TS. Hoàng Phương Hà và những sáng chế giúp xử lý ô nhiễm môi trường
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy. Những ao nuôi cá, tôm trải dài từ Bắc vào Nam mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho ngư dân. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, thực tế ô nhiễm môi trường ao nuôi, tình trạng suy giảm chất lượng nước đang đe dọa ngành nuôi trồng thủy sản. Trước thực trạng đó, TS. Hoàng Phương Hà, nguyên Phó Trưởng phòng Công nghệ sinh học tái tạo môi trường, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), đã có những nghiên cứu quan trọng giúp giải quyết bài toán ô nhiễm trong ao nuôi tôm, cá.
Với tình yêu dành cho các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán, lý, hóa, đặc biệt là mối quan tâm sâu sắc đến các vấn đề môi trường đã thôi thúc cô gái trẻ Hoàng Phương Hà theo học Khoa Sinh học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội). Bước ngoặt quan trọng này đã mở đường cho sự nghiệp nghiên cứu đầy đam mê và cống hiến của chị trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
![]() |
TS. Hoàng Phương Hà, nguyên Phó Trưởng phòng Công nghệ sinh học tái tạo môi trường, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST). Ảnh: NVCC |
Năm 1996, sau khi gia nhập Viện Công nghệ Sinh học, chị đã bắt đầu hành trình khám phá thế giới vi sinh vật. TS. Hoàng Phương Hà tập trung nghiên cứu nhóm vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng nước và bảo vệ sức khỏe tôm, cá trong nuôi trồng thủy sản.
Giải pháp tiên phong cho bài toán ô nhiễm ao nuôi
Một trong những vấn đề nan giải của ngành nuôi trồng thủy sản là tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Quá trình bài tiết của động vật thủy sinh và lượng thức ăn dư thừa đã tạo ra amoni, một chất độc hại tồn đọng trong ao nuôi trong suốt quá trình nuôi thủy sản, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và sức khỏe của tôm, cá.
TS. Hoàng Phương Hà đã nghiên cứu và chế tạo thành công "Chế phẩm sinh học Nitrat hóa – khử Nitrat". Sản phẩm này sử dụng vi khuẩn tự dưỡng để xử lý nước chứa các hợp chất nitơ vô cơ, chuyển hóa chúng thành các chất ít độc hại hơn. Ưu điểm vượt trội của chế phẩm là khả năng hoạt động hiệu quả trong điều kiện nhiệt độ cao và độ pH thay đổi, giúp người nuôi tôm, cá dễ dàng ứng dụng vào thực tế.
Kết quả thử nghiệm cho thấy chế phẩm giúp giảm hàm lượng nitơ độc hại, đồng thời tăng tỷ lệ sống của tôm lên 20%. Sản phẩm đã được thử nghiệm ngoài thực tế thông qua các hợp đồng dịch vụ và ứng dụng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, mang lại lợi ích thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản.
Nâng cao sức khỏe tôm bằng thực phẩm bổ sung đặc biệt
Không dừng lại ở đó, TS. Hoàng Phương Hà tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời "Chế phẩm giống như Synbiotic" - một loại thực phẩm bổ sung cho tôm công nghiệp được chế biến từ đậu tương và vi khuẩn probiotics, có nghĩa chế phẩm sinh học chứa đựng cả vi khuẩn có lợi và chất xơ thực phẩm. Sáng chế này không chỉ cung cấp dinh dưỡng, mà còn giúp tôm tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Đặc biệt, chị đã tận dụng bã đậu nành, một phụ phẩm nông nghiệp, để nuôi cấy vi khuẩn có lợi. Sản phẩm cuối cùng là chế phẩm dạng bột, được trộn với thức ăn thông thường với tỷ lệ nhất định. "Chế phẩm giống như Synbiotic" giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt hơn, phát triển khỏe mạnh và đạt kích thước lớn hơn.
Sáng chế còn thể hiện một cải tiến đáng chú ý khác của TS. Hà là bổ sung vi khuẩn có khả năng tạo màng sinh học cao vào thực phẩm bổ sung cho tôm. Lớp màng sinh học này giúp vi khuẩn chống chịu tốt hơn trong môi trường khắc nghiệt, đồng thời tăng cường khả năng bám dính vào thành ruột tôm, bảo vệ chúng khỏi mầm bệnh và nâng cao hiệu quả hấp thụ thức ăn.
Ứng dụng rộng rãi và tiềm năng phát triển
Các sáng chế của TS. Hoàng Phương Hà đã được cấp bằng sở hữu trí tuệ và ứng dụng ngoài thực tế thông qua các hợp đồng dịch vụ. Mặc dù chưa được thương mại hóa rộng rãi, nhưng các sản phẩm này đã khẳng định được vai trò và hiệu quả cao tại nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản trên cả nước, từ các hợp tác xã quy mô nhỏ đến các công ty lớn như Hợp tác xã Thuận Yến ở Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Maya Farm ở Sóc Trăng và một số trại nuôi tôm địa phương ở Thanh Hóa và Hải Phòng.
TS. Hoàng Phương Hà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu. "Ý thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đã góp phần tạo nên thành công của tôi và tôi rất vui khi những phát minh của mình có thể ứng dụng vào đời sống thực tế và mang lại hạnh phúc cho mọi người", TS. Hà chia sẻ.
Trong tương lai, Viện Công nghệ sinh học dự kiến sẽ mở rộng các hướng nghiên cứu ứng dụng về các tế bào gốc và liệu pháp gen, vi sinh vật, bảo tồn nguồn gen, giám định DNA, công nghệ vắc xin cho động vật và người, công nghệ lên men và cải biến di truyền. TS. Hoàng Phương Hà và các đồng nghiệp sẽ tiếp tục có thêm những đổi mới sáng tạo trong hướng nghiên cứu sao cho phù hợp với chức năng,nhiệm vụ của Viện và xu thế phát triển khoa học trên thế giới
Chị cho biết, những hướng nghiên cứu đó sẽ phục vụ mục tiêu ứng dụng công nghệ sinh học để giúp Việt Nam phát triển bền vững.
Các tin khác

PGS.TS. Lê Minh Hà - nhà khoa học với các sáng chế sản phẩm bảo vệ sức khỏe

TS Nguyễn Thu Hà với các sáng chế sản phẩm vi sinh cải tạo đất

Người đoạt giải đặc biệt phụ nữ khởi nghiệp 2023 về các sáng chế sản phẩm từ gạo lứt

Hội nghị nữ Khoa học toàn quốc lần thứ IV - Đổi mới, sáng tạo vì môi trường và sức khỏe cộng đồng

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài

PGS.TS Lê Minh Thùy - Kiên định con đường đã chọn: Giảng dạy và nghiên cứu khoa học

GS.TS Nguyễn Thị Huệ theo đuổi đam mê sáng tạo vì một môi trường xanh bền vững

Một cô giáo – nhà khoa học dịu dàng như nước
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thủ tướng: Nhân dân cả nước đang rất háo hức mong chờ cuộc diễu binh, diễu hành

Cầu Rạch miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang - Bến Tre chính thức hợp long

Cần Thơ tổ chức họp mặt và giao lưu với các nhân chứng lịch sử

Đại hội cổ đông ABBANK năm 2025: Kế hoạch lợi nhuận 1.800 tỷ đồng và chiến lược phát triển bền vững

Vinamilk – Thương hiệu mang đậm “bản sắc” TP.HCM trong hành trình 50 năm kiến tạo, vươn tầm

Vinamilk đồng hành với gần 7.000 thiếu nhi Cháu ngoan Bác Hồ TP. HCM, hướng đến dịp lễ lớn của đất nước

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk

Không ngừng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số, Vietjet thắng lớn tại Asia Pacific Loyalty Awards 2025 với Vietjet SkyJoy

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

Hội Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sở hữu trí tuệ

PGS.TS Trương Thị Ngọc Liên với sáng chế công nghệ phát hiện ung thư và virut

Tiến sĩ Hà Phương Thư và những sáng chế khoa học nano vì bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Thị Chính – “bà chúa nấm” với những sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư
Nổi bật

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng: Nhân dân cả nước đang rất háo hức mong chờ cuộc diễu binh, diễu hành

Hội Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sở hữu trí tuệ

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, VNVC xây dựng mạng lưới kiến thức y khoa trên TikTok

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
