Thị trường Carbon và xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam – Những tiềm năng và thách thức
Chủ trì Hội thảo là PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, PGS.TS Đoàn Thế Hanh – Phó Viện trưởng Viện Tư vấn công nghệ và đào tạo.
Phát biểu đề dẫn, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho biết:
Ở Việt Nam, xây dựng thị trường carbon là một trong những cam kết quan trọng để thực
hiện Thỏa thuận Paris và các mục tiêu tại COP26 về đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Nền tảng pháp lý cho thị trường carbon đã được hình thành thông qua Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, trong đó quy định về lộ trình xây dựng và vận hành thị trường carbon. Đặc biệt, từ năm 2025, Việt Nam dự kiến triển khai thí điểm thị trườngcarbon nội địa, bao gồm các hoạt động giao dịch hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon.
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ phát biểu đề dẫn
Hiện nay, các thí điểm như Chương trình giảm phát thải thông qua nỗ lực chống mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) và cơ chế tín chỉ carbon tự nguyện đã bước đầu tạo nền móng cho việc phát triển thị trường carbon ở Việt Nam. Với những bước đi cụ thể và sự cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ, Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò tiên phong trong khu vực ASEAN trong việc phát triển thị trường carbon, góp phần vào nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Việt Nam hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển thị trường Carbon sôi động và hiệu quả, như lợi thế về điều kiện tự nhiên và các lĩnh vực tạo ra tín chỉ carbon tốt như lâm nghiệp, nông nghiệp, năng lượng tái tạo…; nhu cầu về thị trường carbon sẽ gia tăng mạnh mẽ, kinh nghiệm quý khi tham gia thị trường carbon quốc tế hơn một thập kỷ qua…
PGS.TS Đoàn Thế Hanh phát biểu tại Hội thảo
Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo
Tuy nhiên, thách thức về hạ tầng kỹ thuật, năng lực quản lý và nhận thức của các bên liên quan vẫn cần được giải quyết để đảm bảo thị trường carbon hoạt động hiệu quả, minh bạch và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Tại Hội thảo, tham luận của các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đã chỉ ra một cách khá thẳng thắn và cụ thể, đồng thời cũng đề xuất giải pháp khắc phục khả thi. Đó là:
-Sự thiếu hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến thị trường carbon.
-Năng lực của các bên liên quan còn thiếu hụt cũng là một trở ngại.
-Sự kết nối hạn chewes giữa người mua và người bán
-Cơ chế chia sẻ lượi ích từ các dự án carbon chưa thực sự hiệu quả và công bằng
-Nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, cơ chế tài chính cho thị trường carbon cũng chưa hoàn chỉnh.
-Thói quen ứng xử trong cộng đồng, văn hóa trách nhiệm của doanh nghiệp trong giảm phát thải khí nhà kính.
Theo PGS.TS Đoàn Thế Hanh và ý kiến đề xuất của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và các chuyên gia, thì: Để thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam hình thành một cách căn bản và đi vào hoạt động hiệu quả, cần nâng cao nhận thức cho các chủ thể về thị trường này, tiếp tục hoàn thiện các quy phạm, khung khổ pháp lý, quy chuẩn mang tính kỹ thuật liên quan đến cơ chế tính đếm, giao dịch, đảm bảo phù hợp, liên thông với các quy định, quy chuẩn quốc tế; xây dựng bộ công cụ định giá carbon; xây dựng cơ chế vận hành và quản lý thị trường carbon; đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh truyền thông…