Những hành động thực sự để chống biến đổi khí hậu
Băng tan hậu quả của trái đất nóng lên, biểu hiện của biến đổi khí hậu |
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy con người đang gây ra biến đổi khí hậu, với những hậu quả nghiêm trọng đối với sự sống trên hành tinh chúng ta. Các chuyên gia bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nóng lên toàn cầu trong Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ nhất công nhận là một vấn đề nghiêm trọng vào năm 1979, một sự thay đổi hiện được sử dụng bằng thuật ngữ “biến đổi khí hậu” (BĐKH) phổ biến và rộng rãi hơn, được các nhà khoa học ưa thích để mô tả những thay đổi phức tạp hiện đang ảnh hưởng đến hệ thống thời tiết và khí hậu của hành tinh chúng ta. BĐKH bao gồm không chỉ nhiệt độ trung bình tăng mà còn các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, thay đổi quần thể và môi trường sống của động vật hoang dã, nước biển dâng và một loạt các tác động khác.
Hơn 200 quốc gia cộng với 27 thành viên của Liên minh Châu Âu đã ký Thỏa thuận Khí hậu Paris, một hiệp ước được thành lập vào năm 2015 để chống BĐKH trên quy mô toàn cầu. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), là cơ quan của Liên hợp quốc để đánh giá khoa học liên quan BĐKH, cơ quan tổng hợp sự đồng thuận khoa học về vấn đề này, đã đặt mục tiêu giữ cho nhiệt độ ấm lên dưới 2°C và phấn đấu ở mức giới hạn ấm lên thậm chí còn thấp hơn là 1,5 °C. Nhưng không có quốc gia nào tạo ra các chính sách sẽ giữ cho thế giới dưới 1,5 °C, theo những người theo dõi hành động khí hậu. Lượng khí thải hiện tại khiến thế giới đang trên đà nóng lên 2,8°C vào cuối thế kỷ này.
Giải quyết vấn đề BĐKH sẽ cần nhiều giải pháp, nhưng chắc chắn sẽ không có giải pháp gọi là thần kỳ nào. Tuy nhiên, gần như tất cả các giải pháp này đều tồn tại ngày nay. Chúng bao gồm từ những thay đổi khí hậu, thời tiết, tự nhiên trên toàn thế giới đến việc cung cấp điện cho chúng ta, cho đến việc bảo vệ rừng khỏi nạn phá rừng.
Công nghệ phát triển hứa hẹn làm giảm biến đổi khí hậu
Công nghệ tốt hơn sẽ giúp giảm lượng khí thải từ các hoạt động như sản xuất và hoạt động giao thông. Các nhà khoa học đang nghiên cứu các cách để sản xuất hydro một cách bền vững, hầu hết trong số đó hiện có nguồn gốc từ khí tự nhiên, để cung cấp cho pin nhiên liệu (pin nhiên liệu là một thiết bị sử dụng nguồn nhiên liệu, chẳng hạn như hydro và chất oxy hóa để tạo ra điện từ quá trình điện hóa), không phát thải cho hoạt động giao thông và ngành điện.
Năng lượng tái tạo đang phát triển ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam, sự kết hợp giữa gió, mặt trời, địa nhiệt và các nguồn tái tạo khác cung cấp 20% điện năng của các quốc gia. Năng lượng tái tạo là năng lượng được tạo ra từ các nguồn như mặt trời và gió được bổ sung một cách tự nhiên và không bị cạn kiệt. Năng lượng tái tạo có thể được sử dụng để phát điện, sưởi ấm và làm mát không gian và nước, và giao thông vận tải. Ngược lại, năng lượng không tái tạo đến từ các nguồn hữu hạn có thể được sử dụng hết, chẳng hạn như nhiên liệu hóa thạch như than đá và dầu mỏ.
Ở nước ta điện năng lượng tái tạo đang phát triển và chiếm tỷ lệ không nhỏ trong việc sản xuất điện trong nước, theo Bộ Công thương, điện tua bin khí đạt 1,88 tỷ kWh, chiếm 10,2%. Năng lượng tái tạo đạt 2,98 tỷ kWh, chiếm 16,2% (trong đó điện mặt trời đạt 1,70 tỷ kWh, điện gió đạt 1,21 tỷ kWh).
Những phát triển công nghệ mới hứa hẹn sẽ tạo ra những loại pin tốt hơn để lưu trữ năng lượng tái tạo đó, thiết kế một mạng lưới điện thông minh hơn và thu giữ carbon dioxide từ các nhà máy điện và lưu trữ dưới lòng đất hoặc biến nó thành các sản phẩm có giá trị như xăng dầu. Một số người cho rằng năng lượng hạt nhân, bất chấp những lo ngại về an toàn, sử dụng nước và chất thải độc hại…cũng được cho là một phần của giải pháp, bởi vì các nhà máy hạt nhân không gây ô nhiểm không khí trực tiếp khi vận hành. Theo các nhà khoa học Mỹ thì Nhà máy điện hạt nhân làm nóng nước để tạo ra hơi nước. Hơi nước được sử dụng để quay các tuabin lớn tạo ra điện. Các nhà máy điện hạt nhân sử dụng nhiệt sinh ra trong quá trình phân hạch hạt nhân để đun nóng nước.
Biến đổi khí hậu có tác động lớn đến môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người |
Chúng ta có nên chuyển sang “địa kỹ thuật”
Mặc dù việc ngăn chặn phát thải khí nhà kính mới là rất quan trọng, nhưng các nhà khoa học cho biết chúng ta cần tách carbon dioxide hiện có ra khỏi khí quyển, hút nó ra khỏi bầu trời một cách hiệu quả. Các nhà khoa học cho biết việc sử dụng công nghệ và thiên nhiên để loại bỏ CO2 khỏi khí quyển không chỉ khả thi mà còn là điều bắt buộc.
Kéo carbon ra khỏi khí quyển là một loại “Địa kỷ thuật” (là sự can thiệp quy mô lớn có chủ ý vào các hệ thống tự nhiên của Trái đất để chống lại biến đổi khí hậu), một ngành khoa học can thiệp vào các hệ thống tự nhiên của Trái đất và đó là một cách tiếp cận gây tranh cãi để chống biến đổi khí hậu. Có rất nhiều kỹ thuật “địa kỹ thuật” được đề xuất. Nói chung, chúng có thể được chia thành hai loại: Quản lý bức xạ mặt trời (SRM) hoặc Địa kỹ thuật năng lượng mặt trời; Loại bỏ khí nhà kính (GGR) hoặc Carbon Geoengineering. Các nghiên cứu cho thấy chúng ta không biết đủ về những nguy cơ tiềm ẩn của địa kỹ thuật để triển khai nó.
Khôi phục thiên nhiên để bảo vệ hành tinh
Trồng cây, phục hồi cỏ biển và tăng cường trồng rừng và sử dụng cây che phủ nông nghiệp có thể giúp làm sạch một lượng đáng kể carbon dioxide. Rừng nhiệt đới Amazon là một hồ chứa carbon quan trọng của Trái đất, nhưng một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 cho thấy nạn phá rừng và biến đổi khí hậu đang biến hồ chứa này thành một nguồn gây ô nhiễm. Khôi phục và bảo vệ thiên nhiên có thể cung cấp tới 37% giảm thiểu khí hậu cần thiết để đạt được các mục tiêu năm 2030 của Thỏa thuận Paris. Bảo vệ các hệ sinh thái này cũng có thể mang lại lợi ích cho đa dạng sinh học, mang lại lợi ích cho thiên nhiên.
Con người phải dần thích nghi với Biến đổi khí hậu
Các quốc gia trên khắp thế giới đã nhận ra rằng thích ứng cũng phải là một phần của ứng phó với BĐKH. Từ các vùng ven biển dễ bị lũ lụt đến các khu vực phải đối mặt với hạn hán và hỏa hoạn gia tăng, những dự án sáng kiến mới làn song sáng kiến mới tập trung vào việc tăng cường khả năng phục hồi tự nhiên. Bao gồm quản lý hoặc ngăn ngừa xói mòn đất đai, xây dựng lưới điện siêu nhỏ và các hệ thống năng lượng khác được xây dựng để chống lại sự gián đoạn và thiết kế các tòa nhà có tính đến mực nước biển dâng cao. Năm 2022, Đạo luật Giảm lạm phát đã được ký thành luật và là một khoản đầu tư lịch sử trong việc chống lại và thích ứng với BĐKH của các quốc gia trên thế giới.
Phát triển năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (nguồn: AFP). |
Có nhiều cách để thích ứng có thể được thực hiện trong việc ứng phó với BĐKH. Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã đề cập và miêu tả 228 phương pháp thích ứng khác nhau. Cách phân loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng ra các nhóm:
Chấp nhận tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xẩy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộng đồng rất nghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể).
Chia sẻ hậu quả. Thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư, quốc gia lớn. Bằng cách thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng hay thông qua bảo hiểm.
Làm thay đổi nguy cơ. Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập, mương, đê). Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của UNFCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác với các biện pháp thích ứng.
Ngăn ngừa các tác động. Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.
Thay đổi cách sử dụng. Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng. Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu du lịch, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên quốc gia.
Thay đổi, chuyển địa điểm. Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi, chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai.
Nghiên cứu. Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.
Giáo dục, tuyên truyền và khuyến khích thay đổi hành vi. Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi, thói quen. Những hoạt động đó trước đây ít được để ý đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng tăng lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng với BĐKH.
Sự thích ứng diễn ra ở cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế – xã hội. Sự sống của tất cả các loài động thực vật đều đã và đang thích ứng với khí hậu. Cũng tương tự như vậy trong các hệ thống kinh tế – xã hội. Tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội (ví dụ: nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên nước…) đều thích ứng ở một mức độ nhất định với BĐKH, và ngay cả sự thích ứng này cũng thay đổi để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH. Ví dụ, có sự thích ứng của các nông dân, của những người phục vụ nông dân và những người tiêu thụ nông sản, những nhà lập chính sách nông nghiệp, tóm lại là của tất cả các thành viên liên quan trong hệ thống nông nghiệp. Điều tương tự cũng diễn ra trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội khác. Mỗi lĩnh vực thích ứng trong tổng thể và cả trong từng phần cục bộ, đồng thời cũng thích ứng trong sự liên kết với các lĩnh vực khác. Thích ứng trong lĩnh vực kinh tế – xã hội nói chung được coi là dễ thực hiện hơn khi các hoạt động đầu tư có một chu trình sản phẩm ngắn. Ví dụ, vụ mùa ngũ cốc khác nhau có thể được gieo trồng hàng năm, trong khi các cây lấy gỗ lại đòi hỏi sự thay thế lâu dài hơn, còn rừng thì có một chu trình sống từ hàng thập kỷ đến hàng thế kỷ. Những sự đầu tư tập trung dài hạn và quy mô lớn (như đắp đập, các dự án tưới tiêu, bảo vệ vùng ven biển, cầu, và hệ thống thoát nước mùa bão) có thể đòi hỏi chi phí thích ứng sau khi xây dựng tốn kém hơn nhiều so với nếu được quan tâm tính đến trong giai đoạn đầu khi mới quyết định đầu tư. Vì thế thích ứng dài hạn là một quá trình liên tục liên quan tới hệ sinh thái và các hệ thống kinh tế – xã hội ở mức độ tổng quát
Ở nước ta, Bộ TN&MT xác định 3 nhóm giải pháp cần ưu tiên hàng đầu để ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới như: Nâng cao năng lực dự báo, giám sát khí hậu. Những tiến bộ về khoa học và công nghệ đã cải thiện đáng kể độ chính xác của bản tin dự báo thời tiết và cảnh báo sớm để bảo vệ cuộc sống. Các Trung tâm thời tiết, khí hậu và thủy văn sẽ giúp nắm bắt cơ hội và giải quyết các thách thức liên quan đến môi trường; giảm thiểu thiệt hại thiên tai và cắt giảm phát thải khí nhà kính.