Tác hại của rác thải sinh hoạt
![]() |
Tác động tiêu cực của rác thải sinh hoạt đối với môi trường.
Mỗi ngày, cả nước chúng ta phải đối mặt với khoảng 60.000 tấn chất thải sinh hoạt, trong đó chất thải đô thị chiếm tỷ lệ khoảng 60%. Dự báo cho thấy, đến năm 2025, tỷ lệ này có thể tăng thêm 10 - 16%. Việc này cho thấy lượng rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý là rất lớn, tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực. Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng không chỉ đến môi trường đất, nước, mà còn đến không khí, đồng thời là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh tật cho cộng đồng con người.
Ảnh hưởng đến môi trường đất
Khi các loại rác thải chứa nhiều chất độc và phân hủy chậm rơi vào đất, chúng sẽ giết chết các vi sinh vật hữu ích cho đất, làm giảm đa dạng sinh học của đất, ngăn cản quá trình hình thành chất dinh dưỡng, đất bị chua và mất độ màu mỡ, cũng như tạo điều kiện cho nhiều loài sâu bệnh hại cây trồng. Đặc biệt ngày nay, do sử dụng quá nhiều túi nilông trong sinh hoạt và đời sống, chúng sẽ mất đến 50 - 60 năm mới phân hủy hết khi vào đất và tạo nên các “bức tường ngăn cách” trong đất, làm giảm quá trình phân hủy, hình thành chất dinh dưỡng, làm cho đất chua và mất độ màu mỡ, năng suất cây trồng bị suy giảm.
Đất đai là tài sản quý giá nhất đối với người nông dân ở Việt Nam, một quốc gia phát triển dựa trên nền nông nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng dinh dưỡng của đất bị suy giảm do rác thải sinh hoạt, ảnh hưởng xấu đến hoạt động canh tác, làm cho mùa vụ không ổn định, ngoài ra còn phải đối mặt với sự tấn công của sâu bệnh hại làm giảm nghiêm trọng sản lượng mùa vụ.
![]() |
Ảnh hưởng đến môi trường nước
Nhiều người có thói quen vứt rác ở bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác thải này gây ra những tác động xấu mạnh đến môi trường nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật trong nước, làm giảm đa dạng sinh học. Khi rác thải sinh hoạt trôi xuống sông, biển, chúng sẽ ảnh hưởng đến động vật biển (như tôm, cua, cá…), gây ô nhiễm nguồn nước và làm tôm cá chết hàng loạt. Điều này làm giảm số lượng tôm cá, giảm đa dạng sinh học biển và tác động tiêu cực đến người dân sống bằng nghề đánh bắt thủy sản.
Không chỉ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước mặt và động vật biển, rác thải sinh hoạt còn ảnh hưởng mạnh đến nguồn nước ngầm. Nguyên nhân là do rác thải qua quá trình phân hủy sẽ thấm vào đất và rồi thấm vào các mạch nước ngầm. Với lượng chất độc cao từ rác, chúng làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sử dụng, cũng như gây nhiều bệnh nguy hiểm. Có thể nói rằng nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến mọi mặt và mọi ngành nghề của đời sống, từ sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp cho đến nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng xấu đến kinh tế và đời sống địa phương.
Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong tổng lượng rác thải. Khí hậu nhiệt đới ẩm ướt và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy quá trình lên men, thối rữa và tạo ra mùi hôi cho con người. Các chất thải khí từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đất, nước và không khí làm suy thoái môi trường và giảm dần đa dạng sinh học ở mỗi loại môi trường. Điều này gây ra sự mất cân bằng sinh thái toàn diện của môi trường, là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong chuỗi thức ăn tự nhiên, làm giảm khả năng chống chịu với dịch bệnh và từ đó làm giảm sức bền của hệ sinh thái.
Ngoài những tác động xấu kể trên, rác thải sinh hoạt được thải ra bừa bãi còn gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống con người tại khu vực và khách du lịch. Chưa kể vứt rác sinh hoạt bừa bãi còn gây lãng phí vì trong rác thải sinh hoạt có nhiều loại rác thải như rác thải hữu cơ có thể tái sử dụng (qua quá trình ủ phân).
![]() |
Tác hại của rác thải sinh hoạt đến con người
Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa.
Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất Hydro sunfua (H2S) hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch.
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi… và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…
Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với con người và môi trường là rất dễ nhận thấy. Mặc dù việc loại bỏ hoàn toàn rác thải sinh hoạt là điều không thể, tuy nhiên mỗi người dân có thể góp phần làm giảm tác hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường và chính cuộc sống của chúng ta bằng cách nâng cao ý thức hơn thông qua những việc làm nhỏ như không vứt rác bừa bãi, hãy tận dụng rác nếu còn có thể (ví dụ như túi nilon, rác hữu cơ…) để góp phần hạn chế thải rác ra môi trường và bảo vệ cuộc sống của chính mình ngày một tốt hơn.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng cũng như làm cho môi trường sống không bị ô nhiễm bởi rác thải, mỗi người dân hãy nêu cao ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ hằng ngày.
Các tin khác

Trà Vinh công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở đê bao ở huyện Càng Long

Thấp thỏm, lo âu trước sạt lở ở vùng ĐBSCL

Yên Bái: Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Ngày 10/2: Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ: Tổng kết công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường năm 2024

Hà Nội nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường không khí và xử lý rác thải

Đắk Lắk: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm tại xã Ea Riêng
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Thỏa thuận hợp tác bị hủy vẫn được tòa sơ thẩm công nhận có giá trị liệu có đúng luật?

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Cần giám sát, quản lý chặt chẽ việc chăm sóc cây xanh ở Cần Thơ

Phát triển năng lượng tái tạo để Việt Nam phát triển bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Giải bài toán phát triển điện sạch

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?
Nổi bật

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên Bế mạc Hội nghị lần thứ 12

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thỏa thuận hợp tác bị hủy vẫn được tòa sơ thẩm công nhận có giá trị liệu có đúng luật?

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Công an tỉnh Bắc Ninh: Tăng cường công tác phòng chống đua xe trái phép

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
