Nước đã qua sử dụng: Nguồn “Vàng đen” đang bị lãng phí
(SK&MT) - Thế giới nói nhiều về năng lượng tái tạo từ mặt trời, từ gió… nhưng lại lãng quên một nguồn năng lượng khác rất gần gũi với chúng ta: Đó là nước đã qua sử dụng.
Chẳng hạn như tại Nhật Bản, thành phố Osaka với 20 triệu dân, mỗi năm sản xuất ra 6.500 tấn nhiên liệu rắn sạch khi cho tái chế bùn tại các trạm xử lý nước.
Đương nhiên, đối với một quốc gia đang phát triển, chi phí để thiết lập một công nghệ chế biến nước đã qua sử dụng này là còn quá cao. Nhưng báo cáo của LHQ lưu ý là vẫn có nhiều giải pháp xử lý khác ít tốn kém hơn. Ngoài việc tạo ra năng lượng, các biện pháp xử lý nước thải đó còn có thể cho phép tái sử dụng những nguồn nước bẩn để tưới tiêu chẳng hạn, đồng thời giảm thiểu được việc sử dụng những nguồn nước sạch, đang ngày càng trở nên khan hiếm.
Theo tạp chí “Năng lượng và Khoa học môi trường” (một tạp chí chuyên nghiệp, được tài trợ bởi Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ), các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Oregon (OSU) cuả Mỹ đã đạt được bước đột phá mới trong việc sử dụng các tế bào nhiên liệu vi khuẩn để sản xuất điện trực tiếp từ quá trình xử lý nước thải, mở ra cánh cửa cho một tương lai mà trong đó các nhà máy không chỉ làm nhiệm vụ xử lý nước thải mà còn có thể sản xuất điện.Các nhà nghiên cứu cho biết, phương thức xử lý nước thải mới có thể thay thế phương pháp “bùn cặn hoạt tính” để xử lý nước thải, đã được sử dụng rộng rãi trong gần một thế kỷ qua.
Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 3% năng lượng điện tiêu thụ tại các nước phát triển được sử dụng để xử lý nước thải, và một phần lớn nguồn điện đó được sản xuất bằng nhiên liệu hóa thạch, góp phần vào sự ấm lên toàn cầu. Nhưng với các đặc tính phân hủy sinh học của nước thải, nếu chúng ta khai thác hết tiềm năng của nó, về mặt lý thuyết nó có thể cung cấp nguồn năng lượng lớn hơn nhiều lần nguồn năng lượng mà chúng ta đang sử dụng để xử lý chúng, mà không có thêm các khí thải nhà kính.
Các nhà khoa học của OSU nói rằng họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để sử dụng tối ưu của các vi khuẩn cần thiết, giảm chi phí vật liệu và chức năng cải tiến của công nghệ ở quy mô thương mại.Một khi công nghệ được cải tiến tối ưu để giảm chi phí đầu tư ban đầu, các nhà nghiên cứu ước tính chi phí đầu tư công nghệ mới này nên được so sánh với phương pháp xử lý nước thải bùn hoạt tính đã được sử dụng rộng rãi từ trước đến nay và thậm chí còn rẻ hơn nhiều khi lợi nhuận mang lại từ việc bán lượng điện dư thừa.
Phương pháp sử dụng vi khuẩn để sản xuất điện đã được biết đến trong nhiều thập kỷ, nhưng chỉ đến thời gian gần đây, những tiến bộ trong công nghệ sản xuất điện mới giúp ý tưởng này có tính khả thi về mặt thương mại.
Linh Đức