Kiên quyết đấu tranh chống hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng đảm bảo hàng hoá phụ vụ Tết Nguyên đán 2023
Thông tin từ Sở Công Thương Vĩnh Phúc:
Đến thời điểm hiện nay, tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản ổn định, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu người dân, không có hiện tượng thiếu hàng, tăng giá đột biến gây bất ổn thị trường.
Riêng mặt hàng xăng dầu do tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục đột phức tạp dẫn đến nguồn cung xăng dầu trong nước giảm, giá xăng dầu biến động liên tục đã tác động đến tình hình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thị trường và công tác bình ổn giá trên địa bản tỉnh.
Theo đó, giá cả một số mặt hàng, dịch vụ có biến động theo giá cả trong nước và trên thế giới; xăng dầu, gas có sự biến động giá tăng, giảm trong các đợt điều chỉnh của cơ quan chức năng; các mặt hàng gỗ và vật liệu xây dựng vẫn đang giữ ở mức giá cao do nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình bắt đầu tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng vẫn được duy trì, giá cả một số mặt hàng sống như thịt lợn, thịt gà, các mặt hàng lương thực và rau xanh cơ bản ổn định.
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, tính chung 11 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 60.328, 288tỷ đồng, tăng 20,43% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh bán lẻ hàng hóa ước đạt 53.766,778 tỷ đồng tăng 20,40% so với cùng kỳ; doanh thu các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 4.110,921 tỷ đồng, tăng 21,89%; doanh thu các ngành dịch vụ khác ước đạt 2.341,348 tỷ đồng, tăng 14,99%. dau mó hóa löng.... - Các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày: đồ điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng.
Về tình hình kinh doanh thương và dịch vụ trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định tăng khá. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh thương mại được đẩy mạnh thực hiện. Các nhà phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lệ trên địa bàn tích cực đa dạng hóa sản phẩm với nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã; đưa ra nhiều chương trình giảm giá, khuyên mại hấp dẫn nhằm kích cầu tiêu dùng và gia tăng sức mua trong dân.
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm 11 tháng năm 2022:
Vi phạm trong lĩnh vực giá (không thực hiện niêm yết giá theo quy định): 50 hành vi, phạt tiền: 39.500.000 đồng. Vi phạm trong kinh doanh(Vi phạm về đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh): 12 hành vi, phạt tiền: 188.000.000 đồng. Vi phạm trong lĩnh vực ATTP (kinh doanh hàng hoá quá hạn sử dụng): 02 hành vi, phạt tiền: 895.000 đồng. Vi phạm khác (vi phạm về nhãn hàng hoá, ngừng bán hàng không thông báo,..): 13 hành vi, phạt tiền: 168250.000 đồng. Vận động, ký cam kết không kinh doanh hàng hoá nhập lậu; không sản xuất, tàng trữ, buôn bản hàng cấm, hàng giả...: 765cơ sở.
Tổng số vụ thanh tra, kiểm tra được Sở Công Thương đã thực hiện tổng số 773 vụ.
Trong đó, kiểm tra theo Kế hoạch định kỳ 2022: 465 vụ; Kiêm tra theo Kế hoạch chuyên đề: 262 vụ; Kiểm tra đột xuất: 46 vụ; Tổng số vụ vi phạm trong kỳ: 105 vụ; Tổng số vụ xử lý 104 vụ (116 hành vi); Tổng số tiền nộp NSNN: 1.015.898.000 đồng.
Tổng tiền xử phạt vi phạm hành chính: 894.645 .000 đồng. - Tổng số tiền bán hàng tịch thu trong kỳ: 117.230.000 đồng. Tổng số tiền thu lợi bất chính buộc nộp lại: 4.023.000 đồng.
Trị giá hàng hóa tịch thu trong kỳ: 249.080.000 đồng. Trị giá hàng tiêu huỷ trong kỳ: 473.026.000 đồng
Các hành vi vi phạm bao gồm vi phạm về kinh doanh hàng lậu: 12 hành vi, phạt tiền: 96.500.000 đồng; Vi phạm về hàng giả và quyền SHTT(buôn bán, trưng bày để bán hàng - hoá giả mạo nhãn hiệu): 27 hành vi, phạt tiền: 401.500.000 đồng.
Kế hoạch chuẩn bị hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán 2023:
Sở Công Thương Vĩnh Phúc chủ đông chỉ đạo hoạt động cung cầu, bình ổn giá cả thị trường các tháng cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bảo đảm đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ.
Tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý, điều hành, đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường các tháng cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Tiếp tục theo dõi sát diễn biến tinh hình thị trường, giá cả hàng hóa, kịp thời tham mưu UBND tỉnh phương án tháo gỡ khó khăn phát sinh; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thực phẩm của tỉnh.
Tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn giá cả thị trường trong thời gian tới;
Nhận định dự kiến hàng hoá dịp Tết Nguyên đán 2023:
Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dự kiến dự trữ và đưa ra thị trường giá trị hàng hóa khoảng:0,3 nghìn tỷ đồng. - Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích dự kiến dự trữ lượng hàng hỏa phục vụ Tết khoảng:0,3 nghìn tỷ đồng.
Doanh nghiệp kinh doanh hàng điện máy nhập lượng hàng hóa sẵn sàng phục vụ nhân dân khoảng:0,5 nghìn Tỷ đồng - Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dự kiến dự trữ và đưa ra thị trường các mặt hàng xăng dầu khoảng 0,5nghìn tỷ đồng.
Đối với các chợ - là kênh phân phối truyền thống và chủ yếu cung ứng các nhóm hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu Tết của nhân dân. Các doanh nghiệp quản lý chợ, các Ban quản lý chợ chủ động xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh tại các chợ chuẩn bị hàng hóa để đưa ra tiêu thụ trên thị trường các mặt hàng phục vụ Tết, đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu trong dịp Tết cho người tiêu dùng. Dự kiến lượng hàng hóa phục vụ Tết ước đạt khoảng 0,4 nghìn tỷ đồng.
N. Việt