Nipah: Loài virus chết người lại mới xuất hiện tại Ấn Độ
SK&MT - Một loại virus chết người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách có khả năng gây ra một đợt dịch bùng phát lớn, đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng tại bang Kerala thuộc miền Nam Ấn Độ trong thời gian gần đây.
Tờ Indian Express của Ấn Độ ngày 22/5 cho biết, thông tin ban đầu nói rằng có 3 người chết vì virus có tên Nipah, nhưng sau đó số người thiệt mạng vì loại virus nguy hiểm này đã được nâng lên con số 11 người. Trong số những người tử vong vì Nipah, có một y tá đã chăm sóc cho một bệnh nhân chết vì nhiễm virus nguy hiểm này trước đó. Ngoài ra, ít nhất 5 ca tử vong khác ở Kerala đang bị nghi có liên quan đến virus Nipah - loại virus gây tỷ lệ tử vong lên tới 70% đối với những người mắc phải.
Nhà chức trách Kerala ngày 21/5 đã công bố cảnh báo y tế trên toàn bang này. Thủ hiến bang Kerala, ông Shri Pinaraya Vijyan, ngày 21/5 cho biết Chính phủ Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ sự lây lan của virus Nipah. "Bộ Y tế đang làm tất cả những gì có thể để cứu chữa cho những người bị nhiễm virus Nipah và ngăn chặn sự lan rộng của virus này", ông Vijyan viết trên mạng xã hội Twitter.
Virus Niaph có thể lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người. Virus này có thể được truyền từ loài dơi ăn hoa quả sang những loài động vật nuôi tại gia đình như lợn.
Đợt dịch bùng phát Nipah đầu tiên được ghi nhận trên thế giới xảy ra tại Malaysia vào năm 1998, với 600 ca nhiễm. Từ Malaysia, virus này đã lan sang Singapore, khiến hơn 100 người thiệt mạng tại cả hai nước. Trong đợt dịch đó, lợn được cho là vật chủ của virus, nhưng lợn được cho là đã nhiễm Nipah từ loài dơi.
Sau đó, virus Nipah xuất hiện ở Bangladesh vào năm 2001, gây ra một số đợt dịch bùng phát và khiến hơn 100 người thiệt mạng. Nhiều người ở Bangladesh nhiễm Nipah do ăn nhựa cây chà bị dính virus này do loài dơi truyền sang.
Virus Nipah cũng xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ vào năm 2001. Trong vòng 6 năm, hai đợt dịch Nipah cướp đi mạng sống của 50 người ở nước này.
Người nhiễm virus Nipah thường có các triệu chứng như bị cúm, bao gồm buồn ngủ, lơ mơ, rối loạn hô hấp, nhưng dễ dàng dẫn tới viêm não và hôn mê.
WHO cho biết hiện chưa có loại vaccine nào có thể giúp ngăn nhiễm virus Nipah.
Linh Đức
Các tin khác

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Sớm khởi động lại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ để hoàn thành trong năm 2026

Khởi tố, bắt tạm giam một Phó Giám đốc Trung tâm Y tế ở Đắk Lắk vì nhận hối lộ

BVĐK Khánh Hoà thực hiện thành công hai lần thay khớp háng cho bệnh nhân

Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ lên hạng đặc biệt, phát triển xứng tầm với vị thế mới

Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
