Rất khó đạt được kế hoạch tiêm chủng trong năm 2021
Theo Wall Street Journal, điều này làm dấy lên những lo ngại rằng phần lớn thế giới vẫn sẽ phải chiến đấu với virus corona cùng những ảnh hưởng của nó đến tận năm 2022, hoặc lâu hơn thế. Dù Mỹ và một số nước đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc tiêm chủng hầu hết dân số của họ vào cuối mùa hè năm ngoái, nhiều chuyên gia y tế và kinh tế nhận định rằng, phần lớn các quốc gia ở châu Á, châu Âu và Mỹ-Latin vẫn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt vaccine trầm trọng.
Ngân hàng UBS ước tính, với tiến độ như hiện tại, sẽ chỉ có khoảng 10% dân số thế giới được tiêm vaccine Covid-19 vào cuối năm nay, và 21% vào cuối năm 2022. Chỉ có 10 quốc gia có thể đạt mục tiêu tiêm chủng cho hơn 1/3 dân số trong nước vào năm nay.
Việc phân phối không đồng đều vaccine Covid-19 đồng nghĩa với việc virus corona có thể tiếp tục tồn tại trong nhiều năm, đặc biệt ở các nước đang là “ổ dịch” như Brazil và Nam Phi. Thậm chí, nhiều nhà virus học lo ngại rằng theo thời gian, nhiều biến thể mới của virus corona có thể xuất hiện, khiến những loại vaccine hiện tại trở nên kém hiệu quả hơn.
Tốc độ triển khai vaccine Covid-19 khác nhau cũng khiến triển vọng phát triển của các khối kinh tế chính trên thế giới trở nên khác nhau. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng 5,1% năm nay, nhưng sự phục hồi của khu vực đồng Euro và các nền kinh tế đang phát triển khác vẫn còn rất bấp bênh, do sự trì hoãn trong các chiến dịch tiêm chủng.
Theo ước tính của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), lưu lượng các chuyến bay liên lục địa cho đến năm 2023 sẽ không thể đạt mức như năm 2019. Nick Careen, Phó chủ tịch cấp cao của IATA, cảnh báo rằng: “Chúng ta đang nói về các năm hơn là các tháng, và điều đó phần nào liên quan đến sự chênh lệch trong tốc độ tiêm chủng”.
Cũng theo Wall Street Journal, một vấn đề khác là sự chậm trễ trong tốc độ sản xuất và vận chuyển vaccine Covid-19 từ một số nước có thể gây ra hiệu ứng domino đối với những nước khác.
Châu Âu, dù là nơi sản sinh nhiều loại vaccine hàng đầu, song vào tháng trước đã phát sinh nhiều vấn đề khiến nhiều nhà máy tại đây khó có thể duy trì tiến độ của mình. Thậm chí, EU hôm 29/1 đã phải ban hành các biện pháp ngăn chặn việc xuất khẩu vaccine Covid-19 sang các nước như Canada, Nhật Bản hoặc Mỹ.
Những vấn đề tương tự cũng khiến Nhật Bản phải vật lộn để cung cấp đủ liều lượng vaccine cần thiết cho người dân từ giờ đến cuối tháng 6. Taro Kono, người đứng đầu công tác triển khai vaccine Covid-19 của Nhật Bản, thừa nhận ông cũng không thể biết khi nào người dân trong nước về tổng thể đều có chủng ngừa.
Còn tại Trung Quốc, dù đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng Covid-19 bằng các loại vaccine tự điều chế, song việc phê duyệt và bố trí sản xuất của nước này vẫn diễn ra chậm hơn so với dự kiến. Một trong những biểu hiện của điều này là hãng sản xuất vaccine Sinovac đang gặp khó khăn trong việc thuê nhân công mới, theo báo cáo từ một văn phòng của chính phủ Bắc Kinh. “Vấn đề chính nằm ở khối lượng sản xuất”, Guo Wei, Phó tổng thư ký Hiệp hội Hậu cần y tế, trực thuộc Cơ quan quốc gia về hậu cần và mua sắm Trung Quốc, nói trong một cuộc phỏng vấn. Ông Guo Wei cũng nói rằng, dựa trên ước tính về sản lượng của các nhà sản xuất vaccine trong nước, Trung Quốc sẽ không thể đạt được miễn dịch cộng đồng trong năm nay.
Theo ước tính từ nhóm tư vấn chiến lược China Trivium, tổng cộng 850 triệu liều vaccine Covid-19 là con số cao nhất mà Trung Quốc có thể sản xuất trong năm 2021, trong khi 1,68 tỷ liều mới được xem là con số đầy đủ nhất để tiêm chủng cho toàn bộ người dân nước này. Còn theo Cơ quan Tình báo Kinh tế, dù không loại trừ khả năng một số thành phố lớn của Trung Quốc sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng trong năm nay, song điều này khó có thể diễn ra trên cả nước cho đến cuối năm 2022.
Giới phân tích cũng đặt nghi ngờ về các mục tiêu chủng ngừa mà một số quốc gia tuyên bố sẽ đạt được trong năm nay. Giới chức Indonesia muốn tiêm vaccine Covid-19 cho 65% trên tổng số 270 triệu người dân của nước này trong vòng 15 tháng, hay Philippines muốn đạt mục tiêu tiêm chủng cho 70 triệu người trong năm 2021. Song theo những nhà phân tích từ IMA Asia, điều này có thể sẽ mất từ 3 đến 4 năm mới có thể được hoàn tất.
Linh Đức
Các tin khác

Thảm họa mưa lớn và lở đất ở Brazil

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Từ sau 10/9, Đan Mạch không coi Covid-19 là mối nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội

Cảnh báo những biến thể mới của SARS-CoV-2

Vũ Hán dậy sóng vì Covid-19 trở lại

Hàng loạt đồ điện gia dụng nhà dân bị chập, cháy do Công ty Điện lực Nam Từ Liêm đấu nhầm pha

Hiệu quả của tiêm vaccine tại Mỹ

EU chính thức áp dụng thông hành điện tử Covid-19

Campuchia phát hiện số ca nhiễm mới cao chưa từng có
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
