Nơi các thiếu nữ van xin người khác đánh nát lưng mình
Để thể hiện tâm ý với chàng trai đã ưng bụng, những cô gái tình nguyện bị quất roi vào tấm lưng trần đang xuân thì. Không một tiếng la hét, rú rít, hay bỏ chạy, những cô gái ấy vẫn đứng trân trân, nở nụ cười tươi rói.
Thậm chí, họ còn cầu xin những chàng trai hãy mạnh tay thêm nữa, thêm nữa cho đến khi nào những dòng máu trên cơ thể họ bắt đầu rỉ máu, nhỏ xuống để cùng hòa với nước sông thung lũng Omo…
Muốn trưởng thành, phải nhảy qua lưng 15 con bò
Đối với người Hamer ở Ethiopia, nghi lễ trưởng thành là một sự kiện trọng đại đối với toàn thể cộng đồng, nhất là với những chàng trai cô gái sắp trưởng thành. Thời gian tổ chức nghi lễ này thường là sau vụ thu hoạch. Nam giới trong tình trạng khỏa thân với 2 mảnh vỏ cây đeo trước ngực khi tham gia nghi thức trưởng thành phải nhảy qua “hàng rào” 15 con bò đực đã bị thiến, được bôi phân trơn.
Nếu thành công, chàng trai ấy có thể lấy vợ vài tuần sau đó khi đã có đủ những điều kiện theo tục kết hôn của bộ tộc. Nhưng nếu thất bại, đó sẽ là sự nhục nhã, tủi hổ của bản thân cùng cả gia đình. Sự thất bại này đồng nghĩa với việc chàng trai sẽ “ế”, phải chấp nhận cuộc sống đơn thân.
Tuy nhiên, quy định của lễ trưởng thành này cũng có một điểm “nhân từ” - cho những chàng trai chưa vượt qua thử thách có được cơ hội thứ hai, thậm chí là nhiều lần nữa cho tới khi chàng trai đó chiến thắng. Khi nghi lễ bắt đầu, chàng trai được hai người đàn ông lớn tuổi, có uy tín trong bộ lạc giữ chặt tay và hộ tống đến trước đàn gia súc đang xếp hàng.
Ngay khi hai người đàn ông thả tay, chàng trai sẽ chạy như bay về phía những con bò, giậm chân nhảy lên lưng từ con này sang con khác cho đến hết hàng. Nghi thức được coi là thành công nếu chàng trai chạy trên lưng đàn bò 4 lần liên tiếp và không bị ngã. Chỉ khi đó, anh mới có quyền trở thành một người đàn ông và một người chồng.
Trong trường một chàng trai bị mù hay khuyết tật, khi “nhảy” lên lưng bò sẽ nhận được sự giúp đỡ của những người khác trong bộ tộc. Tất cả thành viên gia đình và bạn bè của chàng trai sẽ tụ tập xung quanh để chứng kiến. Nếu như thất bại, anh ta sẽ không được phép cưới vợ và bị họ hàng, người quen xem thường.
Ngược lại, khi chàng trai Hamar vượt qua kỳ kiểm tra nhảy lưng bò, anh ta sẽ nhận được sự tôn trọng chỉ dành cho những người đàn ông trưởng thành. Kết thúc nghi thức độc đáo, người Hamar sẽ thiết tiệc trong vài ngày.
Sau đó, chàng trai sẽ được đứng chung hàng với những người đã vượt qua kỳ kiểm tra tương tự trước đó để giám sát các sự kiện diễn ra trong vài tháng tới. Anh cũng trở thành người đủ tư cách tham dự vào nghi lễ “quất” phụ nữ.
Những cô gái đang xuân sắc Hamar.
Xin được quất roi tạo càng nhiều sẹo càng quý
Trong khi các chàng trai mạo hiểm tính mạng nhảy trên lưng con bò, những cô gái trẻ Hamar sẽ có mặt vừa để cổ vũ vừa muốn tìm bạn tình. Trong thời gian diễn ra lễ hội, những cô gái thích thú uống một loại bia tự làm từ lúa miến, chân trần say sưa nhảy múa trong tiếng trống rộn ràng…
Toàn cơ thể của những cô gái được trang điểm một màu gạch son được phủ thêm một loại dầu cây bôi trơn. Những người đàn ông trẻ đã trải qua nghi lễ trưởng thành cầm roi được gọi là Maza. Mỗi cô gái sẽ tự chọn cho mình một “Maza” ưng nhất. Để thể hiện tâm ý của mình với chàng trai, họ tình nguyện bị quất roi vào tấm lưng trần.
Từng nhát roi được những thanh niên thân hình vạm vỡ vụt thẳng xuống tấm lưng trần đang tuổi xuân sắc xuân thì, nhưng không một tiếng la hét, rú rít, hay bỏ chạy. Những cô gái ấy vẫn đứng trân trân, nở nụ cười tươi rói.
Thậm chí, những cô gái còn cầu xin những chàng trai hãy mạnh tay thêm nữa, thêm nữa cho đến khi nào những dòng máu trên cơ thể họ bắt đầu rỉ máu, nhỏ xuống để cùng hòa với nước sông thung lũng Omo.
Việc xin được đánh thêm của cô gái một phần muốn thu hút sự chú ý của chàng trai mình đã “chấm”, vừa thể hiện quyết tâm muốn nên duyên với chàng.
Các vết sẹo theo ngày tháng sẽ ngày càng dày thêm đó cũng là lúc tình cảm của cô gái đối với chàng trai càng thêm sâu đậm. Khi tận mắt chứng kiến màn “quất” phụ nữ ở nơi đây hẳn ai cũng thầm cảm phục khả năng “chịu đòn” cũng như sự dũng cảm của những thiếu nữ mỏng mảnh. Họ không hoảng sợ trước tiếng rít của từng nhát roi.
Những vết roi hằn ngang dọc trên cơ thể người phụ nữ, theo quan niệm của bộ tộc Hamar đó là biểu trưng của cái đẹp, sức mạnh và đức tính chu tất. Đó chính là thước đo đánh giá một cô dâu tương lai, một người phụ nữ giỏi giang, đảm đang. Phụ nữ Hamar có những lằn sẹo chằng chéo khắp cơ thể, nhất là ở phần lưng được xem là “hoa hậu”, là “chiến binh” của bộ tộc.
Bất kể họ xinh hay xấu, gầy hay béo, hễ có lằn sẹo do bị roi quất càng dài, càng dày thì có nghĩa họ là người đẹp nhất, hấp dẫn nhất và có giá trị nhất trong bộ tộc. Những chàng trai mới trưởng thành, những người đàn ông muốn ngắm ngía lấy thêm vợ cũng tranh đua để lấy được người phụ nữ có “lằn sẹo” ở lưng khủng.
Nếu không được nàng ấy “chấm” trước thì chỉ những người giàu mới đến lượt kết hôn được với người đẹp vô cùng dũng cảm ấy. Cha mẹ những phụ nữ này có thể thách cưới đến 30 con dê và 20 con bò. Nhưng đối với phụ nữ Hamar, việc được và xin được đánh đập không chỉ là một phần của nghi lễ mà đó chính là một phần quan trọng trong cuộc sống.
Dù muốn hay không muốn thì những trận đòn roi của người chồng sẽ cùng tồn tại trong cuộc hôn nhân của họ. Thông tục ấy chỉ dừng lại khi vợ chồng họ đã có ít nhất 2 đứa con. Theo quy ước của bộ tộc Hamar, người chồng có thể đánh vợ bất cứ khi nào anh ta muốn mà không cần lý do.
Trong trường hợp người vợ bị đánh quá nghiêm trọng thì gia đình hoặc hàng xóm có thể can thiệp. Ngày nay, do có sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác và số lượng di cư tới những thành phố, thị trấn khác trong thung lũng Omo, nên lễ “quất roi” lên cơ thể của người phụ nữ có phần được nới lỏng hơn, không bị bắt buộc như xưa nữa.
Nhưng có điều thật lạ, dù vậy, thì trong những dịp lễ hội trưởng thành như thế này vẫn có rất nhiều cô gái, người phụ nữ (chủ yếu là người thân hoặc bạn bè của những chàng trai đang tham gia lễ trưởng thành) tự nguyện xin được “quất roi”. Theo họ đó là một phong tục đẹp cần được lưu giữ.
Bởi, vẻ đẹp của phụ nữ Hamar tự ngàn xưa được tô bằng son đất, bằng những chiếc vòng đủ màu, với một làn da đầy sẹo và những món trang sức phức tạp.
Đó cũng chính là sự kiên cường của họ khi đối diện với một cuộc sống bấp bênh lúc vô cùng bình yên, lúc xảy ra tranh chấp, bạo lực.
Nét đẹp độc đáo
Cộng đồng bộ lạc người Hamar có dân số 15.000 - 20.000 người. Họ chủ yếu tập trung sinh sống ở phía Đông thung lũng Omo, miền Nam Ethiopia. Có điều đặc biệt là ở đây, đất không thuộc sở hữu của cá nhân mà là tài sản chung của cộng đồng. Trên những mảnh đất công cộng ấy, những thành viên trong cộng đồng thỏa sức trồng trọt và chăn thả gia súc.
Đối với họ, gia súc có thể được xem là ý nghĩa của cuộc đời, là biểu tượng của sự giàu có và no đủ. Mỗi người dân trong bộ lạc có ít nhất 3 tên: một tên người, một tên dê và một tên bò. Họ sống theo một nhóm gia đình, sống quây quần bên nhau trong những túp lều tạm bợ. Những túp lều cỏ này dựng thành một vòng tròn và tộc trưởng cùng những người già ở giữa.
Tộc trưởng lãnh đạo toàn bộ bộ tộc, phân công các công việc cho hợp lý. Phụ nữ chủ yếu tập trung vào công việc trồng trọt. Bên cạnh đó, họ cũng chịu trách nhiệm trong việc lấy nước, nấu ăn và chăm sóc con cái. Những đứa trẻ từ 8 tuổi trở lên thì phụ giúp gia đình chăn dê.
Những thanh niên trai tráng của làng thì trồng cây, bảo vệ đàn gia súc hoặc đi trao đổi gia súc với các bộ tộc khác. Trong khi nam giới trưởng thành thì chăn gia súc, cày nương và lấy mật ong trên cây keo.
Cũng giống như nhiều bộ tộc trong thung lũng Omo, cư dân của bộ tộc Hamar ngày càng di cư tới các thành phố, thị trấn, thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, để lập nghiệp.
Riêng về hôn nhân, khi muốn cưới một cô gái làm vợ, người đàn ông thường phải lo trả sính lễ gồm 30 con dê và 20 con bò. Một người đàn ông có thể lấy nhiều vợ ba hoặc bốn người. Nhưng phụ nữ chỉ được kết hôn với một người đàn ông.
Bởi vì những người đàn ông Hamar thường mất trước vợ. Một nghiên cứu đã chỉ ra, trong số 39 phụ nữ có chồng thì 27 người đã sớm trở thành góa phụ.
Theo Hôn Nhân & Pháp Luật
Các tin khác

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO): Khí hậu toàn cầu đang tệ hơn từng ngày

Nạn phá rừng ở Amazon - Hợp tác toàn cầu để bảo vệ rừng

Năng lượng tái tạo giúp châu Âu tiết kiệm hàng chục tỷ USD

Indonesia với tham vọng sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Đề xuất áp thuế toàn cầu liên quan đến khí hậu

Các nước Đông Nam Á cần đầu tư 210 tỷ USD mỗi năm vào năng lượng tái tạo

Các nước đang phát triển “tổn thương” nhiều nhất do biến đổi khí hậu

Tăng tốc chuyển đổi xanh ở châu Phi

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Từ sau 10/9, Đan Mạch không coi Covid-19 là mối nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội

Cảnh báo những biến thể mới của SARS-CoV-2

Vũ Hán dậy sóng vì Covid-19 trở lại

Tóc có thể tái chế một cách ngạc nhiên!

Biến đổi khí hậu đang “ngoài tầm kiểm soát” sau tuần nóng nhất được ghi nhận

Cần tăng tốc ứng phó với biến đổi khí hậu

New Mexico (Mỹ): Cháy rừng khiến hàng nghìn người di tán

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26
Nổi bật

Ngọc Hồi - Kon Tum: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư TP Cần Thơ

Đưa công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực trạng và giải pháp

Huyện Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
