Sở hữu trí tuệ (IP) và hành trình khởi nghiệp Genatech Pharmaceuticals
Các đại biểu tham dự Festival đổi mới sáng tạo (Shetrade) của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC ở AbuDhabi |
Hương Giang nhớ lại 5 năm trước, khi cô mới bước chân vào lĩnh vực dược phẩm. Tuy là một nhà khoa học đã từng có một số công trình nghiên cứu hữu ích nhưng do thiếu hiểu biết về IP nên nhóm của cô gặp nhiều khó khăn trong việc đưa kết quả nghiên cứu khoa học trong phòng thí nghiệm của mình ra thị trường.
Sau 5 năm trong Ban lãnh đạo của Công ty Dược phẩm sinh học, năm 2024, Hương Giang tự tin quyết định khởi nghiệp Công ty dược phẩm sinh học với tên là Công ty GenaTech. Lần này khởi nghiệp Giang đã có nhiều nhận thức về IP từ những kiến thức đã học tại các lớp về IP do Tổ chức Sở hữu trí tuệ (WIPO) phối hợp với Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp (COSTAS) trực thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam (VAFIW) tổ chức vào tháng 8/2022 và 2023.
Trần Thị Hương Giang được WIPO lựa chọn và đài thọ chi phí toàn bộ chuyến đi tham gia sự kiện Festival đổi mới sáng tạo (Shetrade) của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC ở AbuDhabi
Hai nhãn hiệu và tên thương mại của GenaTech đã được bảo hộ Sở hữu trí tuệ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ thương hiệu của họ. GenaTech đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế cho hai giải pháp đổi mới và đã nhận quyết định chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sáng chế Việt Nam. Đây cũng là sự thể hiện cam kết đổi mới và cống hiến của họ trong việc mang lại những giải pháp có giá trị cho thị trường. Sản phẩm chủ lực của Genatech, GenaCillus (cũng được bảo hộ thương hiệu) là một loại men vi sinh giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn đường ruột gây ra, đang được chú ý trong nước. Không dừng lại ở đó, GenaTech sẵn sàng giới thiệu thêm nhiều sản phẩm đột phá tận dụng giá trị sở hữu trí tuệ.
Th.S Trần Thị Hương Giang được WIPO lựa chọn và chi phí toàn bộ chuyến đi tham gia sự kiện Festival đổi mới sáng tạo (Shetrade) của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC ở AbuDhabi, như một phần của Sự kiện cấp cao do WTO-ITC tổ chức nhằm ra mắt các nhà xuất khẩu nữ trong Quỹ kinh tế kỹ thuật số & Hội nghị thượng đỉnh nữ kinh doanh ( SheTradesSummit).
Sự kiện nhấn mạnh vai trò quan trọng của IP trong việc thúc đẩy đổi mới
Trao đổi với chúng tôi, Hương Giang khẳng định:
-Có được thành quả này, không thể không kể đến quá trình nỗ lực tập huấn những kiến thức về IP. Từ năm 2022-2023, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới phối hợp với Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp (COSTAS) tổ chức các lớp tập huấn về SHTT dành cho nữ khoa học và đổi mới sáng tạo Việt Nam. Tại các lớp Tập huấn này, tôi đã có cơ hội nhận được hướng dẫn cá nhân từ nhóm chuyên gia khu vực và toàn cầu của Ban Asia Pacific của WIPO với những nội dung như:
- Cách xác định và khai thác IP để bảo vệ và thúc đẩy các nỗ lực đổi mới - Xây dựng thương hiệu và tiếp thị với IP
- Tạo ra giá trị từ tài sản trí tuệ và phát triển chiến lược sở hữu trí tuệ phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể
- Strategic Value Proposition Sàng lọc và tận dụng IP để giải quyết điểm yếu và mang lại lợi ích riêng cho khách hàng.
Ths. Trần Thị Hương Giang ( phải) đang là Nghiên cứu viên của Phòng Hệ Gen học chức năng- Viện Nghiên cứu hệ Gen- Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nhà khoa học trẻ Ths. Trần Thị Hương Giang (thứ nhất từ trái) và các đồng nghiệp
Điều quan trọng là tôi nhận được sự hỗ trợ liên tục, nhiệt tình của COSTAS thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam do bà Lê Thị Khánh Vân đứng đầu - người đã không mệt mỏi ủng hộ các nhà khoa học nữ Việt Nam khởi nghiệp và thương mại hóa kết quả nghiên cứu trên con đường dẫn đến thành công tại thị trường và các cộng sự.
Khi bắt đầu hành trình đến Lễ hội Đổi mới ở Abu Dhabi với tư cách là thành viên phái đoàn của WIPO, tôi đã có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các nhà lãnh đạo ngành, nhà đầu tư và tổ chức doanh nghiệp trên toàn cầu, các nhà đổi mới và nhà khoa học, chúng tôi càng nhận ra tầm quan trọng của IP trong việc thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu khoa học.