Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 3: Ba Chúc - đang vươn mình phát triển
Cách đây nửa thế kỷ, trong khi các địa phương trên cả nước hân hoan đón niềm vui đại thắng mùa xuân 1975 thì nhân dân Ba Chúc lại mang trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm. Đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương.
Ba Chúc đang vươn mình để phát triển
Chúng tôi trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất, thực sự thay da đổi thịt của huyện Tri Tôn. Ngôi làng từng chịu tang tóc nay hồi sinh mạnh mẽ với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những tuyến đường nối liền thôn xóm, bình quân thu nhập hàng năm của người Ba Chúc đạt trên 74 triệu đồng/năm.
![]() |
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tư (áo xanh) kể lại quá khư bi hùng Ba Chúc. |
Mở đầu câu chuyện về vùng đất biên giới đang vươn mình đổi thay, ông Nguyễn Văn Tư, Cựu chiến binh khóm An Hòa A, thị trấn Ba Chúc kể, giờ đây người dân đến Ba Chúc sẽ không còn phải khó khăn như trước, các dịch vụ ăn uống đều được mang đến tận nơi. Chỉ cần ngồi ở nhà, ở quán cà phê, muốn ăn gì, gọi điện là họ mang đến tận nơi. Còn di chuyển từ Ba Chúc đi An Giang hay về Cần Thơ, qua Hà Tiên, lên biên giới thì hệ thống đường bộ đã liên thông.
Là người sinh ra, lớn lên chứng kiến bao đổi thay ở đất Ba Chúc, ông Lê văn Mộng rưng rưng khi nhắc về những ngày đầu kiến thiết và so sánh sự thay đổi như hôm nay. Ông Mộng kể, gia đình có công với cách mạng, nhà có 2 người anh hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ biên giới Tây Nam. Ông Mộng tham gia kháng chiến bảo vệ biên giới, trở về là thương binh, sau hòa bình, rồi lập gia đình. Bằng ý chí và nghị lực vươn lên, giờ gia đình ông cuộc sống ổn và con cái đều có việc làm ổn định, gia cảnh không còn nghèo khó.
Anh Võ Văn Tuấn, Chủ tịch hội Nông dân thị trấn Ba Chúc liệt kê hàng loạt các mô hình kinh tế hiệu quả ở Ba Chúc để minh chứng đó là căn cơ giúp nhân dân Ba Chúc thoát khỏi đói nghèo. Trong đó, dấu ấn đậm nét nhất là chương trình hỗ trợ sinh kế bò thịt, bò sinh sản trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Chương trình này, mỗi hộ nhận được 2 con bò (1 con nái và 1 bò con), vừa đảm bảo hộ dân có việc làm, vừa an tâm chăm sóc bò để có thêm thu nhập.
Khoe với chúng tôi về cặp bò nhận cách nay 6 tháng nay, ông Chau Yêm, khóm An Bình, thị trấn Ba Chúc cho biết, bò cái chuẩn bị đẻ bò con. Giờ đã có đủ cỏ dự trữ cho bò ăn. Ông Chau Yêm, là một trong những hộ dân tộc có hoàn cảnh khó khăn của khóm An Bình, thị trấn Ba Chúc. Năm 2024, ông nhận hỗ trợ từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, tu sửa lại căn nhà khang trang, niềm vui nhân đôi sau khi nhận thêm cặp bò sinh sản. Không nén được cảm xúc, ông Yêm kể, đã sống ở Ba Chúc hơn nửa thế kỷ, gia cảnh đông người, ít đất nên cuộc sống còn bấp bênh, được địa phương hỗ trợ, nhiều năm qua gia đình đã vượt qua khó khăn để ổn định cuộc sống, giờ đây con cái học hành ổn định và chuẩn bị ra trường kiếm việc làm.
![]() |
Ông Chau Yêm phấn khởi bên nhà mới và cặp bò đang phát triển tốt. |
Người dân bàn nhau cùng phát triển kinh tế
Ông Lê Văn Hồng, Trưởng khóm An Bình, thị trấn Ba Chúc cho biết, An Bình là 1 trong 7 khóm của Ba Chúc và là khóm khó khăn nhất. Khóm có 769 hộ, còn 12 hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer, đến nay đều được hỗ trợ và thoát nghèo. Hầu hết nhân dân đều chí thú làm ăn, không còn tư tưởng trông chờ, ý lại vào các chính sách.
Theo chia sẻ của Phó chủ tịch UBND thị trấn Ba Chúc, Phan Bá Phước, trước đây địa phương hứng chịu tổn thất nặng nề trong những năm sau 1975, nhưng bằng tinh thần và nghị lực vượt khó, cả thị trấn Ba Chúc đòng lòng xóa nghèo. Giờ đây, 100% hộ dân Ba Chúc đã sử dụng nước sạch, điện lưới quốc gia, hệ thống đường giao thông, trường học, y tế đều đạt chuẩn. Hộ nghèo chỉ còn dưới 2%, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng trong những năm gần đây.
Ông Phan Bá Phước nói, từ vùng quê nghèo đói, giờ dân Ba Chúc thu nhập bình quân 74 triệu đồng/người/năm; thị trấn Ba Chúc xây dựng văn minh đô thị. Những công trình, kiến trúc, di tích, chứng tích điều được trùng tu, tôn tạo, là nơi giáo dục truyền thống lý tưởng nhất.
Hiện nay, Ba Chúc đang phát triển mạnh mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái. Những cánh đồng lúa mùa nổi trước kia giờ được thay thế bằng giống lúa chất lượng cao. Nhiều hộ dân còn phát triển mô hình nuôi bò, trồng cây ăn trái, mang lại thu nhập ổn định. “Ngày trước, dân Ba Chúc ai cũng nghèo, giờ thì mỗi nhà đều có ruộng lúa, có vườn cây, chuồng nuôi. Nỗi ám ảnh nghèo khó lùi xa rồi”, ông Lê Văn Mộng, 66 tuổi, nông dân Ba Chúc chia sẻ.
Nhờ gắn liền với lịch sử, Ba Chúc đang trở thành điểm đến du lịch tâm linh quan trọng. Khu di tích Nhà mồ Ba Chúc, nơi lưu giữ hài cốt của hơn 1.150 nạn nhân thảm sát, là nơi để người đời sau tưởng nhớ. Mỗi năm, hàng vạn du khách từ khắp nơi đến thắp nén nhang tưởng nhớ, tri ân. Chùa Phi Lai, chùa Tam Bửu – hai ngôi chùa từng là nơi nương náu của hàng trăm người dân trong trận thảm sát – nay cũng được trùng tu khang trang, trở thành điểm đến cho du khách hành hương. “Người dân chúng tôi luôn nhắc nhau sống tốt, làm ăn phát triển, để những người đã khuất không còn đau lòng”, ông Nguyễn Văn Tư xúc động nói.
Nhắc về thời Ba Chúc điêu tàn, ông Nguyễn Văn tư, Cựu chiến binh thị trấn Ba Chúc, người từng tham gia các cuộc khán chiến chống Mỹ, Pol Pot trên đất Ba Chúc và chọn Ba Chúc định cư chia sẻ: “Ba Chúc hôm nay không còn là làng quê xác xơ ngày nào. Những con đường nhựa chạy dài giữa cánh đồng, những ngôi nhà kiên cố mọc lên, những đứa trẻ tung tăng đến lớp tất cả cho thấy một vùng đất đang hồi sinh mãnh liệt”.
![]() |
Dấu ấn đậm nét nhất là chương trình hỗ trợ sinh kế bò thịt, bò sinh sản trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. |
Từ một địa danh gắn liền với đau thương, Ba Chúc nay là biểu tượng của sự kiên cường và trở thành một thị trấn năng động, một đô thị mang tính kết nối với các xã vùng biên của huyện Tri Tôn. Một thế hệ mới đang tiếp bước, không quên quá khứ nhưng cũng không để quá khứ níu chân. “Ba Chúc không còn khóc nữa, mà đang mỉm cười trên hành trình mới” ông Nguyễn Văn Tư khề khà nói bên Nhà mồ Ba Chúc khiến ai nghe cũng xúc động.
Trong kỳ cuối của tuyến bài, nhóm phóng viên chúng tôi sẽ quay trở lại vùng ven biển, nơi có hệ sinh thái phong phú, nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.
Các tin khác

Thông cáo báo chí ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương 11

Quân khu 9 chúc Tết Chôl Chnam Thmây tại Trà Vinh

Lễ hội Đền Đô năm 2025 sẽ có màn bắn pháo hoa nghệ thuật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Tây Ban Nha

Phát biểu của Tổng Bí thư tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Thủ tướng: Giữ vững độc lập, tự chủ, tránh đối đầu, đẩy mạnh đối thoại trong hội nhập

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây tại Cần Thơ

Cần Thơ khai mạc Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Khu sinh thái Sông Hậu Farm tất bật gói bánh chưng lớn nhất miền Tây

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Ngành y tế đã có những đổi mới hoạt động y tế, bắt nhịp được các chủ trương của Đảng, quyết sách của Nhà nước

Tập trung các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ cao tốc đi qua địa bàn Cần Thơ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Bắc Ninh: Khởi tố vụ án “Gây ô nhiễm môi trường”

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cuộc giải cứu nghẹt thở bé gái bị uy hiếp ở Bắc Ninh

Science Fair 2025 – Trải nghiệm bổ ích tại “Disneyland khoa học” của Amser

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo về dạy thêm, học thêm

Phú Thọ chỉ đạo về việc dạy thêm, học thêm mới nhất sau Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Trung cấp Thuận Thành - Địa chỉ tin cậy trong đào tạo và sát hạch lái xe
Nổi bật

Tập trung các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ cao tốc đi qua địa bàn Cần Thơ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Thanh Hóa: Xử lý nghiêm nhiều trường hợp hoạt động khám, chữa bệnh trá hình

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
