Vẫn còn 1,2 tỷ trẻ em sống trong cảnh xung đột, nghèo đói và bị kỳ thị
SK&MT - Một phúc trình của “Save the Children” báo động điều kiện sống của trẻ em tại 40 quốc gia xấu đi trong năm qua – xung đột, nghèo đói và kỳ thị đe dọa khoảng 1.2 tỷ trẻ em trên khắp thế giới.
Phúc trình tựa đề “The Many Faces of Exclusion” đươc công bố nhân ngày Nhi đồng quốc tế là 1-6, kêu gọi hành động khẩn cấp để thực hiện lời hưá 3 năm trước, là bảo đảm mọi trẻ em đuợc sống, đuợc đi học và đuợc bảo vệ.
Phúc trình tập trung phân tích ba yếu tố: nghèo đói, xung đột và phân biệt đối xử tác động đến thời thơ ấu của trẻ em trên khắp thế giới. Theo thống kê của tổ chức này, khoảng hơn 1,2 tỷ trẻ em trên toàn cầu phải đối mặt với một trong ba mối đe dọa trên, trong đó có tới 153 triệu em phải đối mặt với cả 3 mối đe dọa, trong đó có trẻ em tại các nước Nam Sudan, Somalia, Yemen và Afghanistan.
Một đứa trẻ Syria bị di dời tại một trại tạm thời ở làng Ain Issa vào ngày 28 tháng 4 năm 2017.
Phúc trình ghi nhận: tình hình của trẻ em thế giới đã được cải thiện ở 95 trong số 175 quốc gia được khảo sát nhưng lại xấu đi tại khoảng 40 nước.
Nhìn chung, các điều kiện về sức khoẻ, giáo dục, an toàn và tự do giảm trong 12 tháng qua tại 58 trong số 175 quốc gia đuợc khảo sát. Phi châu chiếm 1/3 trong số các nước thoái bộ. Tuy nhiên, 51% số quốc gia phiá nam sa mạc Sahara có dầu hiệu tăng tiến điều kiện sống của trẻ em. Tại Bắc Phi và Trung Đông, 47% có tiến bộ.
Khoảng 240 triệu em đang sống trong vùng bị ảnh hưởng bởi xung đột và 575 triệu bé gái đang có nguy cơ bị phân biệt đối xử, bất bình đẳng giới.
Tỷ lệ lao động trẻ em ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang là 77% cao hơn mức trung bình toàn cầu. Xung đột cũng khiến các bé gái dễ bị tổn thương hơn, đặc biệt là nạn tảo hôn.
Theo chỉ số hằng năm do End of Childhood của tổ chức Save the Children xếp hạng các quốc gia về số trẻ em ở mỗi nước phải đối mặt với cái chết, suy dinh dưỡng, thiếu giáo dục và ép buộc phải kết hôn, làm mẹ mẹ hoặc làm việc, Singapore và Slovenia đứng đầu trong bảng xếp hạng, trong khi Niger xếp hạng ở cuối trong số các nước được khảo sát.
Hầu hết các nước phát triển có ít hoặc không có thay đổi về thứ hạng của họ, theo báo cáo, có 25 trong số 30 quốc gia di chuyển hai hoặc ít hơn theo hai hướng.
Australia (hạng 16) đã cải thiện thứ hạng, trong khi Đức (hạng 12) và Anh (hạng 12) vẫn giữ vị trí của họ. "Mặc dù có điều kiện tốt về kinh tế, quân sự, và công nghệ, nhưng Hoa Kỳ (chỉ xếp hạng 36), Nga (xếp hạng 37) và Trung Quốc (xếp hạng 40) tất cả đều xếp dưới các nước Tây Âu", phúc trình cho biết.
Trẻ em nghèo nhất thế giới tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm 81%). Hầu hết sống ở châu Phi hạ Sahara (52%) và Nam Á (36%). Riêng Ấn Độ chiếm 30%, báo cáo cho biết .
Trước những thực trạng về trẻ em, tổ chức Save the Children xác định được 10 xu hướng quan trọng mà theo tổ chức này đòi hỏi các quốc gia phải phối hợp hành động. Trong đó bao gồm: Gia tăng tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai và tỷ lệ bé gái dưới 18 tuổi kết hôn; khoảng cách ngày càng lớn giữa các nước giàu và nghèo; sụt giảm tỷ lệ sống sót ở vùng cận Sahara châu Phi; lao động trẻ em và những nỗ lực để tăng cường giáo dục trên toàn thế giới bị đình trệ, cũng như số lượng lớn người dân phải rời bỏ nhà cửa trên toàn thế giới.
Linh Đức