PGS.TS Nguyễn Minh Tân: Niềm vui được là chính mình
![]() |
PGS.TS Nguyễn Minh Tân: Niềm vui được là chính mình. |
Ngắm nụ cười rạng rỡ của PGS. Nguyễn Minh Tân, lại nhớ đến chi tiết chị chia sẻ về mình và các đồng nghiệp trong cuộc trò chuyện với chúng tôi: “Có hôm đi chợ, gặp mấy chị em thường ngày bận việc ít gặp nhau, thế là chị túi thịt, em túi cá, cứ đứng giữa chợ bàn chuyện công việc, dự án!”. Lời kể giản dị đó nói lên tình yêu nghiên cứu khoa học, đam mê cống hiến của PGS. Nguyễn Minh Tân và các thầy/cô giáo tại Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đánh cược… thi đỗ Bách khoa Hà Nội!
- Thời chị thi đại học, các cô gái thường chọn thi sư phạm, ngoại ngữ, kinh tế… riêng nữ sinh Nguyễn Minh Tân tóc dài lại chọn thi Bách khoa! Chị có thể kể lý do đăng ký thi Bách khoa Hà Nội không?
* Hồi cấp 3, tôi đánh cược với hội con trai trong lớp là muốn “chất” thì phải thi đỗ Bách khoa, và tôi thắng cược, là tân sinh viên K35, ngành Công nghệ Hóa học! Tôi chọn học Hóa học vì suy nghĩ rất đơn giản: Xung quanh mình cái gì cũng liên quan đến Hóa học. Sau 1 năm học, lắng nghe bản thân và tham khảo lời khuyên của chú ruột tôi - thầy giáo cựu chiến binh Nguyễn Dũng (chú mất năm 2020) - từng công tác tại Viện Kỹ thuật Hóa học (nay là Khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường Hóa và Khoa học sự sống), tôi đăng ký chọn học chuyên ngành Quá trình Thiết bị Công nghệ Hoá học.
Năm 1995, Nhà trường bồi dưỡng đội ngũ giảng viên kế cận nên tôi và hai bạn học được các thầy giữ lại trường. Học xong thạc sĩ, tôi du học tiến sĩ tại Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Dresden (TU Dresden) tại CHLB Đức Đức theo diện học bổng của Tổ chức Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD), làm sau tiến sĩ tại Đại học Johanes Kepler Linz, CH Áo. Đầu năm 2005, tôi trở về Bách khoa công tác từ đó đến nay.
Học Bách khoa Hà Nội, chọn ngành Quá trình Thiết bị Công nghệ Hoá học với tôi là một sự tình cờ nhưng càng học tôi càng thấy thấy mình hợp, càng làm càng thấy yêu! Tôi nghĩ mình yêu nghề thì nghề nghiệp sẽ càng phát triển, giống như quả bóng bàn bật lại, bản thân tích cực thì mọi thứ cũng sẽ tích cực. Vậy nên tôi luôn thật thà, chân thành với tất cả mọi việc và mọi người!
- Đánh cược với các bạn trai thi đại học kỹ thuật, mạnh dạn đoán rằng chị rất mạnh mẽ, quyết đoán. Tính cách đó dường như rất hợp với Bách khoa! Chị có thấy như vậy không?
* (Cười) Mọi người ở Bách khoa hay nói tôi nam tính! Có thể do tính tôi làm gì cũng máu lửa, làm gì cũng thấy có cảm xúc, kể cả những vấn đề rất kỹ thuật khô cứng!
Tôi rất yêu Bách khoa, bởi ở đây tôi được là chính mình! Đi một vòng là gặp được bao nhiêu người nhiệt tình, làm gì cũng thấy vui. Nhà tôi gần Bách khoa, có hôm đi chợ, gặp mấy chị em thường ngày bận việc ít gặp nhau, thế là chị túi thịt em túi cá, cứ đứng giữa chợ bàn chuyện công việc, dự án!
Hiện tôi đang rất trân trọng tận hưởng khoảng thời gian này, khi con cái đã lớn và bố mẹ tôi vẫn khỏe. Nhiều hôm say sưa làm việc, về nhà muộn không cần lo lắng gì cả, chỉ đơn giản thế thôi mà tôi thấy hạnh phúc lắm rồi!
![]() |
PGS.TS. Nguyễn Minh Tân tại Lễ trao giải thưởng Kovalepskaia năm 2025
Niềm vui được tương tác với thế giới!
- Với chị, làm gì cũng nhiệt huyết, máu lửa có phải là bí quyết đạt thành công trong NCKH?
* Tôi cho rằng việc gì cũng vậy, cần nhiệt tình, máu lửa và không bỏ cuộc. Nếu tôi đặt ra một việc cần hoàn thành đạt 10 điểm nhưng nếu không đạt được như vậy thì cũng không nản lòng mà tìm cách làm tối ưu hơn để kết quả đạt như mình mong muốn. Để bền lòng, không bỏ cuộc thì phải kiên nhẫn, vượt khó, không sợ thất bại.
Tôi tôn trọng tất cả mọi người và có thể học hỏi những người xung quanh những kiến thức, kỹ năng rất thú vị. Ra thế giới rộng lớn, giao tiếp với nhiều người, quan sát, học hỏi, nhìn lại mình lại thấy có điều cần chỉnh…
Cứ như vậy, có một công việc là cuộc sống đã được nới rộng, đi tiếp lại thấy mình có thể tác động vào cuộc sống này, dù nhỏ thôi nhưng tự nhiên bản thân cũng thay đổi, và chợt nghĩ: “Ồ, mình đã tương tác với thế giới”! Cảm ơn nghề nghiệp đã cho tôi có cơ hội như vậy.
- Để không bỏ cuộc, theo đuổi NCKH đến cùng, chị đối mặt với những thất bại như thế nào để có thể đứng lên đi tiếp?
* Trong NCKH, tôi quan niệm thất bại là cần thiết để có những trải nghiệm và bài học kinh nghiệm. Hồi trẻ, gặp thất bại là tôi khó chịu, dằn vặt suy nghĩ mãi tại sao lại thế, mình sai ở đâu… Sau này, từ những trải nghiệm, tôi mới vỡ ra rằng lúc trước, điều mình cho là thất bại chưa chắc đã là thất bại, mà chính là tiền đề cho một cái mới. Vậy nên hiện tại, nếu có điều không như ý muốn, tôi rất vui vẻ. Tôi học cách nhìn mọi thứ tích cực.
Thầy giáo người Áo của tôi từng khuyên: “Nếu có việc xảy ra mà không giải quyết ngay được thì cứ để thế không xử lý, ngủ một đêm!”. Nghe xong tôi cãi ngay: “Nếu ngủ một đêm, đến sáng hôm sau vẫn nguyên như thế thì sao?”.
Thầy tôi giải thích: “Ngủ một đêm không phải để tránh né mà để không quyết định ngay lập tức. Bởi khi quyết định ngay thì sẽ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, tâm trạng”.
Tôi vẫn phản biện (bướng mà!): “Thế nhỡ ngủ một đêm vẫn chưa thay đổi thì sao?”
- “Thì ngủ thêm đêm nữa, nếu vẫn chưa thay đổi thì ngủ thêm đêm nữa, nếu có thể. Tôi gần 80 tuổi rồi, tôi nghĩ mình có đủ tư cách để nói với bạn điều đó!” - Thầy tôi nói.
Giờ thì tôi hiểu không phải ngủ một hai đêm để trốn tránh mà để mình có cái nhìn khác về vấn đề cần xử lý.
- Các nhà báo gọi chị là người “giải cứu” nông sản, trong hồ sơ đề nghị xét giải thưởng Kovalevskaia 2024, chị có đề cập đến sáng kiến, đề tài NCKH được ứng
dụng trong thực tiễn sản xuất có liên quan đến nông sản mà chị đã dành tâm huyết nhiều năm là: Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi và thu nhận sinh khối tảo Spirulina bằng hệ thống photobioreactor làm thực phẩm chức năng; Công nghệ JEVA- Công nghệ cô đặc dịch mẫn cảm nhiệt ở nhiệt độ thấp và áp suất thường.
Tò mò muốn biết hiện tại, chị đang nghiên cứu điều gì mới mẻ để tương tác với thế giới không?
* Việc của tôi là đưa những gì nghiên cứu ra khỏi phòng thí nghiệm đến quy mô công nghiệp, có thể là nông sản, là xử lý nước thải.
Hiện nhóm nghiên cứu của tôi đang kết hợp với một nhóm nghiên cứu thuộc Trường Điện - Điện tử ứng dụng AI phát triển Hệ thống mũi điện tử.
Có thể hình dung cắt sầu riêng đi xuất khẩu (thời gian vận chuyện tùy địa chỉ đến, có thể là 2 tuần, 3 tuần…) thì phải tính toán thời gian để khi đến nơi thì sầu riêng vừa chín tới. Theo phương pháp truyền thống, để xác định sầu riêng chín hay không cần sử dụng phương pháp phân tích sắc ký, mất 3 - 4 tiếng với máy móc hiện đại.
Nếu làm được Hệ thống mũi điện tử, thời gian xác định được độ chín của hoa quả rất nhanh, giá thành rẻ. Không chỉ nông sản, chúng tôi đặt mục tiêu hệ thống có thể phân biệt được sữa mới và sữa đã để cũ (để lâu). Hệ thống này sẽ giúp ích cho nhà ăn của các trường học.
* Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!
![]() |
Bài giảng thực hành của PGS Nguyễn Minh Tân luôn hấp dẫn sinh viên
![]() |
Tâm huyết với nghiên cứu khoa học là phẩm chất đáng quý của PGS Nguyễn Minh Tân
PGS. Nguyễn Thị Minh Tân là tác giả đứng đầu của 7 bằng sáng chế tại Việt Nam và 1 công bố sáng chế quốc tế PCT; đã và đang thực hiện 9 đề tài NCKH các cấp; chủ nhiệm 5 đề tài các cấp đã hoàn thành và nghiệm thu; tham gia vào 4 đề tài. Đề tài được ứng dụng trong thực tiễn sản xuất: Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi và thu nhận sinh khối tảo Spirulina bằng hệ thống photobioreactor làm thực phẩm chức năng; Nghiên cứu công nghệ sản xuất dịch vải cô đặc và chất thơm từ nguyên liệu vải Việt Nam bằng các quá trình màng. |
Các tin khác

Nhận diện nông nghiệp hữu cơ dưới góc nhìn sở hữu trí tuệ

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đồ án của nữ sinh Kiến trúc Việt Nam được vinh danh tại “đấu trường” quốc tế

Đại học Bách Khoa Hà Nội góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững bằng công nghệ AI

Những nhà khoa học nữ giữ lửa nhiệt huyết nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển quy trình hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon

Chế độ ăn lành mạnh, giảm tác động môi trường và đảm bảo hệ thống thực phẩm bền vững tại Việt Nam

Chế tạo cơ nhân tạo mô phỏng cơ bắp con người và in 3D sinh học

Phụ nữ Đồng Nai chung tay giảm thải rác thải nhựa
Đọc nhiều

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Triển khai kế hoạch tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 4: Kinh tế biển – lợi thế vùng đất Chín rồng

Cuộc giải cứu nghẹt thở bé gái bị uy hiếp ở Bắc Ninh

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Đánh thuế bia, rượu, thuốc lá để thay đổi hành vi người tiêu dùng

Yến sào Khánh Hoà 16 năm liên tiếp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”

Phát triển kinh tế tư nhân – đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

Đổi mới sáng tạo khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam

Nông dân Cần Thơ sử dụng máy bay để phun thuốc, bón phân cho lúa

PGS.TS Lê Minh Thùy - Kiên định con đường đã chọn: Giảng dạy và nghiên cứu khoa học

GS.TS. Nguyễn Thị Huệ theo đuổi đam mê vì một môi trường xanh và bền vững
Nổi bật

Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Cần chú ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Triển khai kế hoạch tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 4: Kinh tế biển – lợi thế vùng đất Chín rồng

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
