Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính trên một số loại cây dược liệu thu lá và thân cành theo quy chuẩn GACP - WHO
Xuất phát từ thực tiễn đó, Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển kinh tế (IDE) đã chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính trên một số loại cây dược liệu thu lá và thân cành theo quy chuẩn GACP – WHO ở một số tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam”. Theo lãnh đạo Viện IDE, kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại, tạo ra những sản phẩm chất lượng dược liệu tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần vào tăng giá trị kinh tế cho người dân sản xuất cây dươc liệu.
Đề tài do Thạc sỹ khoa học cây trồng Lê Văn Giỏi làm chủ nhiệm và các cộng sự thực hiện từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2023. Đây là đề tài thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường.
Đề tài đặt ra Mục tiêu tổng quát là: Đánh giá được mức độ gây hại, quy luật phát sinh của một số loài sâu bệnh gây hại và đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả cho một số loài cây dược liệu thu lá và thân cành (Khôi Nhung, Cà Gai leo, Giảo cổ lam, Kim ngân, Cỏ ngọt, Actiso,..) trong sản xuất cây dược liệu tại một số tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam (Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Nam Định, …).
Đề tài đưa ra mục tiêu cụ thể là: Đánh giá được thực trạng gây hại của một số loài sâu, bệnh hại chính tác động đến hiệu quả sản xuất một số cây dược liệu lấy thân lá (Khôi Nhung, Cà Gai leo, Giảo cổ lam, Kim ngân, Cỏ ngọt, Actiso,..) trên đồng ruộng sản xuất tại một số tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam(Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Nam Định,…); Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Khôi nhung và cây Cỏ ngọt trên đồng ruộng tại một số tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam; Đề xuất quy trình phòng trừ sâu bệnh hại hữu hiệu nhất, đảm bảo được dư lượng thuốc BVTV trong phạm vi cho phép, nâng cao hiệu quả trong sản xuất các loài cây dược liệu theo quy chuẩn GACP – WHO.
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con trông và thu hoạch Atiso đúng tiêu chuẩn GACP – WHO
Đồng thời, đề tài nêu lên tình hình phát triển dược liệu trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh chất lượng dược liệu trên thị trường hiện nay và những khó khăn trong công tác phát triển dược liệu của Việt Nam. Từ đó, nhóm nghiên cứu cho rằng với nguồn dược liệu tiềm năng, nhưng dược liệu trên thị trường hiện nay chủ yếu là nhập khẩu (> 70%).
Chất lượng dược liệu Việt Nam còn tồn tại những đặc điểm sau: Chưa đồng đều (do nguồn dược liệu đưa về từ nhiều địa phương khác nhau với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau sẽ tạo ra dược liệu với chất lượng khác nhau), chưa ổn định (do khâu tạo giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế dược liệu chưa theo quy chuẩn nhất định), chưa an toàn (do chất bảo quản có nhiều trong dược liệu hoặc do bảo quản không đúng phương pháp gây ẩm mốc, thay đổi dược tính, có nhiều dược liệu đã bị tách chiết hết hoặc còn rất ít các chất đặc trưng và nhóm hoạt chất). Ngoài ra, ảnh hưởng của yếu tố sâu bệnh gây hại đáng kể đến năng suất cũng như phẩm chất của dược liệu. Chính vì vậy, cần phải có những chiến lược và kế hoạch cụ thể để phòng trừ sâu bệnh hại, nâng cao năng suất và phẩm chất nguồn tài nguyên dược liệu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Việc phát triển dược liệu tại Việt Nam cũng có những khó khăn như: Tình trạng khai thác quá mức dược liệu tự nhiên đã làm nguồn dược liệu quý trong nước đứng trước nguy cơ cạn kiệt; việc trồng cây dược liệu hiện nay còn thiếu quy hoạch tập trung, thiếu sự hỗ trợ từ các ngành liên quan, khiến thị trường tiêu thụ dược liệu không ổn định do đó cây dược liệu cũng không phát triển được; Cây dược liệu hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ về quy trình và kỹ thuật sản xuất, sơ chế bảo quản nên dẫn đến tình trạng các cây dược liệu trong nước không đảm bảo được năng suất, chất lượng, giá cả để cạnh tranh với dược liệu các nước; Khâu sơ chế, bảo quản chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên nguồn dược liệu trong nước khó cạnh tranh với dược liệu nước ngoài là do quy trình sơ chế, bảo quản dược liệu không đảm bảo làm giảm chất lượng và giá thành sản phẩm; Thiếu các nghiên cứu về sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ hữu hiệu để làm gia tăng chất lượng dược liệu...
Trong lịch sử sản xuất nông nghiệp nói chung và cây thuốc nói riêng trước đây cũng như hiện nay, sâu bệnh đã gây nhiều tác hại nghiêm trọng. Theo điều tra và tính toán của nhiều nước về những thiệt hại do sâu bệnh gây ra hằng năm trên thế giới, thiệt hại do sâu gây ra là 29 tỷ USD bằng 13,8% sản lượng nông nghiệp, thiệt hại do bệnh gây ra là 24,8 tỷ USD bằng 11,6% sản lượng, do cỏ dại gây ra là 20,4 tỷ USD bằng 9,5% sản lượng. Tổng thiệt hại do sâu bệnh và cỏ dại gây ra là 75 tỷ USD hay 35% sản lượng. Nếu đem so với sản lượng thực tế của thế giới là 140 tỷ USD thì thiệt hại trên đang chiếm 54%. Hơn 1/3 của cải con người làm ra trong nông nghiệp bị sâu bệnh phá hại.
Đối với các loài cây làm thuốc cũng bị sâu bệnh gây hại, cỏ dại tấn công và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng dược liệu. Ở Trung Quốc, các vùng trồng nhân sâm đều bị nhiều loài sâu bệnh phá hoại, làm giảm trên 30% sản lượng. Cây xuyên khung thường bị sâu đục thân phá hại có thể từ 20-30%, thậm chí 75% thời kỳ cây đang phát triển trên ruộng sản xuất. Xu thế chung của thế giới hiện nay là đi sâu nghiên cứu và sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc và các loại thuốc sinh học.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Dược liệu, thiệt hại do sâu bệnh và côn trùng gây ra cho các cây thuốc làm giảm sản lượng từ 20 – 25%. Các loài sâu bệnh hại đã phát sinh, phát triển phá hoại trên các loài cây thuốc với mức độ khác nhau như tuyến trùng, bệnh đốm trắng, bệnh đốm đen, bệnh lụi đen hoa, đặc biệt là bệnh u loét, gây tác hại rất nghiêm trọng; ngoài ra, còn các bệnh phấn trắng, bệnh thối nâu, thối đen gốc, bệnh vàng toàn cây và khô đầu lá, các loại côn trùng gây hại như bọ rùa, sâu ăn lá, sâu khoang, rầy, rệp, bọ phấn, nhện đỏ son(Tetranychus cinnabarinus K.), nhện trắng (Polyphagotar- sonemus latus B.),…Từ các loại sâu bệnh nêu trên, hàng năm thiệt hại do chúng gây ra không nhỏ đối với việc phát triển sản xuất dược liệu tạo nguồn cung cấp nguyên liệu làm thuốc ở trong nước.
Tình hình chung hiện nay, không ít bà con nông dân trồng dược liệu hay các cây trồng nông nghiệp nói chung. Khi thấy trên đồng ruộng xuất hiện bệnh hại hay sâu hại giải pháp đầu tiên bà con sử dụng để xử lý là dùng các biện pháp hoá học một cách tự phát, không theo quy chuẩn chung. Dẫn đến sản phẩm không đảm bảo về chất lượng.
Việc xác định thành phần sâu bệnh hại, theo dõi để nắm được tình hình phát sinh, phát triển của dịch hại chính trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp cây dược liệu (IPM) nhằm ngăn chặn sự phá hại của chúng, góp phần giải quyết tốt sản xuất “Dược liệu an toàn” ổn định năng suất và chất lượng dược liệu, hạn chế những thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Đứng trước tình hình đó, một nhu cầu cấp thiết cần đặt ra là nghiên cứu xác định được thành phần sâu bệnh hại trên một số loại cây dược liệu, giám định, phân lập nguyên nhân gây hại từ đó có cơ sở khoa học cho việc tìm biện pháp phòng trừ. Góp phần vào việc xây dựng quy trình trồng dược liệu theo quy chuẩn của GACP – WHO. Xuất phát từ tính cấp thiết và thực tiễn như phân tích trên, nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính trên một số loại cây dược liệu thu lá và thân cành theo quy chuẩn GACP – WHO ở một số tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam". Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại, tạo ra những sản phẩm chất lượng dược liệu tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần vào tăng giá trị kinh tế cho người dân sản xuất cây dược liệu.
PV
Các tin khác

Đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành tại Sun Beauty: Tiên phong trong kỷ nguyên làm đẹp không xâm lấn – tất cả vì khách hàng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024

Lễ ra mắt sản phẩm HAMYY: Mỹ phẩm của người Việt - Vì vẻ đẹp Việt khoẻ mạnh

Tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Thạc sĩ - Bác sĩ Ma Doãn Dương: “Bậc thầy giấu sẹo”

Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo: Người kiến tạo nên những nụ cười toả nắng

Bếp gas có thể khiến phổi của bạn dễ bị tổn thương bởi Nitơ Dioxide

LAVIEM Spa – chất lượng hàng đầu cho vẻ đẹp thăng hoa

Dinh dưỡng và sức khỏe
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024

Tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Máy lọc không khí - khử khuẩn Saniair V1 Lọc không khí - ngăn chặn virus/vi trùng

Bếp gas có thể khiến phổi của bạn dễ bị tổn thương bởi Nitơ Dioxide

Dinh dưỡng và sức khỏe

Cơn tăng huyết áp

Dầu thực vật - liệu có an toàn?

Hành trình 13 năm xây dựng thương hiệu Thẩm mỹ Vũ Quang

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Nâng ngực, hút mỡ cùng lúc: Liệu có đảm bảo an toàn?

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

Lễ ra mắt sản phẩm HAMYY: Mỹ phẩm của người Việt - Vì vẻ đẹp Việt khoẻ mạnh

Nhóm thực phẩm bổ phổi hậu COVID-19

Dinh dưỡng lành mạnh - lá chắn phòng ngừa ung thư
Nổi bật

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
