Nhìn lại năm 2024: Tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới

(SK&MT) - Nhân dịp kết thúc năm 2024 và chuẩn bị bước vào năm mới 2025, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về những dấu ấn ngoại giao trong năm qua, cũng như những phương hướng, nhiệm vụ ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

*Phóng viên: Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng chia sẻ đánh giá tổng quan về bức tranh ngoại giao Việt Nam năm 2024, các thành tựu nổi bật mà ngành đối ngoại - ngoại giao đạt được?

* Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Năm 2024 tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp với nhiều bất ổn, xung đột. Những vấn đề toàn cầu cấp bách như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước… tác động đa chiều, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của các quốc gia. Tuy nhiên, chúng ta có thể tự hào rằng trong bối cảnh thế giới như vậy, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định, phát triển và được dư luận quốc tế coi là một trong những “điểm sáng” ở khu vực. Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chúng ta có thể kể đến những dấu ấn nổi bật như sau:

Một là, trên nền tảng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam ngày càng năng động, sáng tạo và chủ động hơn. Trong năm 2024, các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng. Lãnh đạo chủ chốt ta đã tiến hành tổng cộng 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn Lãnh đạo các nước thăm Việt Nam. Ta cũng đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế, cụ thể hóa các khuôn khổ quan hệ được nâng cấp, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực ta có nhu cầu và lợi ích.

Hai là, có thể thấy bạn bè quốc tế ngày càng coi trọng, đánh giá cao, mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Trong năm nay, ta đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Australia, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Mông Cổ, Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE)…; qua đó tạo dựng khuôn khổ quan hệ với 32 đối tác hàng đầu, bao gồm các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bàn bè truyền thống. Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, chúng ta đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước, đưa hợp tác giữa Việt Nam với các nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, mang tính chiến lược, ổn định và lâu dài.

Ba là, ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn. Nội hàm kinh tế ngày càng chiếm trọng số lớn trong các hoạt động đối ngoại các cấp, nhất là cấp cao, qua đó kết nối, tranh thủ các đối tác như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; tham gia các chuỗi cung ứng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua 17 FTA đã ký kết; đón bắt làn sóng chuyển dịch đầu tư ở khu vực, thu hút FDI chất lượng cao và ODA thế hệ mới; mở rộng thị trường cho du lịch, lao động…; tham mưu kịp thời các điều chỉnh chính sách, vấn đề mới nổi về công nghệ, tiêu chuẩn để có đối sách, qua đó bảo đảm an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ…

Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỷ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới; đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng của năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến ngày càng hấp dẫn với các đối tác, nhà đầu tư và du khách nước ngoài.

Bốn là, trước những biến động lớn trên thế giới, quốc phòng - an ninh - đối ngoại đã thực sự hình thành thế chân kiềng góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Ngoại giao đã cùng các lực lượng duy trì đường biên giới hòa bình, ổn định, biển đảo, an ninh quốc gia, đạt nhiều tiến triển quan trọng trong đàm phán với các nước, xử lý hài hòa các vấn đề còn tồn tại, thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982…

Năm là, trên bình diện đa phương, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị thế, uy tín và có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng quốc tế. Trên các diễn đàn quốc tế như ASEAN, AIPA, Liên hợp quốc, APEC, Tiểu vùng Mekong, G20, G7, BRICS, Phong trào Không liên kết, Pháp ngữ, OECD, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là bên đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào những ý tưởng, sáng kiến được nhiều nước đón nhận và hưởng ứng. Tại các tổ chức mà ta đang đảm nhiệm các trọng trách như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và 6/7 cơ chế điều hành quan trọng của UNESCO, Việt Nam đã phát huy hình ảnh và tiếng nói có trách nhiệm với cách tiếp cận toàn diện, tổng thể, hài hòa. Cùng với đó là sự đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong các vấn đề chung toàn cầu như chống biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng…

Sáu là, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao từ sự cộng hưởng hiệu quả của các mảng công tác đối ngoại như thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân. Ngoại giao đã góp phần vận động thành công UNESCO ghi danh thêm 6 danh hiệu/di sản, nâng tổng số danh hiệu UNESCO lên 71, tạo một nguồn lực mới cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện tốt chính sách chăm lo của Đảng và Nhà nước với gần 6 triệu đồng bào, huy động nguồn lực cho phát triển với hàng nghìn dự án đầu tư và hàng chục tỷ USD kiều hối. Bảo hộ công dân tích cực bảo vệ an ninh, an toàn, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, doanh nghiệp Việt Nam, nhất là tại các vùng chiến sự, thiên tai, mất ổn định. Thông tin đối ngoại quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Champasak Alunxay Sunalat
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Champasak Alunxay Sunalat

*Phóng viên: Với những đóng góp cụ thể và thiết thực tại các cơ chế đa phương ở khu vực và quốc tế trong những năm qua, ta có thể tự tin nói rằng vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao; uy tín, mức độ tin cậy chính trị ngày càng được củng cố. Theo ông, đối ngoại đa phương ở các tầng nấc cần đẩy mạnh hơn nữa ở khía cạnh nào để góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước?

*Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương là chủ trương xuyên suốt và là định hướng chiến lược quan trọng của chúng ta. Các thể chế và diễn đàn đa phương có tiếng nói, vai trò quan trọng đối với nhiều vấn đề an ninh, phát triển của khu vực và thế giới liên quan đến Việt Nam. Trong môi trường an ninh và phát triển đang chuyển biến rất nhanh, sâu sắc như hiện nay, tất cả các nước lớn nhỏ đều đứng trước nhu cầu tăng cường hợp tác, liên kết để cùng giải quyết các vấn đề chung cấp bách. Trên tinh thần đó, chúng ta đã chuyển từ chủ trương “tham gia, tham dự” sang phát huy vai trò “thành viên tích cực, có trách nhiệm”, khởi xướng, dẫn dắt nhiều sáng kiến, ý tưởng hợp tác và chủ động tham gia xây dựng, định hình quản trị toàn cầu, khuôn khổ và luật lệ trên nhiều lĩnh vực.

Với nhiều cách làm mới, đối ngoại đa phương trong năm 2024 đã để lại những dấu ấn nổi bật trên nhiều diễn đàn khu vực và toàn cầu quan trọng như ASEAN, Liên hợp quốc, Tiểu vùng Mekong, APEC, G20, G7, BRICS, AIPA, Phong trào Không liên kết, Pháp ngữ, OECD… Trong khu vực, chúng ta đã tổ chức thành công Diễn đàn Tương lai (ASEAN) lần thứ nhất, là nhân tố quan trọng trong củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN và định hướng chiến lược trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045; tạo dựng tiếng nói chung, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế hợp tác Mekong, góp phần cùng các đối tác thúc đẩy phát triển bền vững và thịnh vượng ở tiểu vùng.

Ở tầm toàn cầu, Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm thành công cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, 6/7 cơ chế điều hành then chốt của UNESCO. Bên cạnh đó, ta đã tích cực xây dựng, định hình các tiến trình toàn cầu quan trọng như Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Thỏa thuận toàn cầu về Rác thải nhựa, Ban cố vấn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng…; đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong các vấn đề chung như chống biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình ở châu Phi, chống tội phạm mạng…

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao năng lực, vai trò và những đóng góp thiết thực, trách nhiệm của Việt Nam trong các vấn đề chung như Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nhắc đến trong trao đổi với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bên lề Hội nghị Cấp cao G20 tại Brazil là “một hình mẫu của hòa bình và phát triển bền vững”. Với thế và lực mới của đất nước, Việt Nam có điều kiện cũng như được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn với tư cách là thành viên trong cộng đồng quốc tế. Thế và lực mới của đất nước cho phép chúng ta trong giai đoạn mới không chỉ tham gia xây dựng, định hình các thể chế đa phương, tham gia vào các sáng kiến của các nước mà còn có thể phát huy vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong những vấn đề và cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với lợi ích của ta.

Năm 2025 là năm quan trọng, có nhiều dấu mốc lớn trong đối ngoại đa phương như 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, 80 năm thành lập Liên hợp quốc. Tiếp đà đóng góp của Việt Nam cho các vấn đề chung của thế giới, công tác đối ngoại đa phương sẽ tập trung vào việc chuẩn bị, tổ chức tốt các sự kiện Việt Nam đăng cai như Diễn đàn Tương lai ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu lần thứ 4 (P4G), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD); tiếp tục đảm nhận thành công các trọng trách, nhiệm vụ trong các tổ chức, diễn đàn đa phương như ASEAN, Tiểu vùng Mekong, APEC, các cơ chế của Liên hợp quốc, trong đó có các cơ chế của UNESCO và Hội đồng chấp hành UN Women (2025-2027).

Đồng thời Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm vai trò thành viên tích cực và có trách nhiệm tại các tổ chức, cơ quan đa phương và tiếp tục ứng cử vào các vị trí phù hợp với ưu tiên, lợi ích của ta, như việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026 – 2028, lần đầu tiên có ứng cử viên cho vị trí Thẩm phán Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026 – 2035… Việt Nam cũng sẽ đóng góp tích cực, trách nhiệm hơn vào các vấn đề chung, đặc biệt là ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng, thúc đẩy các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs); tham gia sâu hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cứu hộ cứu nạn, viện trợ nhân đạo...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

*Phóng viên: Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về vai trò và những đóng góp cụ thể của ngoại giao kinh tế nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra là năm 2025 đất nước ta là nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp? Theo ông, ngoại giao kinh tế phải làm gì để đạt được những mục tiêu vào năm 2030 khi kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng “là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao”?

*Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Ngoại giao kinh tế đã trở thành một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của ngoại giao và nội dung kinh tế đã trở thành một trọng tâm trong các hoạt động đối ngoại các cấp, các ngành với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp và địa phương làm trung tâm phục vụ. Các hoạt động ngoại giao kinh tế và kinh tế đối ngoại đã thực sự tạo động lực cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn sau COVID-19 đến nay.

Nếu nhìn lại bài học của các nước đi trước, của các “con rồng, con hổ” châu Á thì trong kỷ nguyên vươn mình, trọng tâm của ngoại giao kinh tế là làm thế nào đưa đất nước vào vị thế tối ưu trong các xu hướng, trào lưu phát triển chính của thế giới, qua đó mở rộng không gian phát triển và kiến tạo những cơ hội mới cho các đột phá chiến lược của đất nước.

Thế giới đang đứng trước nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và khó dự báo, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia tận dụng các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, khoa học công nghệ… để bứt phá. Trong nước, với thế và lực mới sau gần 40 năm đổi mới và trước những yêu cầu cấp bách của thời đại, có thể nói đây là thời điểm “hội tụ” để đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới như Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu gần đây. Để tận dụng tốt những thời cơ này, chúng cần nhận thức sâu sắc rằng để đi vào kỷ nguyên mới, công tác ngoại giao kinh tế cần tiếp tục phát huy vai trò phục vụ doanh nghiệp, người dân và địa phương trên tinh thần hiệu quả hơn, sâu hơn, thực chất hơn, tư duy nhạy bén, sáng tạo hơn.

Để làm được điều đó, một mặt ngoại giao kinh tế sẽ phải tiếp tục tận dụng tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống như xuất khẩu, đầu tư, du lịch… Theo đó khai thác tối đa lợi ích của các hiệp định thương mại, đầu tư hiện có, nhất là những thị trường, lĩnh vực còn chưa được khai thác; khai mở các nguồn đầu tư, tài chính mới, nhất là những nguồn lực từ các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư lớn; giải quyết những dự án lớn tồn đọng, từ đó tạo đòn bẩy thu hút dự án mới; tiếp tục rà soát, đôn đốc triển khai các cam kết thỏa thuận quốc tế; cụ thể hóa các khuôn khổ quan hệ vừa được nâng tầm thành các chương trình, dự án hợp tác kinh tế thiết thực, hiệu quả.

Mặt khác, để tạo đột phá thì cần phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, đột phá vào những lĩnh vực mới như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh và chỉ đạo. Do đó trọng tâm của ngoại giao kinh tế thời gian qua và tới đây sẽ là nhận diện và tranh thủ cơ hội từ những xu hướng mới đang định hình kinh tế thế giới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng; tạo lập được sự hợp tác sâu rộng với các trung tâm đổi mới sáng tạo của thế giới, bao gồm cả các quốc gia và doanh nghiệp, trong các lĩnh vực mang tính đột phá như công nghệ cao, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, lượng tử. Các thỏa thuận hợp tác với Nvidia và các tập đoàn công nghệ số gần đây là một ví dụ; xác lập vị thế trong chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất đang định hình, biến Việt Nam thành một mắt xích bền vững, có vị trí ngày càng cao; thúc đẩy các hoạt động ngoại giao chuyên sâu, chuyên ngành như ngoại giao công nghệ, ngoại giao khí hậu, ngoại giao nông nghiệp, ngoại giao hạ tầng, ngoại giao kinh tế số…

*Phóng viên: Là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng lớn mạnh, gắn kết, vị thế của người Việt ở nước ngoài cũng được nâng cao và không ngừng có những đóng góp cho đất nước trên nhiều phương diện. Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, làm thế nào để chúng ta có thể huy động nguồn lực của kiều bào để cùng xây dựng đất nước?

*Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Cộng đồng gần 6 triệu người Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ luôn là bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Chính sách nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là quan tâm, chăm lo cho bà con ổn định cuộc sống, hội nhập với sở tại, có địa vị kinh tế và pháp lý ổn định, gắn kết kiều bào, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho kiều bào đóng góp vào sự phát triển của quê hương.

Chúng ta luôn trân trọng tinh thần hướng về quê hương và những đóng góp của kiều bào cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguồn đầu tư, kiều hối, tri thức của kiều bào thực sự là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước (với 421 dự án FDI và tổng vốn đăng ký 1,72 tỷ USD tại 42/63 tỉnh, thành; nguồn kiều hối dự báo đạt 16 tỷ USD năm 2024). Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng đóng góp vào sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, giáo dục, y tế và các hoạt động thiện nguyện ở Việt Nam.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc và đánh giá cao vai trò của kiều bào trong sự phát triển đất nước. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, việc phát huy sức mạnh của cộng đồng người Việt ở nước ngoài càng trở nên quan trọng. Đẩy mạnh vận động người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật trong nước; triển khai các biện pháp tổng thể, lâu dài để chăm lo, phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Để huy động tiềm lực kinh tế và nguồn lực tri thức của kiều bào, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều chủ trương và chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính để kiều bào dễ dàng về nước sinh sống, đầu tư và kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kết nối cộng đồng; bồi dưỡng, hỗ trợ phát triển nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài, giảng dạy tiếng Việt và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó tập trung vào thế hệ trẻ; khuyến khích và áp dụng vào thực tiễn các sáng kiến và đề xuất từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Cùng với đó, các văn bản pháp luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Căn cước công dân cũng ngày càng được hoàn thiện, tạo môi trường thuận lợi cho kiều bào về sinh sống, làm việc và đầu tư tại Việt Nam.

Với những chính sách đột phá và môi trường thuận lợi, tôi tin chắc chắn rằng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục phát huy tối đa tiềm năng, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

*Phóng viên: Xin ông chia sẻ một vài suy nghĩ về đối ngoại - ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc?

*Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Như lời Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói, đất nước ta đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới. Việc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình là phù hợp với xu thế của thời đại và thực tiễn, kinh nghiệm của các nước đi trước. Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh để một quốc gia vươn lên trong nền chính trị, kinh tế và văn minh thế giới đòi hỏi có sự bứt phá mạnh mẽ, tạo sự thay đổi căn bản về chất.

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu có sự tham gia của tất cả các ngành, lĩnh vực, lực lượng, của cả hệ thống chính trị và của toàn thể dân tộc. Bài học của các quốc gia đi trước cho thấy trong quá trình đó, đối ngoại đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự vươn mình của đất nước.

Một là, trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau như ngày nay, sự ổn định và phát triển của các quốc gia đều không thể tách rời môi trường khu vực và quốc tế bên ngoài. Yếu tố bảo đảm cho sự vươn lên của dân tộc là môi trường chiến lược hòa bình, hữu nghị, hợp tác thuận lợi cho phát triển. Do đó nhiệm vụ của đối ngoại là làm thế nào củng cố, giữ vững cục diện này vững vàng trước các biến động, tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Hai là, đối ngoại có thể đóng vai trò kiến tạo, động lực, mở ra các cơ hội mới cho đất nước vươn mình. Trong đó đối ngoại đóng vai trò kết nối nội lực với ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá. Đó là các nguồn lực về thương mại, đầu tư, ODA, là các xu thế phát triển và liên kết kinh tế, là trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm, dựa trên luật pháp quốc tế, là sức mạnh của kỷ nguyên cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa...

Ba là, thế và lực mới của đất nước về kinh tế, an ninh, quốc phòng và đối ngoại trong thời kỳ mới đặt ra yêu cầu về tâm thế và vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam có khả năng, điều kiện tham gia nhiều hơn nhưng cũng được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển và giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, góp phần xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế.

Bốn là, tầm vóc lịch sử và văn hóa, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc phát huy “sức mạnh mềm” của dân tộc, lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh Việt Nam độc lập, tự chủ, hòa hiếu, hợp tác, hữu nghị, phát triển. Đó là sức mạnh tổng hợp của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, là đường lối đối ngoại hòa bình, xử lý các vấn đề quốc tế hài hòa, có lý, có tình, tôn trọng luật pháp quốc tế, là sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.

Cuối cùng, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi cần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Theo đó sắp xếp tổ chức bộ máy làm công tác đối ngoại tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả song hành với các cơ chế, chính sách thuận lợi cho công tác đối ngoại; xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại, ngoại giao không chỉ có trình độ, năng lực lẫn bản lĩnh chính trị mà còn phải dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám tiên phong, đột phá, có kỹ năng và trình độ ngang tầm quốc tế.

*Phóng viên: Năm 2025, chúng ta sẽ kỷ niệm một loạt các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngành Ngoại giao sẽ kỷ niệm 80 năm thành lập ngành như thế nào?

*Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Năm 2025 là năm quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đối với dân tộc ta, là năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 năm thành lập nước và 50 năm thống nhất đất nước, năm nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, đồng thời cũng là năm bản lề bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Trong không khí phấn khởi đó, Bộ Ngoại giao sẽ kỷ niệm 80 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025). Ngành Ngoại giao Việt Nam rất vinh dự và tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, nhà ngoại giao kiệt xuất trực tiếp đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự dìu dắt trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam luôn phát huy truyền thống vẻ vang, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Đối với toàn ngành Ngoại giao, đây sẽ là một dịp hết sức đặc biệt để các thế hệ cán bộ ngoại giao cùng nhìn lại chẳng đường 80 năm vẻ vang với những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước. Các hoạt động kỷ niệm sẽ là cơ hội để tôn vinh, tri ân những cống hiến của các thế cán bộ ngoại giao đi trước, tăng cường giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng và khởi dậy niềm tự hào cho các thế hệ cán bộ ngoại giao kế cận. Đồng thời đây cũng là dịp để phát huy truyền thống vẻ vang 80 năm của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, hướng tới xây dựng nền đối ngoại - ngoại giao vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm thành lập ngành trải dài trong cả năm 2025, trong đó có Lễ kỷ niệm với sự tham dự của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương; các cuộc gặp mặt với các thế hệ cán bộ ngoại giao, Trưởng các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế; các cuộc triển lãm và hội thảo khoa học, các buổi tọa đàm, nói chuyện, các ấn phẩm về lịch sử, truyền thống, công tác của ngành cùng các hoạt động kỷ niệm phong phú, đa dạng của các cơ quan đại diện Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.

*Phóng viên: Nhìn lại gần 40 năm làm việc trong ngành Ngoại giao, đâu là những kỷ niệm ông cảm thấy đáng nhớ nhất?

*Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Là những cán bộ làm công tác đối ngoại, có lẽ những kỷ niệm sâu sắc nhất cũng là những điều đáng tự hào nhất là trong tiếp xúc, gặp bạn bè quốc tế, chúng tôi được nghe những đánh giá tích cực, sự ngưỡng mộ và khâm phục đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Có thể nói câu chuyện Việt Nam đã truyền cảm hứng cho cộng đồng quốc tế về sự một đất nước vươn lên từ một vùng đất chưa có tên trên bản đồ thế giới, từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị bao vây cấm vận, trở thành biểu tượng hòa bình, hữu nghị, phát triển năng động và đóng vai trò tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Trong nhiều thập kỷ đã đi qua, Việt Nam được xem là một biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc, là hiện thân của một đất nước anh dũng, kiên cường. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao ta đến các nước, lãnh đạo và bạn bè quốc tế còn nhắc mãi đến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam, cho đó là “lương tri” của thời đại và còn nguyên giá trị cho thế giới ngày nay.

Tiếp nối niềm tự hào đó, Việt Nam còn được đánh giá cao từ một góc độ của một quốc gia đang vươn lên mạnh mẽ, phát triển năng động và đóng góp tích cực, trách nhiệm vào các vấn đề chung của thế giới. Việt Nam đã trở thành một hình mẫu thành công trong phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm trong khi bảo đảm công bằng, tiến bộ về xã hội. Vì lý do đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong nhiều cuộc tiếp xúc đã nhắc đến Việt Nam như một “hình mẫu của hòa bình và phát triển bền vững”.

Những cán bộ làm công tác đối ngoại cảm thấy rất tự hào, tự tin khi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa của ta đã góp phần bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc, đồng thời được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Không phải ngẫu nhiên mà dư luận quốc tế mong muốn tìm hiểu tại sao Việt Nam có thể duy trì quan hệ cân bằng, hài hòa, tích cực với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống trong bối cảnh quốc tế đầy biến động.

*Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn!

PV
Bình luận

Các tin khác

Thủ tướng: Thi đua-khen thưởng phải tạo động lực, truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng: Thi đua-khen thưởng phải tạo động lực, truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng.
Petrovietnam - Vinachem: Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao

Petrovietnam - Vinachem: Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao

Tiếp tục hiện thực hóa sứ mệnh và tầm nhìn mới là trung tâm của công nghiệp, dịch vụ và trụ cột năng lượng quốc gia – góp phần phát triển bền vững, đổi mới công nghệ, đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam; với vai trò dẫn dắt, tạo dựng sự hợp tác, liên kết chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp lớn, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam(Petrovietnam) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), với mục tiêu phát huy những lợi thế và nguồn lực hiện có của 2 tập đoàn, mở ra cơ hội cùng bứt phá.
Mốc son mới – Tầm nhìn mới cho chặng đường phát triển bền vững

Mốc son mới – Tầm nhìn mới cho chặng đường phát triển bền vững

Với quyết tâm mạnh mẽ “đổi mới từ cốt lõi”, hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai, Petrovietnam đã chính thức mang định danh mới là Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Huyện Yên Lạc đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ

Huyện Yên Lạc đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ

(SK&MT) - Sáng 8/4, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) tổ chức lễ đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Đặng Xuân Phong; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Bùi Huy Vĩnh; Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh đã tới dự.
Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm

(SK&MT) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế.
TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

(SK&MT) - Tạp chí Sức khỏe và Môi trường trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Phát triển hệ thống y tế trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Phát triển hệ thống y tế trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

(SK&MT) - Đối với ngành Y tế, câu hỏi rất quan trọng đặt ra lúc này là hệ thống y tế có vai trò và đóng góp như thế nào trong kỷ nguyên phát triển vượt bậc của dân tộc Việt Nam.
Hội Báo xuân Vĩnh Phúc năm 2025: "Vĩnh Phúc đổi mới và phát triển"

Hội Báo xuân Vĩnh Phúc năm 2025: "Vĩnh Phúc đổi mới và phát triển"

(SK&MT) - Sáng ngày 7/2/2025 tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội Báo xuân và triển lãm mỹ thuật năm 2025 với chủ đề "Vĩnh Phúc đổi mới và phát triển". Dự Hội nghị có lãnh đạo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đại diện các sở, ngành, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, và đông đảo các cơ quan báo chí trung ương, địa phương.
Công an nhân dân gương mẫu, đi đầu thực hiện các chủ trương của Đảng, góp phần cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Công an nhân dân gương mẫu, đi đầu thực hiện các chủ trương của Đảng, góp phần cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới

(SK&MT) - Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Đại tướng Lương Tam Quang Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, đã có bài viết "Công an nhân dân gương mẫu, đi đầu thực hiện các chủ trương của Đảng, góp phần cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới". Tạp chí Sức khỏe và Môi trường trân trọng giới thiệu bài viết.
Xem thêm

Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

(SK&MT) - Khi thực hiện Chuyên đề “Môi trường và sức khỏe vì cộng đồng”, Tạp chí Sức khỏe và Môi trường nhận được phản ánh về việc dù chưa có quyết định công nhận là Trưởng Ban Quản trị (BQT) Chung cư Lux Garden (ĐC: 370 Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận,
Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

(SK&MT) - Sáng 13/5, Cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện, bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn không có nguồn gốc xuất xứ.
Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

(SK&MT) - Ngày 27/3, tại Nông trường Sông Hậu thuộc xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ đã diễn ra lễ ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu.
Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

(SK&MT) - Với định hướng chiến lược dài hạn, Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc đang không ngừng đầu tư toàn diện vào cơ sở vật chất hiện đại, mở rộng các chương trình đào tạo chuyên sâu ở các môn Toán, Văn, Anh và bậc THCS - THPT. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng triển khai chính sách hỗ trợ học phí ưu việt, chung tay cùng ngành giáo dục xây dựng môi trường giáo dục toàn diện, chất lượng cao theo phương châm “Trao tri thức - Nhận tương lai”.
Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(SK&MT) - Ngày 26/4, UBND xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ tổ chức lễ khánh thành cầu giao thông nông thôn thuộc kênh M, ấp 8.
canh bao hanh vi gia danh can bo thue co quan thue de lua dao
phong ngua chay no trong dip tet nguyen dan
ban tin tong hop so 8 thang 11 cua tap chi suc khoe moi truong
ha noi qha dong moi truong song cua nguoi dan khong duoc dam bao boi nhung cong trinh vi pham ttxd
giai phap giam thieu dot ngoai troi su dung thuoc bao ve thuc vat trong nong nghiep co hoi tu gahp
nganh thep huong toi tieu hao nguyen lieu thap
chinh thuc thong cau phao tam thay the cau phong chau phu tho
cach xu ly ve sinh moi truong sau mua bao lut
ta p chi suc khoe moi truong chia se kho khan voi dong bao chiu thiet hai do con bao yagi
Về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay

Về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay

(SK&MT) - Trước những thông tin lan truyền về tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trở lại ở một số nước, Bộ Y tế đã có thông tin chính thức và cụ thể về vấn đề này, đồng thời chỉ đạo việc phòng chống dịch trong thời gian tới.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong trường học

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong trường học

(SK&MT) - Chiều 14/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới thăm, động viên ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, nói chuyện với thầy trò các Trường Trung học Phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam, Trường Trung học Cơ sở Cầu Giấ
Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO nhiệm kỳ 2025-2026

Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO nhiệm kỳ 2025-2026

(SK&MT) - Từ ngày 5 đến 8/52025, Phiên họp lần thứ 247/248 của Ủy ban Kỹ thuật Thường trực (PTC) đã diễn ra tại Trụ sở Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) ở Brussels, Vương quốc Bỉ.
Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 đón dòng dầu thương mại đầu tiên: Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp-Năng lượng Việt Nam

Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 đón dòng dầu thương mại đầu tiên: Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp-Năng lượng Việt Nam

(SK&MT) - Vào lúc 18 giờ 50 phút ngày 7/5, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày - về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh.
Đặt vé liền tay bay quốc tế, nhận ngay đến 40kg hành lý ký gửi miễn phí cùng Vietjet!

Đặt vé liền tay bay quốc tế, nhận ngay đến 40kg hành lý ký gửi miễn phí cùng Vietjet!

(SK&MT) - Chào hè rực rỡ, Vietjet dành tặng người dân và du khách đại tiệc khuyến mãi với triệu vé bay Eco bay quốc tế chỉ từ 0 đồng (*) và miễn phí hành lý ký gửi tới 40kg (**).
Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan

Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan

(SK&MT) - Sự kiện diễn ra trang trọng với sự tham dự của Tổng Bí thư Tô Lâm trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tại Cộng hòa Kazakhstan.
Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

(SK&MT) - Sáng 5/5, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã
Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế bằng chất lượng vượt trội

Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế bằng chất lượng vượt trội

(SK&MT) - Với nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam kết hợp cùng hệ thống dây chuyền đồng bộ, hiện đại với công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn mang đến những sản phẩm chất lượng cao làm hài lòng mọi yêu cầu của khách hàng trong nước
Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

(SK&MT) - Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort
Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

(SK&MT) - CDC Trung Quốc nêu rõ bệnh do virus gây viêm phổi trên người (hMPV), một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, vẫn duy trì ở mức cao.
Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

(SK&MT) - Ngày 29/11, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã lên tiếng cảnh báo về tỷ lệ nhiễm HIV mới đáng báo động ở trẻ em gái và phụ nữ trẻ, nhấn mạnh rằng nhóm đối tượng này đang thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ phòng ngừa và điều trị.
WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

(SK&MT) - Theo WHO, chưa có bằng chứng về tình trạng lây nhiễm từ người sang người, song cần điều tra kỹ lưỡng mỗi ca bệnh và cần nỗ lực để giảm nguy cơ lây nhiễm giữa động vật sang loài mới cũng như con người.
Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Trong những năm gần đây, nha khoa đang dần trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày khi người ta nhận thấy răng không chỉ là biểu tượng sức khỏe mà còn là cửa sổ đến sự tự tin và hạnh phúc. Trong bối cảnh đó, bác sĩ Nguyễn Hải Đăng đã trở t
Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

(SK&MT) - Gần đây, một số thông tin như “phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo”, hay “bóc phốt phòng khám Cao Kim” liên tục xuất hiện trên mạng xã hội, khiến không ít khách hàng hoang mang. Sự thật ra sao?
Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Phòng khám thẩm mỹ Cao Kim, một trong những tên tuổi được biết đến rộng rãi trong ngành làm đẹp, không chỉ khẳng định được vị thế của mình mà còn khiến nhiều khách hàng phải ngạc nhiên với những bí mật thú vị đằng sau tên tuổi ấy. Vậy Cao Kim có gì đặc bi
Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J:  Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

(SK&MT) - Có thể nói phương pháp treo sa trễ ngực sẹo chữ J giống như một “phép màu”, giúp tái tạo lại vòng một căng tròn và săn chắc cho chị em phụ nữ nhưng không phải bác sĩ nào cũng thực hiện được.
Đổi mới mô hình phát triển: Cần thu hút người tài, tăng đặt hàng nghiên cứu

Đổi mới mô hình phát triển: Cần thu hút người tài, tăng đặt hàng nghiên cứu

(SK&MT) - Nếu tận dụng tốt các cơ hội hiện có, cũng như các tri thức khoa học, mục tiêu lọt vào top 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh khoa học công nghệ hàng đầu đối với Việt Nam là hoàn toàn khả thi.
Tháo gỡ các điểm nghẽn trong ứng dụng khoa học công nghệ lĩnh vực Nông nghiệp, Môi trường

Tháo gỡ các điểm nghẽn trong ứng dụng khoa học công nghệ lĩnh vực Nông nghiệp, Môi trường

(SK&MT) - Nghị quyết 57-NQ/TW, yêu cầu đổi mới tư duy, đặt nền tảng cho hệ thống chính sách và chương trình hành động trong toàn ngành Nông nghiệp và Môi trường nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh, nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và phát triển nông nghiệp
Phát huy trí tuệ và tâm huyết trí thức khoa học công nghệ trong thực hiện Nghị quyết 57

Phát huy trí tuệ và tâm huyết trí thức khoa học công nghệ trong thực hiện Nghị quyết 57

Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển
Hội nghị nữ Khoa học toàn quốc lần thứ IV - Đổi mới, sáng tạo vì môi trường và sức khỏe cộng đồng

Hội nghị nữ Khoa học toàn quốc lần thứ IV - Đổi mới, sáng tạo vì môi trường và sức khỏe cộng đồng

(SK&MT) - Hội nghị chính thức diễn ra tại Huế ngày 4/4/2025, với nhiều vấn đề được đặt ra và thảo luận chuyên sâu, góp phần giải quyết những thách thức trong lĩnh vực môi trường và sức khỏe, đặc biệt ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Nổi bật

Về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay

Về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay

(SK&MT) - Trước những thông tin lan truyền về tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trở lại ở một số nước, Bộ Y tế đã có thông tin chính thức và cụ thể về vấn đề này, đồng thời chỉ đạo việc phòng chống dịch trong thời gian tới.
Những ghi nhận về bệnh giun rồng tại Việt Nam

Những ghi nhận về bệnh giun rồng tại Việt Nam

(SK&MT) - Hiện tại chưa có phương pháp xét nghiệm để biết bệnh nhân có bị mắc giun rồng hay không trước khi các triệu chứng xuất hiện, chỉ khi giun chui ra thì mới biết là bị bệnh.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong trường học

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong trường học

(SK&MT) - Chiều 14/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới thăm, động viên ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, nói chuyện với thầy trò các Trường Trung học Phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam, Trường Trung học Cơ sở Cầu Giấ
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức “Ngày Dinh Dưỡng Cộng Đồng Việt Nam” lần 4 tại TP. Hồ Chí Minh

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức “Ngày Dinh Dưỡng Cộng Đồng Việt Nam” lần 4 tại TP. Hồ Chí Minh

(SK&MT) - TP. Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 5 năm 2025 – Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, tiếp tục phối hợp cùng Báo Sức khỏe & Đời sống, Cơ quan Ngôn luận của Bộ Y Tế, tổ chức “Ngày Dinh Dưỡng Cộng Đồng Việt Nam”
Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO nhiệm kỳ 2025-2026

Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO nhiệm kỳ 2025-2026

(SK&MT) - Từ ngày 5 đến 8/52025, Phiên họp lần thứ 247/248 của Ủy ban Kỹ thuật Thường trực (PTC) đã diễn ra tại Trụ sở Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) ở Brussels, Vương quốc Bỉ.
Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Dự kiến sẽ có khoảng 60 bệnh nhân được thăm khám trong Chương trình phẫu thuật từ thiện, các bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe sẽ được phẫu thuật trong đợt 1 này.
TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

(SK&MT) - Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung trọng tâm trong cải cách hành chính, vừa có ý nghĩa trong tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước, vừa tạo cơ hội cho hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế – xã hội.
Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

(SK&MT) - Bệnh viện C Thái Nguyên là một trong những bệnh viện uy tín cung cấp các dịch vụ Đa khoa khu vực Thái Nguyên. Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua 32 năm phát triển và trưởng thành, Bệnh viện không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô cũng như làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

(SKMT) - Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (tiền thân là Viện Điều dưỡng Khu tự trị Việt Bắc) được thành lập ngày 12/10/1955. Qua hơn sáu thập kỷ xây dựng và phát triển, với sự đổi mới về cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nay đã trở thành một bệnh viện lớn của tỉnh.
Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

(SK&MT) - Là bệnh viện công lập Hạng 3 tại tỉnh Thái Nguyên, TTYT thị xã Phổ Yên luôn đảm bảo chuyên môn và hạ tầng để đảm nhận chức năng thăm khám tại địa phương. Đồng thời, liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đạt các tiêu chí Trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã, để người dân luôn an tâm khi tới đây khám và điều trị.
Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Ngay từ ngày đầu thành lập (31/12/1965), Bệnh viện A Thái Nguyên luôn định hướng rõ sứ mệnh là chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn và phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày đó. Trong chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy thuốc của bệnh viện đã luôn nỗ lực rèn luyện, cống hiến hết mình cho sứ mệnh cao cả ấy, làm nên thành tích chung của ngành Y tế Thái Nguyên, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ (TTYT huyện Đồng Hỷ) là bệnh viện công lập hạng III trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, TTYT huyện Đồng Hỷ đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt vai trò phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng và thực hiện tốt tiêu chí cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

(SK&MT) - Nằm ở một huyện vùng núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, thế nhưng trong những năm qua, tập thể cán bộ, thầy thuốc, y bác sĩ tại Trung tâm Y tế Chợ Đồn luôn phát huy tinh thần vượt khó, đoàn kết một lòng, từng bước xây dựng đơn vị ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác khám chữa bệnh của người dân đồng bào dân tộc miền núi tại địa phương.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

(SK&MT) - Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến để triển khai nhiều kỹ thuật mới trong công tác chuyên môn, điều này đã giúp người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương mà không phải di chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.
Giao diện di động