Thanh Hóa: Dân mong mỏi được sử dụng lòng hồ thủy điện làm... kế sinh nhai
Ái Thượng là một xã nghèo thuộc huyện Bá Thước có nhiều hộ dân đang mưu sinh bằng nghề đánh bắt chài lưới, nuôi cá lồng. Trước kia, vào năm 2012, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Thanh Hóa tiến hành xây dựng thủy điện Bá Thước 2, phía nhà máy đã đền bù cho người dân toàn bộ phần đất ngập lụt khi thủy điện dâng nước (Sau đây sẽ gọi là vịnh: Một vùng nước nằm sâu trong đất liền, được đất liền bao bọc ở ba phía – PV).
Sau khi hồ thủy điện dâng nước một phần đất đai của người dân đã bị ngập lụt, vùng vịnh trên đã được bà con tận dụng để tiến hành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nghề chài, lưới thô sơ, nuôi cá lồng. Kể từ đó đến nay vùng vịnh trên của hồ thủy điện đã trở thành nơi mưu sinh cho người dân, cuộc sống người dân luôn ổn định, không có kiện cáo hay thắc mắc đối với phía nhà máy thủy điện, cũng như chính quyền địa phương.
Các hộ dân mong muốn giữ lại vùng đất đã bị ngập nước để hàng ngày đánh bắt cá, nuôi cá lồng tăng thêm thu nhập.
Các thôn Mý, Vèn, Côn, Đan của xã Ái Thượng nằm trong vùng vịnh kể trên nhiều năm nay người dân mưu sinh bằng nghề đánh bắt, nuôi cá bè đã giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên đầu năm 2017, UBND huyện Bá Thước có thông báo thu hồi toàn bộ vùng vịnh kể trên giao quyền sử dụng cho một số hộ trong xã đã trúng thầu sử dụng, các hộ trúng thầu đã tiến hành san lấp, đắp bờ… và nghiêm cấm các hộ dân không được phép xuống vùng vịnh để tiến hành đánh bắt, nuôi cá bè nếu muốn đánh bắt buộc phải ra xa tận phía lòng hồ thủy điện ngoài sông Mã.
23 hộ dân thôn Mý (xã Ái Thượng) bức xúc cho hay: “Trước khi giải phóng mặt bằng, đền bù phía lãnh đạo nhà máy thủy điện và UBND huyện đã tuyên truyền cho bà con rằng: Chúng tôi đền bù và giải tỏa, giải phóng mặt bằng phần đất nào ngập lụt thì bà con đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, phần đất nào chưa ngập lụt thì bà con có thể trồng hoa màu, nếu không may có mưu lũ, thiên tai ngập lụt đến thì bà con không được kiện cáo”.
“Tuy nhiên, sau đó phần đất không ngập nước nói trên chúng tôi vẫn không được phép trồng hoa màu đất bỏ hoang, đến nay lại thu mất lòng hồ không cho chúng tôi đánh bắt, nuôi cá bè ở đó thì chúng tôi biết mưu sinh kiếm sống bằng nghề gì đây”.
Bác Trương Văn Thông (SN 1961, thôn Mý) nêu mong muốn: “Trước kia nhà máy thủy điện mua cá giống về giúp miễn phí về cho bà con nuôi cá lồng. Ven lòng hồ thủy điện từ khi dâng nước là nguồn mưu sinh của người dân bây giờ bị thu hồi nguồn mưu sinh của bà con không còn, cuộc sống của bà con sẽ trở nên khó khăn”.
Bác Thông nhấn mạnh: Cả thôn Mý có hơn 100 hộ mưu sinh nhờ nghề đánh bắt nuôi cá lồng, mỗi hộ nuôi ít nhất 2 lồng cá, mỗi một lồng cá hàng năm đạt 3–4 tạ cá đem bán ra thị trường. Hàng ngày một người dân xuống hồ đánh cá có thu nhập ít nhất cũng được 100.000 đồng, nay thu hồi lòng hồ không cho đánh cá nuôi cá lồng thì chúng tôi biết làm thêm nghề gì đây, trồng cây mía thì năng xuất lại bấp bênh”.
Bà Trương Thị Then (SN 1942) cho biết : “Tôi già rồi giờ không mong muốn gì hơn, chỉ mong cho người dân được xuống hồ để bắt con cá con tôm, mò cua bắt ốc, được thả lồng cá xuống hồ, chỗ nào đất không ngập nước thì cho dân làm hoa màu”.
Trao đổi về sự việc trên, ông Trương Ngọc Hoàng – Chủ tịch UBND xã Ái Thượng cho biết: “Chúng tôi chỉ thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của UBND huyện chứ không dám làm sai hay tự ý làm, tất cả đều thực hiện theo chủ trương của huyện”.
Nên quan tâm đến nguyện vọng của dân
Theo báo cáo của UBND huyện Bá Thước: Năm 2013 Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 tiến hành tích nước, do việc tích nước của nhà máy đã khiến cho 1.000 ha diện tích đất ngập lụt, diện tích đất ngập lụt nằm trên địa bàn các xã: Điền Lư, Ái Thượng, Lương Ngoại, Hạ Trung, Tân Lập, Lâm Xa, Ban Công, Thiết Ống bao gồm toàn bộ lòng sông Mã cũ và các vùng đất ngập nước đã được đền bù giải phóng mặt bằng với hơn 30 ngàn người sinh sống hai bên lòng hồ.
Diện tích đất cũ đã ngập nước không thể sản xuất được người dân tận dụng để nuôi cá lồng nay đã bị thu hồi và sau này sẽ không được nuôi cá tại vùng vịnh trên.
Đặc biệt có 31 hộ với 122 dân khẩu thuyền chài sinh sống lâu năm và làm ăn trên lòng hồ. Kể từ khi lòng hồ thủy điện được hình thành, cấp ủy, chính quyền các xã giáp lòng hồ đã có chủ trương cho nhân dân tận dụng diện tích mặt nước để đánh bắt và nuôi trồng nước ngọt. Đến năm 2015 có 911 lồng cá vởi tổng diện tích nuôi 8.199 m3, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an toàn hồ đập.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại việc khai thác, sử dụng lòng hồ vẫn chưa được phát huy bọc lộ nhiều hạn chế nên chưa phát huy được tiềm năng. Để khai thác lòng hồ thủy điện có hiệu quả, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân toàn bộ vùng lòng hồ nêu trên sẽ buộc phải thu hồi giao cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển mở rộng quy mô.
Trao đổi với ông Võ Minh Khoa – Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, cho biết: “Diện tích đất thu hồi của các hộ đã được nhà máy thủy điện Bá Thước 2 đền bù khi giải phóng mặt bằng nên đã không thuộc quyền sử dụng của các hộ gia đình, diện tích này thuộc quyền quản lý của nhà máy thủy điện Bá Thước 2 nên các hộ không được sử dụng diện tích đã được thu hồi kể trên. Diện tích đất thu hồi kể trên nhà máy thủy điện Bá Thước 2 đã bàn giao lại cho huyện quản lý, sử dụng nên việc xã cho đấu thầu là đúng với sự chỉ đạo của UBND huyện”.
Ông Võ Minh Khoa cũng nhấn mạnh: “Diện tích mặt nước thuộc vùng vịnh của lòng hồ thủy điện đã giao cho các cá nhân tiến hành đấu thầu, sử dụng nên các hộ dân sẽ không được phép vào đó đánh bắt cá hay nuôi cá lồng, nếu các hộ dân muốn đánh bắt cá nuôi cá lông thì phải ra sông Mã”.
Lô Giang
Các tin khác

Triển khai Chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” tại Khánh Hoà

9 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, nổ xảy ra trong tòa nhà chung cư

Đừng để mang thai ngoài ý muốn cản trở bạn phát triển

200 bệnh nhân nhi tham gia chương trình “Vui Tết Trung thu sẻ chia yêu thương”

Ấm áp Tình người trong hoạn nạn

Trao tặng 100 suất học bổng cho học sinh mồ côi, khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cam Lâm

Xót lòng người mẹ có con bị bệnh tim đang khẩn cầu 1 “phép màu”

An Giang: Khi lũ về, con nước tràn đồng, phù sa cùng các nguồn thủy sản, cũng theo con nước về hạ nguồn

Không gian cà phê đặc sản tại Hội An
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Thể thao Việt Nam đạt thành tích cao tại SEA Games 31

Việt Nam cán mốc 90 HCV tại SEA Games 31

Sẵn sàng cho SEA Games 31

Ford Ranger thế hệ mới cùng các tính năng an toàn hỗ trợ người lái

“Chia sẻ yêu thương cùng bệnh nhi”

Khảo sát việc thực hiện Luật Hoạt động chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

Lựa chọn giống lúa trong sản xuất nông nghiệp : Đừng để “tiền mất, tật mang”

Công ty Yến sào Khánh Hòa: Tổ chức Hội thi Khéo tay hay làm năm 2023
Nổi bật

Tổng Giám đốc HSBC đánh giá cao tầm nhìn trong Kế hoạch thực hiện JETP của Việt Nam

Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai kỷ niệm 25 năm thành lập

Ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình hành động số 31-Ctr/TU

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
