Ths. Nguyễn Thị Hương Liên với các sáng chế sản phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG NHẤT VỀ NGHIÊN CỨU DƯỢC PHẨM PHARMA R&D
Pharma R&D là hội nghị quốc tế quan trọng nhất về nghiên cứu dược phẩm diễn ra hàng năm với những người tham gia từ hơn 35 quốc gia trên toàn thế giới được tổ chức bởi hiệp hội khoa học Mỹ. Hội nghị là diễn đàn công bố các thành tựu đáng chú ý trong nghiên cứu dược phẩm đến từ các viện, trường, các hãng dược phẩm trên toàn thế giới… Các bài trình bày trong hội nghị là các nghiên cứu tiêu biểu được Ban Cố vấn quốc tế của Ban Tổ chức, bao gồm những chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu dược phẩm đến từ các hãng dược lớn như Takeda, Pfizer, Astrazeneca, các trường đại học lựa chọn dựa trên các kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trên toàn thế giới. Hàng năm Ban Cố vấn chuyên môn của hội nghị sẽ lựa chọn ra chủ đề và các thành tựu nghiên cứu để báo cáo tại hội nghị.
Năm nay Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về nghiên cứu dược phẩm Pharma R&D được tổ chức từ 26 - 29/2/2024 tại Boston, Mỹ, thành phố có nhiều trường đại học và viện nghiên cứu nhất nước Mỹ, một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế, thành phố được mệnh danh là một nơi lãnh đạo thế giới về sáng kiến. Trong bối cảnh thế giới hai năm đã chứng kiến sự đổi mới của dược phẩm tiến bộ với tốc độ đáng kinh ngạc để giải quyết đại dịch COVID-19. Hội nghị lần này tổng hợp những thành tựu nổi bật về nghiên cứu dược phẩm trong đại dịch đặc biệt là các bước tiến trong công nghệ gene, công nghệ tế bào, công nghệ sản xuất vaccine, thuốc mới điều trị covid-19 và hậu covid-19. Hội nghị diễn ra trong 4 ngày (với gần 100 báo cáo trực tiếp và hơn 20 báo cáo trực tuyến.
Tại hội nghị này, lần đầu tiên một nghiên cứu thuốc điều trị bệnh do vi rút lây lan qua đường hô hấp (covid-19, cúm) của Việt Nam đã được lựa chọn báo cáo. Trước đó 3 nghiên cứu lâm sàng của thuốc này đã được đăng tải trên cổng thông tin dữ liệu nghiên cứu dược phẩm lớn nhất thế giới Pubmed và tạp chí Phytotherapy Research. Đến tháng 4/2023, sản phẩm từ nghiên cứu đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép với tên gọi Sunkovir. Đại diện cho nhóm nghiên cứu, Thạc sĩ dược học Nguyễn Thị Hương Liên, đã thay mặt Công ty cổ phần Sao Thái Dương, đơn vị sản xuất phát minh ra thuốc và nhóm nghiên cứu đến từ Việt Nam trình bày về thành tựu nghiên cứu thuốc này.
BÁO CÁO CỦA ĐẠI DIỆN VIỆT NAM TẠI PHARMA R&D LẦN THỨ 6
Thay mặt nhà sản xuất và nhóm nghiên cứu lâm sàng về dược tính của SUNKOVIR của Công ty cổ phần dược phẩm Sao Thái Dương, tại báo cáo của mình, Thạc sĩ – Dược sĩ Nguyễn Thị Hương Liên cho biết: Dự án nghiên cứu lâm sàng về dược tính của SUNKOVIR được tiến hành trong 3 năm (2020 - 2023). Có tất cả 14 nghiên cứu khác nhau, trong đó 3 nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hà Nội; 5 nghiên cứu độc tính và tác dụng dược lý được thực hiện tại Đại học y Hà Nội; 6 nghiên cứu bào chế, chuẩn hóa quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng và giám sát chất lượng được thực hiện tại Công ty cổ phần Sao Thái Dương.
![]() |
PTGĐ Nguyễn Thị Hương Liên tại Hội nghị R&D Pharmascience 6 |
Tổng hợp kết quả 3 nghiên cứu lâm sàng cho thấy:
Thứ nhất là: SUNKOVIR có tác dụng điều trị khỏi bệnh ở tất cả các bệnh nhân (1115 bệnh nhân trong cả 3 nghiên cứu) mắc bệnh Covid-19 giai đoạn sớm (mới nhiễm), thể nhẹ và vừa, tỷ lệ khỏi bệnh 100%, có hiệu quả cả trên bệnh nhân chưa tiêm vaccine nhiễm virus chủng Alpha (trong nghiên cứu A66), bệnh nhân chưa tiêm vaccine nhiễm chủng Delta (trong nghiên cứu B1000) và bệnh nhân đã tiêm vaccine, nhiễm chủng Omicron (trong nghiên cứu C573); hiệu quả cả trên các bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, tim mạch, bệnh lý miễn dịch, bệnh nền hô hấp, bệnh nhân tái nhiễm Covid-19.
![]() |
Nghiên cứu lâm sàng Sunkovir trong đợt cao điểm dịch Covid tại TPHCM |
Trong khi đó:
- Ở nghiên cứu A66, 32 bệnh nhân chưa tiêm vaccine, nhiễm virus chủng Alpha, dùng giả dược, thì tỉ lệ suy hô hấp/ chuyển nặng là 6,2%. Tại thời điểm đó, tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân suy hô hấp là trên 80%
- Ở nghiên cứu B1000, 300 bệnh nhân chưa tiêm vaccine, nhiễm chủng Delta, không dùng sản phẩm thì tỉ lệ suy hô hấp/chuyển nặng là 6,0%.
- Ở nghiên cứu C573, 188 bệnh nhân dùng giả dược có tiêm vaccine, nhiễm chủng Omicron, tỷ lệ chuyển nặng là 0,5%.
Về cơ chế tác dụng, sản phẩm SUNKOVIR có tác dụng phục hồi hệ miễn dịch bị tổn thương gây ra bởi Cyclophosphamid trên chuột.
Thứ hai là, về mức độ tác dụng; Kết quả từ 3 nghiên cứu lâm sàng, cho thấy:
- Thuốc điều trị hiệu quả tác dụng giảm nhanh, giảm mạnh các triệu chứng điển hình của bệnh nhân Covid-19 như ho, sốt, khó thở, mất khứu giác, mất vị giác, sung huyết mũi, đau nhức toàn thân, đau mỏi cơ, đau họng, tiết dịch mũi, đau đầu, yếu mệt, đau ngực, hắt hơi, ớn lạnh, khàn giọng, đổ mồ hôi, buồn ngủ. Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tất các các thời điểm theo dõi sau khi dùng thuốc, so với nhóm đối chứng.
- Thuốc làm giảm thời gian điều trị và khỏi bệnh 7 ngày so với 11 ngày ở nhóm đối chứng
- Thuốc có hiệu quả làm tăng tỷ lệ bệnh nhân có kết quả PCR âm tính tại ngày 7 điều trị, khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Thứ ba là về chất lượng sống, điểm số chất lượng cuộc sống tăng dần qua thời gian điều trị và nhóm dùng thuốc SUNKOVIR có trung bình điểm số chất lượng cuộc sống từ ngày thứ 7 và 14 cao hơn nhóm giả dược, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Thứ tư là về thuốc điều trị thường quy tại thời điểm nghiên cứu:
Nhóm bệnh nhân dùng SUNKOVIR có tỷ lệ sử dụng thêm thuốc giảm ho/long đờm, thuốc hạ sốt/giảm đau và thuốc kháng virus thấp hơn nhóm giả dược một cách rõ ràng. Trong khi đó điểm số mức độ nặng của 2 nhóm nghiên cứu tương đương nhau trước khi dùng thuốc nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân hết triệu chứng của nhóm dùng thuốc SUNKOVIR lại cao hơn tại ngày 7 và 14; thời gian hết triệu chứng của nhóm dùng thuốc ngắn hơn nhóm giả dược. Điều này thể hiện tác dụng kép của SUNKOVIR, vừa giúp giảm dùng thuốc khác trong phác đồ nền, vừa giảm thời gian điều trị tổng thể.
* Không quan sát thấy phản ứng bất lợi nghiêm trọng khi dùng SUNKOVIR cùng các thuốc thường quy là thuốc kháng sinh/kháng vi rút, Corticoid, NSAID, thuốc hạ sốt/giảm đau, kháng histamine, thuốc giảm ho/long đờm trong nghiên cứu là: vitamin C, Bromohexin, Terpin benzoat, tragutan, acetylcystein, Eugica, Ceditus, acemuc, Neocodion, Paracetamol, Molnupiravir, Levofloxacin, Remdesivir, Coveram, Amlodipin, Captopril, Troysar, Bisoprolol, Twynsta, Losartan & Hydroclothiazide, Concor, Augmentin, Levofloxacin, Rivaroxaban, Sechi, mimosa, Gliclazide, Metformin, Betaserc, Lypanthyl, Atorvastatin, Prenisolone
Thứ năm là về tính an toàn, kết quả nghiên cứu 5 thử nghiệm trên chuột bao gồm: Nghiên cứu độc tính cấp, Độc tính bán trường diễn (28 ngày), Độc tính sinh sản, Độc tính trên di truyền cho thấy thuốc an toàn, không phát hiện độc tính qua 5 thử nghiệm tiền lâm sàng và 3 nghiên cứu lâm sàng.
Điểm đáng lưu ý, đây là một trong số các công thức thuốc dược liệu ngành đông y Việt Nam đã ứng dụng hàng trăm năm để chữa bệnh cúm mùa cho người dân Việt Nam, nay đã được Sao Thái Dương đầu tư nghiên cứu sản xuất quy mô công nghiệp chứng minh tác dụng điều trị bệnh Covid-19. Tính an toàn trên sinh sản và di truyền cũng đã được chứng minh an toàn hơn hẳn một số thuốc hóa chất khác.
Điều này chứng tỏ chúng ta cần đầu tư hơn nữa vào việc chứng minh tác dụng quý của các bài thuốc y học cổ truyền (traditional medicine/Alternative medicine) không chỉ của Việt Nam, mà còn của các dân tộc khắp nơi trên thế giới, theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, để tri thức y học cổ truyền không bị bỏ phí. Làm được như vậy không chỉ giúp thêm lựa chọn sống khỏe mạnh cho người dân chống lại dịch bệnh, mà còn giúp các nhà đầu tư thêm một lựa chọn xanh hơn, hiệu quả hơn và an toàn hơn vì môi trường bởi các thảo dược nguyên liệu luôn an toàn cho môi trường.
![]() |
Vui mừng trước thành quả nghiên cứu |
![]() |
Các nhóm nghiên cứu Sunlovir tại Bộ Y tế |
Trong Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu lần thứ do Tổ chức Y tế thế giới và Chính phủ Ấn độ đồng tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 8 năm 2023, tại Ấn Độ, vấn đề này cũng đã được nêu ra.
Công ty cổ phần dược phẩm Sao Thái Dương cũng luôn coi đây là hướng nghiên cứu và sản xuất ưu tiên của mình.
Bài viết nằm trong dự án “Nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030" do Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam chủ trì |
Các tin khác

Nhận diện nông nghiệp hữu cơ dưới góc nhìn sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị tài sản trí tuệ

Khai thác, sử dụng thông tin sáng chế phục vụ hoạt động nghiên cứu

Tập huấn nâng cao nhận thức cho nữ doanh nhân về sở hữu trí tuệ

Tập huấn nâng cao nhận thức cho các nhà khoa học nữ về sở hữu trí tuệ

Hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam sau khi tham gia WTO
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Dự án giao thông nghìn tỷ ở Cần Thơ gặp khó vì mặt bằng

Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Mở bán nhà phố Bcons Uni Valley: Cơ hội chót cho nhà đầu tư Hà Nội “đón sóng” Bình Dương sáp nhập TP.HCM

Những điểm nhấn tạo nên sức hút khó cưỡng của Ruby Tree Golf Villas trong mùa cao điểm hè

Trải nghiệm Thành Đô, Tây An với đường bay mới từ Hà Nội của Vietjet chỉ từ 0 đồng!

Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan chứng kiến thỏa thuận chuyển giao 50 tàu bay Boeing cho Vietjet Thái Lan

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Hành trình 13 năm xây dựng thương hiệu Thẩm mỹ Vũ Quang

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Cô gái Khmer tiên phong đưa đường thốt nốt An Giang xuất ngoại

Đổi mới mô hình phát triển: Cần thu hút người tài, tăng đặt hàng nghiên cứu

Tháo gỡ các điểm nghẽn trong ứng dụng khoa học công nghệ lĩnh vực Nông nghiệp, Môi trường

Phát huy trí tuệ và tâm huyết trí thức khoa học công nghệ trong thực hiện Nghị quyết 57
Nổi bật

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
