khi sử dụng kháng sinh, trong số các vi khuẩn Liberibacter sẽ xuất hiện vi khuẩn kháng, như đã xảy ra trong số các tác nhân gây bệnh bỏng là cây ăn quả. Hơn nữa, vì trong số các vi khuẩn có tình trạng chuyển gien ngang giữa các loài khác nhau nên các gien kháng kháng sinh có thể được chuyển từ mầm bệnh cây trồng sang vi khuẩn đất và tiếp tục truyền cho các loài vi khuẩn gây bệnh cho người.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng việc sử dụng kháng sinh ồ ạt trong lĩnh vực làm vườn là quá vội vàng. Nếu bắt buộc phải dùng đến biện pháp này thì theo các nhà khoa học khẳng định, nó phải được tiến hành song song với các nghiên cứu độc lập xác định tác hại của kháng sinh đối với môi trường.
Linh Đức