Top 10 hành tinh “địa ngục”
Sao Kim rất gần với Trái đất trong khoảng cách từ 24 đến 162 triệu dặm và lớn bằng khoảng 95 % kích thước của Trái Đất. Trước thế kỷ 20, các nhà khoa học từng nghĩ rằng nó có thể tồn tại sự sống, nhưng thực tế lại khiến người ta phải sợ hãi, sao Kim có núi lửa nhiều hơn bất kỳ hành tinh khác trong hệ mặt trời, phần lớn bề mặt của nó được bao phủ trong dung nham. Nhiệt độ trung bình của nơi này hơn 730 K (khoảng 457 độ C) (đủ nóng để làm tan chảy chì). Ngoài ra, hành tinh này còn được bao quanh bởi một đám mây dày axit sunfuric.
“Bản sao” của Trái đất, Kepler 78b là hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời, quay quanh quỹ đạo một ngôi sao chủ thuộc chòm sao Cygnus. So với Trái Đất, Kepler 78b có kích thước lớn hơn 1,2 lần, khối lượng lớn hơn 1,8 lần. Nhiệt độ bề mặt nóng hơn so với Trái Đất và lên tới khoảng 2.000 độ C. Sẽ thế nào nếu con người phải sống ở nơi giống như lò nung như vậy?
COROT-7b là hành tinh đá đầu tiên được phát hiện bên ngoài hệ mặt trời có môi trường sống thật kinh khủng đầy những mưa đá trên biển nham thạch. COROT-7b cách Trái đất 489 năm ánh sáng và lớn hơn khoảng 1,5 lần kích thước Trái đất. Nơi này có nhiệt độ ước tính là khoảng 2.800 K và bề mặt của nó có thể là một hỗn hợp của núi lửa, dung nham và đá.
Hành tinh Tres-2b cách Trái đất khoảng 750 năm ánh sáng, và về cơ bản là một hành tinh quỷ. Đây là hành tinh đen tối nhất được phát hiện cho đến nay: nó đen hơn cả than đá. Các nhà thiên văn học không hoàn toàn chắc chắn về điều gì lấn chiếm bóng tối của nó, đó có thể là do thiếu những đám mây phản chiếu hoặc có ánh sáng hấp thụ hóa chất trong bầu khí quyển của hành tinh này. Nhiệt độ nơi đây được ước tính là khoảng 1.255 K.
WASP-12b cách 1.100 năm ánh sáng từ Trái đất. Hành tinh này giống như một quả trứng carbon siêu nóng. Hành tinh này giống như sao Mộc, nhà khoa học James Lissauer từng nghi ngờ sâu dưới hành tinh này có thể chứa đá làm bằng than chì hoặc thậm chí kim cương.
Theo chu kỳ 229 ngày, Kepler-16b quay quanh hai ngôi sao. Với nhiệt độ ở -120 độ F, nó quá lạnh để duy trì sự sống, nhưng nghiên cứu thực hiện năm 2012 cho thấy rằng một trong những vệ tinh của nó có thể có khả năng duy trì một bầu không khí giống Trái Đất.
Kepler-10b. Nếu bạn trải qua đêm trên hành tinh Kepler-10b, khi thức dậy sẽ là 1 năm sau trên Trái đất. Có sự chênh lệch này là bởi vì Kepler-10b quay xung quanh ngôi sao của nó chỉ trong 20 giờ. Ngoài ra, hành tinh cũng không thể tồn tại sự sống bởi nó được cho là có một bề mặt của dung nham nóng chảy đủ nóng để làm tan chảy sắt.
CFBDSIR2149 là hành tinh được phát hiện vào cuối năm 2012. Nó có kích thước lớn gấp 7 lần sao Mộc, nhiệt độ khoảng 400°C, nằm cách chúng ta từ 50-120 triệu năm ánh sáng. Hành tinh này trôi tự do, không có mối liên hệ trọng lực nào nhưng vẫn đủ những tiêu chuẩn đặc biệt như khối lượng, nhiệt độ và độ tuổi để được xác nhận là một hành tinh.
Kepler-7b có biệt danh là hành tinh xốp, nó chứa đầy khí nóng hydro và heli, và lớn hơn 1,5 lần so với sao Mộc nhưng trọng lượng chỉ bằng 1 nửa. Các nhà khoa học cho biết hành tinh này có phản xạ chói mắt và nhiệt độ bề mặt trung bình lên tới 2800 độ F được coi như một "vũ trụ địa ngục”.
Việc sống trên hành tinh Kepler-13b có thể xem như việc sống trên một lò nung. Kepler-13b thiếu bề mặt tiếp giáp cứng. Thay vào đó, bề mặt của nó tạo thành từ khí nóng, các lớp xoáy khí mang lại nhiệt độ trung bình cho hành tinh lên đến 3.257 K (hơn 5.000 độ F), làm cho nó một trong những hành tinh nóng nhất từng được phát hiện.
Nguồn: kienthuc.net.vn